Thông báo

Collapse
No announcement yet.

HỌc ĐiỆn TỬ ThỜi Nay

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Lò Vi sóng à, microwave oven phải không nhỉ?
    Thôi cãi nhau làm gì vấn đề chữ nghĩa này, tập trung xây dựng thôi.
    Theo em thì không nên chấp nhận cái sai, nếu kiến thức là tập hợp của những cái sai thì bao giờ mới đúng được. Biết sai thì phải cố làm cho đúng.
    Còn tình hình đào tạo của mình hiện nay, em thấy cứ phải tự học, tự tìm cách để tự học, nhất là mình làm điện tử.
    Nguy hiểm của tuổi già là cháy nổ gì chả có phản ứng!

    Comment


    • #47
      Đang ôn thi, đọc luồng này cũng 8 với các bác một chút !

      Em kể một chút về cái vụ học ở trường em thế này, BKHN á, đúng là trong chán ngoài thèm !. Môn em kể là môn vi xử lý á.

      Thầy ra đề bài tập lớn thế này: Thiết kế bộ điều khiển động cơ một chiều, 2,2KW, áp định mức 220V (hệ T-Đ) dùng PID, với 2 vòng phản hồi, vòng phản hồi dòng, cả phản hồi tốc độ. Yêu cầu, sử dụng vi xử lý 8051, ghép nối với ROM, RAM ngoài, có 16 bím bấm nhập các hệ số Kp, Ki, Kd, có 8 LED để hiển thị tốc độ hiện tại của động cơ và giá trị đặt, mã nguồn viết bằng ASM.

      Đề bài như thế đó, các bác xem thế nào ? nếu các bác dính phải đề bài này các bác xử lý sao, thi cuối kì bọn em phải bảo vệ bài này đó, bọn em được nhận đề này 4 tuần trước khi thi. Mission này có possible không các bác ? Em thì em chịu roài !!! Dùng một em 8051 chạy ở 1-2 MIPS gì đó mà bắt em chơi cả phản hồi dòng cả phản hồi tốc độ e là không ổn so với những gì thầy Nguyễn Phùng Quang dạy em ở môn điều khiển số. Làm PID các bác bít roài đó, nhân chia số thực 16 bit hoặc hơn, xử lý số âm, bắt em làm bằng ASM kể cũng hơi khoai nhỉ. Hồi trước em học 8051 dùng ASM chỉ để hiểu phần cứng của 8051, chứ đã động đến giải thuật lập trình mà dùng đến ASM kể cũng hơi ... nông dân quá. Bác nào thử tính xem với 8051 cho nó chạy ở 33Mhz(cỡ gần 3MIPS) xem tính 2 vòng đó mất bao lâu ? Bỏ qua mấy vụ đọc bàn phím, encoder, ADC. Chưa kể đến bắt buộc dùng AC 3 phase nhé, chưa kể đến phải detect phase của lưới điện, bảng tra, tính thời điểm phát xung mở Thy.
      Nói thật với các bác vụ này em làm cũng mang tính đối phó, trước hôm nộp trong di động của em có mấy cái tin nhắn thế này "Hoa , gui cho ban mot ban bai tap vxl voi".
      Em không bít các bác học Đo lường và tin học công nghiệp làm bài tập vxl thế nào, chứ kiểu này chẳng được chữ nào vào đầu, nhưng cũng nâng cao được công lực Word, copy, paste của sinh viên.

      Kể chuyện cho vui thôi chứ, chủ đề này cũng có nhiều ý kiến, theo em học thế nào chỉ phụ thuộc chủ yếu vào ở bản thân mình thôi.
      Sinh viên nói chung có cái kiểu học, trường dạy gì biết nấy, không chịu google xem thế giới nó làm cái gì trong khi thời gian đánh chế thì vô khối. Ngay cả cái môn vxl kia kià, có bao nhiêu SV học lĩnh vực liên quan đến điều khiển biết ngoài 8051 còn có mấy con Automotive Microcontroller, DSC... Giáo trình của trường thì còn lâu mới theo kịp thế giới, kiểu này VN còn tụt hậu dài. Sinh viên tự tìm hiểu thì cũng có nhiều cái khó của nó, nhưng không phải là không làm được.
      Lại còn vụ thí nghiệm nữa chứ, Lênin có dạy "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng là con đường biện chứng của tư duy logic, của nhận thức lý tính", ấy vậy mà em đi học bây giờ toàn phải tưởng tượng thôi, chắc phải mấy năm nữa mới biết nó là cái gì, thí nghiệm ở trường chẳng qua là cho nó có, cưỡi ngựa xem hoa.
      Nói sinh viên nghèo, không có tiền mua linh kiện mà làm cũng chẳng phải đúng, bác gì nói đó, bán con "dế" đi là làm thoải mái, nói chung vẫn là thói thụ động, dạy gì biết nấy. Sinh viên chẳng phải nghèo đâu, em đang học em bít chứ , nhìu chú giàu lắm á, chỉ lười không muốn làm thui !
      Cái bệnh của sinh viên là vậy, nói thế nhưng cũng không bỏ qua được khả năng vượt khó của SV. Mấy thằng bạn em tùy ít làm thực tế nhưng khả năng đọc tài liệu tốt phết, công lực mô phỏng thì thuộc hàng thượng thừa, âu cũng là cái hay, thế cũng bít đầu cua tai nheo cái mạch nó ra làm sao, méo mó cũng là có hơn không

      Tóm lại, làm việc gì cũng có cái khó của nó, cả chủ quan lẫn khách quan, không nên đổ tại cái này hay cái kia mà phủ nhận khả năng tự vận động của bản thân, em chỉ mong các bạn cố mà học đi, không những vì đất nước mà hơn hết vì chính bản thân mình, không học thì đừng có mà mơ tậu nhà mua xe, không khéo tiền uống trà đá cũng chả có đâu. Chẳng mong ước gì xa xôi, 5-10 năm nữa VN ta đuổi kịp Đài Loan thui đã là tốt lắm rồi. Với em, em hi vọng là được.

      Comment


      • #48
        80C537 của siemen - Thầy Phùng Quang dùng nhiều rùi mà. 8051 đó.
        kể cho vui luôn nhé:

        Tớ có mấy cái mạch xử lý tốc độ và cân tải trọng của ô tô trên đường cao tốc sử dụng Piezzoelectric và 8032 của ISSI đấy.

        Có lần anh minhha kể rằng bọn Nga dùng Vi xử lý 4 bit chạy ở 4MHz mà điều khiển hành trình tên lửa gì đó ầm ầm.
        |

        Comment


        • #49
          80C537 của siemen - Thầy Phùng Quang dùng nhiều rùi mà. 8051 đó.
          Em nói vi xử lý 8051 cơ mà ! Thầy Quang dạy đó. Mấy chú SAB 80C537 tốc độ hơi kém chút chứ ngoại vi thì tương đương mấy con thuộc loại Automotive rùi.

          Tớ có mấy cái mạch xử lý tốc độ và cân tải trọng của ô tô trên đường cao tốc sử dụng Piezzoelectric và 8032 của ISSI đấy.

          Có lần anh minhha kể rằng bọn Nga dùng Vi xử lý 4 bit chạy ở 4MHz mà điều khiển hành trình tên lửa gì đó ầm ầm.
          Sv bọn em mà được như ISSI hay Nga thì VN ta vô đối từ lâu rồi !

          Comment


          • #50
            học đi ông tướng, đừng kêu ca. Việt nam cần những người như chú bớt kêu la.
            |

            Comment


            • #51
              Nó có mồm thì nó kêu , kêu rồi đàng nào nó cũng phải học !
              PNLab
              Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
              Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
              Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
              more...www.pnlabvn.com

              Comment


              • #52
                Các bác dạy chí phải

                Kêu thì vẫn cứ kêu, cuối kì cũng phải dành thời gian để học, mấy thầy hỏi 8085, 8051 không bít có qua không nữa.
                Kêu vừa thoai, chứ thầy Thuần, thầy Quang đọc được thì em chết đầu nước

                Comment


                • #53
                  chỉ cần vài chú được đi nước ngoài du học ,bớt bớt cái mồm,bớt chê bai VN,chê bai chợ trời,Nhật tảo gì gì đó thì nước ta đỡ lắm rồi

                  he he he,vui thật. www.dientusieunham.net

                  Comment


                  • #54
                    em cũng đang là một học viên ngàng điện tử ò một trường quân đội thực sự thì nếu chỉ học những gì yêu cầu thì quá đơn giản và học xong thì chẳng bít gì cả vì bọn em học toàn là đèn điện tử ko hà theo em thì phải co đam mê và mình tự đọc tài liệu thui

                    Comment


                    • #55
                      thôi xóa bài mình thôi
                      Last edited by alibobone; 15-12-2006, 06:46.

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi voduychau Xem bài viết
                        .....cách pót bài của tớ thì đã sao nào? dẫu sao bi giờ vào đây là để vui chơi giải trí thôi,pót phiếc làm zì cho mệt....
                        Diẽn đàn được được thành lập là có mục đích tích cực rõ ràng . Vậy mà VDC tuyên bố một câu Xanh rờn như vậy thật uổng công xây dựng của bao người . Có lẽ Admin chọn nhầm người làm Mô-đề-da-tô rồi .
                        Tôi chỉ dấm dề cập đến việc HỌC thôi . Việc DẠY HỌC hay CẢI CÁCH GIÁO DỤC thì xin các bạn miẽn cho tôi . Vì tui chửa đủ tuổi để bàn việc đó .
                        Các cao thủ trong học tập của DĐ chưa lên tiếng thì các thấp thủ đã khóc lóc sao mà .... thảm thiết thế ??? !!!

                        Trở lại vấn đề , trong DĐ này không ít người đã thành công trong việc học . Tuy vậy để có thể trao đổi về việc này thì không dễ . Vì biết đâu nói ra nhỡ lại .... đụng chạm đến mấy ông học dốt thì có khi bị chửi oan cũng nên .
                        Theo ý cá nhân tôi thì nhìn nhận một cách vô tư thì có 3 dạng ( kiểu hay loại ) học .
                        1) Người ta học để tìm kiếm sự thành công
                        2) Người ta học để dành cho mình quyền lợi
                        3) Người ta học vì phong trào
                        Vậy bạn thuộc dạng nào ?
                        Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                        nguyendinhvan1968@gmail.com

                        Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                        Comment


                        • #57
                          xóa bài mình thôi
                          Last edited by alibobone; 15-12-2006, 06:46.

                          Comment


                          • #58
                            Theo chủ quan QT nhìn thấy thì hiện nay học còn có thêm nhiều kiểu học nữa:

                            - Học để làm việc. Kiểu học này rất ít người theo, nhưng khi đã học là học ra trò. Nhưng thường học lệch. Vì những người này biết khá rõ những môn nào ít sử dụng sau khi ra trường, nên chỉ học các môn đó theo kiểu lấy lệ. Thường họ bị yếu về các môn lý thuyết thuần túy, như lý thuyết trường điện từ, một số phần của môn toán, ...

                            - Học để đi thi. Đơn giản thì thi hết môn, hết giai đoạn, để ra trường. Chí lớn hơn tí nữa thì kiếm bằng thủ khoa. Chí vĩ đại thì thi quốc tế. Những người này học cũng rất siêng năng chăm chỉ. Nhưng một số (không biết nhiều hay ít) bị biến tướng, chuyển sang học gạo, học tủ, học theo chuyên đề, theo đề cương, theo các đề thi cũ... Kể cả đi thi quốc tế cũng học theo kiểu đó.

                            - Học vì nhiệm vụ phải học: do yêu cầu của cha mẹ, do muốn có chỗ đứng trong xã hội, do nhà nghèo, muốn đổi đời... Những người này học cũng giỏi, học đều các môn, nhưng thường không xuất sắc lĩnh vực nào.

                            - Học vì ham học: số này khá ít, nhưng khi đã học thì học bất kể trời đất. Học không chừa cái gì. Học không quan tâm môn chính môn phụ. Nếu có ai nuôi họ suốt đời để họ học, họ sẽ học suốt đời. Tuy nhiên, những người này đôi khi xa rời thực tế. Họ dễ trở thành nhà bác học, nhưng rất khó thành những người biết ứng dụng việc học vào cuộc sống.

                            Riêng QT lại rất thích những ai học theo nhu cầu. Khi làm việc, bí cái gì thì học cái đó. Khi cần thi, thì học để thi. Khi muốn nghiên cứu thì học để nghiên cứu. Khi cần bằng cấp thì học để kiếm bằng. Khi chẳng cần gì cả, thì tạm gác việc học lại, đi uống rượu, thả diều, câu cá. Học được nhiều không kiêu. Học được ít không nản. Thua người này người nọ cũng chỉ một trận cười. Không đố kỵ, không tức tối. Có những người như vậy để kết bạn thì thật là tuyệt.

                            Đó là một số kiểu học tích cực. Còn các kiểu học không tích cực, các bạn nêu ra thêm đi.

                            Comment


                            • #59
                              Nguyên văn bởi quocthai Xem bài viết
                              Theo chủ quan QT nhìn thấy thì hiện nay học còn có thêm nhiều kiểu học nữa:

                              - Học để làm việc. Kiểu học này rất ít người theo, nhưng khi đã học là học ra trò. Nhưng thường học lệch. Vì những người này biết khá rõ những môn nào ít sử dụng sau khi ra trường, nên chỉ học các môn đó theo kiểu lấy lệ. Thường họ bị yếu về các môn lý thuyết thuần túy, như lý thuyết trường điện từ, một số phần của môn toán, ...

                              - Học để đi thi. Đơn giản thì thi hết môn, hết giai đoạn, để ra trường. Chí lớn hơn tí nữa thì kiếm bằng thủ khoa. Chí vĩ đại thì thi quốc tế. Những người này học cũng rất siêng năng chăm chỉ. Nhưng một số (không biết nhiều hay ít) bị biến tướng, chuyển sang học gạo, học tủ, học theo chuyên đề, theo đề cương, theo các đề thi cũ... Kể cả đi thi quốc tế cũng học theo kiểu đó.

                              - Học vì nhiệm vụ phải học: do yêu cầu của cha mẹ, do muốn có chỗ đứng trong xã hội, do nhà nghèo, muốn đổi đời... Những người này học cũng giỏi, học đều các môn, nhưng thường không xuất sắc lĩnh vực nào.

                              - Học vì ham học: số này khá ít, nhưng khi đã học thì học bất kể trời đất. Học không chừa cái gì. Học không quan tâm môn chính môn phụ. Nếu có ai nuôi họ suốt đời để họ học, họ sẽ học suốt đời. Tuy nhiên, những người này đôi khi xa rời thực tế. Họ dễ trở thành nhà bác học, nhưng rất khó thành những người biết ứng dụng việc học vào cuộc sống.

                              Riêng QT lại rất thích những ai học theo nhu cầu. Khi làm việc, bí cái gì thì học cái đó. Khi cần thi, thì học để thi. Khi muốn nghiên cứu thì học để nghiên cứu. Khi cần bằng cấp thì học để kiếm bằng. Khi chẳng cần gì cả, thì tạm gác việc học lại, đi uống rượu, thả diều, câu cá. Học được nhiều không kiêu. Học được ít không nản. Thua người này người nọ cũng chỉ một trận cười. Không đố kỵ, không tức tối. Có những người như vậy để kết bạn thì thật là tuyệt.

                              Đó là một số kiểu học tích cực. Còn các kiểu học không tích cực, các bạn nêu ra thêm đi.
                              Trời bác Quốc Thái nói y như thế sách luận ngữ thời nay. Em xin kết bạn với bác, nếu bác cho phép!

                              Comment


                              • #60
                                quocthai nói rất đúng .

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X