Thông báo

Collapse
No announcement yet.

HỌc ĐiỆn TỬ ThỜi Nay

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Nguyên văn bởi quocthai Xem bài viết
    - Học để làm việc. Kiểu học này rất ít người theo, nhưng khi đã học là học ra trò. Nhưng thường học lệch. Vì những người này biết khá rõ những môn nào ít sử dụng sau khi ra trường, nên chỉ học các môn đó theo kiểu lấy lệ. Thường họ bị yếu về các môn lý thuyết thuần túy, như lý thuyết trường điện từ, một số phần của môn toán, ...

    Riêng QT lại rất thích những ai học theo nhu cầu. Khi làm việc, bí cái gì thì học cái đó. Khi cần thi, thì học để thi. Khi muốn nghiên cứu thì học để nghiên cứu. Khi cần bằng cấp thì học để kiếm bằng. Khi chẳng cần gì cả, thì tạm gác việc học lại, đi uống rượu, thả diều, câu cá. Học được nhiều không kiêu. Học được ít không nản. Thua người này người nọ cũng chỉ một trận cười. Không đố kỵ, không tức tối. Có những người như vậy để kết bạn thì thật là tuyệt.
    Em thuộc loại này

    Comment


    • #62
      mình không tán đồng kiểu thụ động, đối phó. Là kỹ sư phải luôn cầm cờ trong tay để sẵn sàng phất.
      Nguy hiểm của tuổi già là cháy nổ gì chả có phản ứng!

      Comment


      • #63
        bác quocthai làm sư phụ được roài

        có bác gì đó vừa thất thế vì cái nguồn xung thì chịu khó học hỏi đi nhá

        nhưng mà bác Quocthai này:kiểu học "cần gì học nấy" quả thực rất hay (hay ở chỗ nào thì không bàn ở đây kẻo nảy ra 1 trận chiến tranh nữa thì khốn),tuy nhiên nếu học không đủ để kiếm 1 cái bằng mà đã lo uống rượu rồi thì chắc chẳng có công ty nào nó nhận cho,mặc dù thực tài!

        chắc phải ra làm riêng thôi......

        Comment


        • #64
          Nguyên văn bởi voduychau Xem bài viết

          nhưng mà bác Quocthai này:kiểu học "cần gì học nấy" quả thực rất hay (hay ở chỗ nào thì không bàn ở đây kẻo nảy ra 1 trận chiến tranh nữa thì khốn),tuy nhiên nếu học không đủ để kiếm 1 cái bằng mà đã lo uống rượu rồi thì chắc chẳng có công ty nào nó nhận cho,mặc dù thực tài!

          chắc phải ra làm riêng thôi......
          Ha ha. Biết nói gì bây giờ.
          QT vừa lười, vừa dốt, vừa ham nhậu, ham chơi. Thấy ai học giỏi cũng mê hết.
          Cũng phải nói như thế để che lấp cái vừa lười vừa dốt vừa ham nhậu của mình chứ!

          Comment


          • #65
            Thế hệ bọn mình cũ mất rồi nhưng có vài câu thế này.
            Ngày xưa đi học cấp 2 ( chính xác là lớp 7)
            Thày giáo hỏi các em đi học để làm gì và Thày tự trả lời như thế này.
            Thứ nhất: Học để làm người.
            Thứ 2: Học để làm việc. ( theo mình Bao hàm để làm giàu cho mình và cho mọi người)
            Thứ 3: Để nhìn ra thế giới

            Còn hiện tại đa phần đều muốn học để có lương cao, công việc đỡ vất vả.

            Ngày xưa đi học thày không chỉ truyền kiến thức mà còn truyền cả đam mê cho trò. Thế hệ mình ngày xưa không có truyện Siêu nhân hay gì đó nhưng có những Đường vào vũ trụ..... Thày đọc cho nghe và giải thích thì thôi rồi chắc lúc đó 100% đều muốn theo cái đó.

            Học thì biết nhưng không có đam mê sẽ không thể vượt qua những rào cản quá sức trên đường đến đích. Do vậy hãy biến những môn học thành đam mê thì bạn sẽ thấy không có bất cứ lý do nào có thể làm bạn lùi bước.
            Nhưng. Kiến thức và kiếm tiền là 2 lĩnh vực khác nhau, nhiều khi lại tỷ lệ nghịch, nhưng không phải là không thể sống bằng đam mê.
            Nếu có tiền nuôi đam mê thì không phải bàn.
            Bỏ đam mê để mưu sinh cũng nhiều.
            Nhưng kiếm tiền bằng đam mê thì không còn gì hơn nữa.
            Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

            Biến tần
            Máy giặt
            Lò vi sóng
            Bếp từ.
            Tủ lạnh.
            Điều hòa

            Comment


            • #66
              học để hiểu đời, học để đời nó không chửi mình là thằng vô học. Chứ tưởng cái xã hội việt nam này việc học là sao, ta đừng nên bàn luận nhiều. Nhiều cao nhân học tài năng trẻ trong các viện này viện nọ, cơ quan đoàn thể này nọ nói phét đánh rắm rong chả làm được cái rì ra hồn, toàn nhờ cậy con ông này cháu bà kia, ngồi chơi mu, võ lâm, ăn tục nói phét chả làm được việc rì thực tế, vậy là học để toi cơm, ăn hại nhà nước à. Tôi chịu chả biết học để làm rì, nhưng tôi học để tôi sống! Và muốn sống được thì phải học! Chứ cứ rêu rao nè nọ, tôi thấy vô nghĩa và sợ hãi quá!

              Comment


              • #67
                Thế hệ bọn mình cũ mất rồi nhưng có vài câu thế này.
                Ngày xưa đi học cấp 2 ( chính xác là lớp 7)
                Thày giáo hỏi các em đi học để làm gì và Thày tự trả lời như thế này.
                Thứ nhất: Học để làm người.
                Thứ 2: Học để làm việc. ( theo mình Bao hàm để làm giàu cho mình và cho mọi người)
                Thứ 3: Để nhìn ra thế giới

                Còn hiện tại đa phần đều muốn học để có lương cao, công việc đỡ vất vả.

                Ngày xưa đi học thày không chỉ truyền kiến thức mà còn truyền cả đam mê cho trò. Thế hệ mình ngày xưa không có truyện Siêu nhân hay gì đó nhưng có những Đường vào vũ trụ..... Thày đọc cho nghe và giải thích thì thôi rồi chắc lúc đó 100% đều muốn theo cái đó.

                Học thì biết nhưng không có đam mê sẽ không thể vượt qua những rào cản quá sức trên đường đến đích. Do vậy hãy biến những môn học thành đam mê thì bạn sẽ thấy không có bất cứ lý do nào có thể làm bạn lùi bước.
                Nhưng. Kiến thức và kiếm tiền là 2 lĩnh vực khác nhau, nhiều khi lại tỷ lệ nghịch, nhưng không phải là không thể sống bằng đam mê.
                Nếu có tiền nuôi đam mê thì không phải bàn.
                Bỏ đam mê để mưu sinh cũng nhiều.
                Nhưng kiếm tiền bằng đam mê thì không còn gì hơn nữa.
                - Đừng học để kiếm tiền, học để tiền kiếm mình.
                Híc!

                Comment


                • #68
                  Nguyên văn bởi vodka1505 Xem bài viết
                  - Đừng học để kiếm tiền, học để tiền kiếm mình.
                  Híc!
                  Học để kiếm xiền cũng đúng thôi ! Không có gì sai cả .
                  Chỉ có điều . Nếu chọn ngành Điện tử để làm giàu thì xem ra không hợp lý . Nhiều nghành khác , việc làm giàu dễ hơn nhiều .

                  Tóm lại thì vì cái gì thì việc học Điện tử , đầu tiên phải có mục đích Vậy mục đích của bạn là gì ???
                  1) Nếu bạn có mục đích phục hồi lại mấy cái máy điện tử bị hỏng hóc . Hoặc làm chủ kỹ thuật khi vận hành một số máy móc của Cty thì bạn chỉ cần học một lớp thợ Điện tử cho thật giỏi . Thế là đủ
                  2) Nếu bạn muốn thiết kế một cái máy chạy bằng điện tử . Thì bạn cần phải học để trở thành một Kỹ sư Điện tử
                  3) Nếu bạn muốn có một Hoạch định một chính sách cho sự phát triển của ngành Điện tử nước nhà thì Bạn cần phải học thành một Tiến sỹ hay Thạc sỹ Điện tử

                  Vậy cũng đừng cười chuyện có ông Tiến sỹ Điện tử nọ , không sửa được cái TV của nhà mình mà phải gọi thợ về nhà . Việc ai người ấy làm cơ mà !!!!
                  Người thợ sửa TV có thể hoàn tất công việc đó rất nhanh , nhưng họ không thể biết được rằng : Cần có bao nhiêu tỷ đồng để thay đổi toàn bộ TV CRT bằng TV LCD trong toàn quốc . Khi thực hiện xong thì tổng số điện năng của toàn quốc sẽ tiết kiệm được bao nhiêu khi toàn bộ TV của các Gia đình được thay thế từ loại CRT bằng màn hình LCD . Vì người thợ Điện tử không có đủ cơ sở dữ liệu để nhận định , đánh giá việc đó .
                  Nếu bạn đọc báo Mua bán . Bạn dễ dàng tìm thấy các thông tin như :
                  Kỹ sư Điện tử X , chuyên sửa TV tại nhà hay Kỹ sư Điện tử Y , chuyên súc sạc bình nóng lạnh , Bảo dường Điều hòa ... cho đến Kỹ sư chuyên thông tắc ...
                  Người ta muốn nâng uy tín của mình lên chăng ? Như bản thân tôi thấy đó là sự bôi bác Xã hội .
                  Người kỹ sư đáng lý phải làm cái việc thiết kế , chế tạo ra cái sản phẩm đó , sao lại đi bảo trì sản phẩm của người khác ???? hay sửa chữa , bảo hành những sản phẩm của quốc gia khác ???
                  Cũng như người kỹ sư phần mềm thì phải viết ra các phần mềm chứ đi làm cái việc Setup Win hay " Cài Game new " thì cũng hơi .... buồn

                  Nhưng ngược lại thì người thợ Điện tử nhiều lúc phải làm cái công việc quá sức của mình . Đó là việc thiết kế chế tạo một cái máy .
                  Một người thợ khi thiết kế , chế tạo một cái máy có thể có các thông số kỹ thuật chưa được tối ưu hóa . Nhưng nếu nó chạy tốt và đảm bảo các yêu cầu như đã định thì liệu có coi họ là kỹ sư được chưa ?????

                  Nhìn chung thì việc học Điện tử của chúng ta thường có tiến trình như sau :
                  Học sinh trung học >> Học đại học >> Thành kỹ sư >> Học tiếp >> Thành Cử nhân và cao hơn nữa ....
                  Khi đã trở thành kỹ sư . Đảm nhiệm việc thiết kế một sản phẩm Điện tử thì họ bị hụt mất một vấn đề . Họ chưa từng làm thợ bao giờ nên :
                  - Họ không biết được các dòng sản phẩm đồng loại hiện thời được làm như thế nào
                  - Sự phát triển cải tiến phát triển kỹ thuật liên tục của sản phẩm diễn ra như thế nào . Và hiện thời đã đạt đến mức nào
                  - Những khuyết điểm và hạn chế của các sản phẩm hiện thời ra sao
                  Ví dụ ở đây là một dẫn chứng :
                  http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=4356
                  Nếu câu hỏi này thì cậu thợ điện tử nào sau 3 năm làm việc đều nói ra vanh vách . Nó được lắp ở những cái máy dân dụng nào ? Máy đó chạy ra sao ? Hay hay dở ....vvv..vv
                  Và cũng không khó khăn gì nếu muốn xin một con 89C51/52 hay 16F84 đã nạp chương trình chạy bình thường trong đống đồng nát của cậu thợ đó . Nhưng nếu mua một con 16F84 mới cứng rồi bảo cậu ấy lắp lại vào cái đầu máy VCD thì chắc chắn cậu ấy từ chối luôn ????
                  Nhưng xét về bình diện ...Vĩ mô về việc sử dụng PIC và VXL trong dân dụng thì chắc chắn cậu ấy tịt đặc . Để trả lời được câu hỏi đó phải cần đến sự tổng hợp , nhận định , đánh giá , phân tích của một chuyên gia cỡ bự như ... tiến sỹ trở lên

                  Khà khà !!!!!
                  Last edited by nguyendinhvan; 31-12-2006, 12:57.
                  Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                  nguyendinhvan1968@gmail.com

                  Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                  Comment


                  • #69
                    em dong y voi y kien cua bac co dieu de cho cai cau xa hoi co day du y nghia thi no phai co du nhung con nguoi ay bac Van a

                    Comment


                    • #70
                      Trở lại việc HỌC thì không quan trọng bạn đang làm cái bài tập gì và được bao nhiêu điểm , hay lắp cái mạch gì và nó chạy thế nào . Điều quan trọng là cần phải học được cách TƯ DUY điện tử .
                      TƯ DUY của người học điện tử khác với TƯ DUY của bạn học Quản trị kinh doanh , khác với bạn học Báo chí , khác với bạn học văn hóa , khác với bạn học Mỹ thuật .......vvv.....vvvv
                      Đáng ra , với TƯ DUY của người học Kỹ thuật thì cần trang bị cho mình những cơ sở lý luận Kỹ thuật vững chắc , những hạn chế , khuyết điểm và giới hạn của nền kỹ thuật đương thời . Nhưng nhiều bạn lại cố tìm tòi để trang bị cho mình những KINH NGHIỆM QUÝ BÁU . Thế rồi hy vọng những kinh nghiệm đó sẽ là bảo bối , cứu tinh cho mình .
                      Khi đã chấp nhận học môn Điện tử thì luôn phải xác định sẽ đương đầu với sự khó khăn . Sự khó khăn đầu tiên là khối lượng kiến thức hết sức lớn . Khó khăn thứ hai là sự phát triển hết sức nhanh của kỹ thuật khiến cho chúng ta nhanh chóng trở thành lạc hậu .
                      Một vấn đề lớn nữa là cần phân biệt rõ ràng ranh giới giữa việc HỌC và việc LÀM . Một đề tài học tập khác xa với một đề tài sản xuất kinh tế . NHiều bạn tự đặt mục tiêu ( hoặc nhận làm bài tập) cho đề tài học tập của mình những vấn đề quá lớn . Nhiều công ty Điện tử , nhiều tư nhân có tiềm năng Kinh tế còn chưa giải quyết được những vấn đề đó . Như vậy thì có đến 99.99% thất bại . Thậm chí có làm được cũng không ra cái gì , không được ai chấp nhận . Thế rồi họ ngộ nhận cho mình còn non kém hay là cần phải có giải pháp nào đó cao cấp hơn thế nữa
                      Thế là thay vì củng cố lại những kiến thức đã học bằng bài thực hành . Thì bài thực hành lại làm mai một đi những kiến thức mà họ đã học . Dễ dàng họ nghĩ rằng những kiến thức đã học chẳng có ý nghĩa gì .
                      Last edited by nguyendinhvan; 31-12-2006, 18:11.
                      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                      nguyendinhvan1968@gmail.com

                      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                      Comment


                      • #71
                        Học điện tử hay học bất kì nghành nào khác theo tôi là để phục vụ con người. Mục tiêu trước mắt là để làm giàu bản thân, sau đến là làm giàu đất nước và cuối cùng là để thỏa mãn bản chất cố hữu của mọi loài động vật (trong đó bao gồm con người) là thích hơn người khác!
                        Cũ người mới ta!

                        Comment


                        • #72
                          Mấy bố già lạc hậu, nói chuyện toàn mang tính làm việc cá nhân, chẳng mang tinh thần tập thể gì cả, lối làm việc cố hữu của người vn, giống như ra làm kĩ sư là mình phải làm từ A tới Z vậy.

                          Lý do thì nói đủ rồi hen, còn cách giải quyết thì không thấy, mà mà nói thiệt mấy bác ko giải quyết được đâu, nói cho sướng miệng thôi, cái chuyện vĩ mô về cải cách, về chiến lược giáo dục, về ý thức hệ..., thì phải "cách mạng" từ cấp bộ thì mới thay đổi được.

                          Thay vì than thở kĩ sư học 5 năm thua cha công nhân học vài tháng(tên nào nói câu này đúng ... cám hấp) thì nên biết thời thế, tìm cách đi cho mình.Sinh viên tự tìm hiểu kiến thức bên ngoài thì tốt nhưng cũng vừa phải thôi, chứ đừng có nói là học trong trường ko có ích lên phải học ngoài.Học trong trường là quan trọng nhất.

                          Học cho tốt các học phần trong trường đến mức mình có thể, luyện ngoại ngữ cho siêu, học cách làm việc theo nhóm, học cách chia sẻ kiến thức với người khác,học cách hoà đồng với mọi người, rồi xin vào các tập đoàn lớn, đón đầu các công nghệ mới.Có quá khó không nhỉ?

                          Comment


                          • #73
                            Xin lỗi bạn chứ bạn nói vậy có đúng không.
                            Đi tắt đón đầu thì ai cũng nói vậy cả, nhưng thực sự nó là thi hành như thế nào thì còn mơ hồ lắm. Đi tắt cái gì khi người ta đã làm nó trước, đưa tài liệu trên mạng cho chúng ta đọc.
                            Bản thân tui không phải là dân điện tử, tui chỉ là dân Dktd cơ khí thôi, tui đến với điện tử vì ham thích thôi. Tuy nhiên khi đi làm rùi tui mới thấy, thực sự bên ngoài người ta chỉ cần làm sao cho máy chạy ổn định lâu dài là được. có thể tự động hóa bằng cơ khí hay điện đều được. Tuy nhiên một giải pháp tự động bằng cơ khí đáng giá hơn một giải pháp tự động điện nhiều, tất nhiên là đối với các thiết bị hiện đại như robot thì không thể thiếu điện tử tự động được.
                            Do vậy, tui nghĩ có nhiều người thấy không cần phải học lý thuyết kỹ làm gì, mua một cái biến tần về xài thì ổn định và hiệu quả hơn là ngồi chế một cái như vậy, lại đơn giản hơn nhiều. Nói chung là hiệu quã kinh tế sẽ cao hơn.
                            Điện tử thì đối với các bạn sinh viên điện tự động bây giờ, toàn là lập trình vi xử lý thôi, có mấy ai ngồi vài ngày thiết kế một mạch relay hay mạch số thay vì xài một con 89 rẻ tiền,lập trình vài dòng là xong ngay. Nhưng khi mang ra ứng dụng thực tế mới thấy nhiều vấn đề đấy.

                            Comment


                            • #74
                              Tuỳ từng người nghĩ thôi, đấy là ý kiến của tôi. Thời đại thay đổi , cách học cũng thay đổi rồi. Học cho chính quy, lấy đó làm tự hào. Tôi thì ngược lại, giờ thấy môn chuyên ngành nào cũng quan trọng.Còn việc thực hành như vẽ mạch, ủi mạch, hàn mạch, tìm hiểu vài ba con vđk, làm vài cái mạch ứng dụng... lấy đó là niềm vui ngoài giờ học thôi,còn xem đó là tất cả thì ...Mà thôi, đây là bài cuối của tôi trong topic này, nói nhiều mất công mích lòng một số người.

                              Comment


                              • #75
                                tui thi khong nghi the thuc ra chung ta chua dinh huong ro ranh cac nganh nghe cu the tui cung hoc khoa dien tu ma phai hoc nhung mon khong dau chang lien wan gi toi nghe ca co le chuong trinh dao tao chua di sau vao nganh nghe cu the van con nhieu dieu de noi lam

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X