Thông báo

Collapse
No announcement yet.

HỌc ĐiỆn TỬ ThỜi Nay

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • HỌc ĐiỆn TỬ ThỜi Nay



    Học điện tử thời nay dường như có điều gì bất ổn chăng ????
    Ngày trước khi hoàn cảnh , điều kiện học tập rất thiếu thốn . Song việc học Điện tử dường như rất thoải mái đối với tầng lớp của chúng tôi .
    Nhưng ngày nay thì !!!! Giải một bài tập mà một học sinh phải cầu cứu từ Bắc nào Nam , nghe cũng khủng khiếp
    Tôi muốn mở luồng này xem có phải bây giờ chương trình học Kỹ thuật điện tử là quá khó chăng ?
    Các bạn có ý kiến nào khác không ?
    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
    nguyendinhvan1968@gmail.com

    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

  • #2
    Em xin có ý kiến:
    * Từ phía SV trước:
    - Chỉ có 1 chữ Lười
    * Từ phía chương trình:
    - Có vẻ như số trình học chuyên môn ít hơn nhiều (tổng khoảng 260 học trình cho những năm chuyên ngành)
    * Có nhiều thày:
    - Chưa mang lại cho SV cách tư duy trong công việc.

    Em tiếp cận nhiều SV, nói về 1 chức năng cụ thể của 1 mạch thì tốt (có lần vẽ ra, họ bảo ngay là mạch chống nảy phím gì gì), nhưng họ không nhận ra mạch đó đang được ứng dụng với mục đích khác vì đây chỉ là 1 page, (hình như chỉ nhớ đơn thuần thuần kiểu luyện toán ôn thi ĐH thời bọn em), và thế là ra đi, làm việc ở nơi xa lắm.
    Nguy hiểm của tuổi già là cháy nổ gì chả có phản ứng!

    Comment


    • #3
      Và ... hình như bạn đừng nên giỏi về chuyên môn điện tử, vì như vậy sẽ không có ai thay thế bạn để bạn lên làm lãnh đạo. khà khà khà....

      Comment


      • #4
        vấn đề học điện tử hiện nay có nhiều biến đổi không giống như ở thế kỷ trước ,thiết bị bây giờ tinh vi ,xử dụng ic dán,chạy bằng phần mềm và chính những hãng sản xuất cố tình làm như vậy để không ai muốn sửa chữa tìm hiểu ,khi có sự cố thì đa số bỏ cuộc ngay từ đầu , điều này làm cho nhiều người cảm thấy "học nhiều và hiểu nhiều hơi thừa" chỉ cần ghi nhớ màu dây ,số dây rồi lấy cái khác thay vào .Tôi thuộc hệ U-50 , xem trên nhiều diễn đàn điện tử cảm thấy các "bạn trẻ " bây giờ hơi thụ động trong học tập và thậm chí trong công việc,nhiều bạn hỏi những điều rất là sơ đẳng đến nỗi 10 người xem mà 0 người muốn trả lời , có thể đây là giai đoạn giao thời giữa những người "già" và những người "trẻ" chăng ?Cách học tập của tôi và BacVan không thích hợp trong thời kỳ toàn cầu hóa ,khi chủ trương kích cầu đã len lỏi khắp nơi trong xã hội ?.Tạm dừng lời và mong có thêm ý kiến của các bạn khác .

        Comment


        • #5
          Co le do it thuc hanh chang nen hieu ly thuyet mot cach mo ho??Ban minh hoc o Sing bao ngay nao no cung vao lab hoc 3,4 tieng.
          Chuong trinh hoc khong nang tai vi minh coi trong ly thuyet nen thanh ra no nang.
          Khong biet truong cac ban sao chu truong minh hoc VXL thuc hanh dung co 3 buoi, thuc hanh do luong thi co 2 buoi a. Buon qua..

          Comment


          • #6
            CHương trình học ĐH chắc chắn không hề nặng, thậm chí có phần nhẹ. Nhẹ tới mức thiếu.
            Nguy hiểm của tuổi già là cháy nổ gì chả có phản ứng!

            Comment


            • #7
              to klc1802:muốn thành công thì bước đầu tiên là phải để mọi người hiểu mình,bằng cách là ...gõ tiếng Việt dùm.

              trở lại vấn đề.Bất cứ lĩnh vực nào cũng có 2 loại kiến thức:kiến thức đọc hiểu và kiến thức thực hành

              ở VN chủ yếu dạy theo kiểu đọc-hiểu (mà chẳng biết có hiểu hết không nữa),đơn giản là chúng ta thiếu tiền để trang bị phòng thí nghiệm,và thiếu GV thực hành

              về phía sinh viên,có lần GV phụ trách hỏi 1 nhóm SV vì sao không tìm được con LM555,họ hồn nhiên trả lời:chỉ dò hỏi khu vực gần chợ,vì vào chợ là tốn 4 nghìn gửi xe,mà 4 nghìn thì uống được ly caphê đá (chúa ơi!!!!!)

              chắc còn trở lại vấn đề này thường xuyên

              Comment


              • #8
                Em lại nghĩ thế này ! Bọn em hơi ít được thực tập, các bác đừng nói tới thí nghiệm nhé, vì nó hầu như chỉ là hình thức thôi . Đợt vừa rồi bọn em phải làm cái bài tập lớn môn điện tử số mới biết vi mạch thực tế như thế nào và mới biết việc lắp mạch khó hơn xem sách nhiều (hix!). Em nghĩ mấy cái này các thầy có thể giao cho sinh viên làm như làm bài tập lớn cũng được mà. chứ khi không tự dưng bày ra e có hơi ít ngươi đấy!

                Comment


                • #9
                  Em thấy sự thật là nhiều SV ra trường chưa chắc sửa chữa giỏi hơn một anh thợ học nghề mấy tháng!SV đi học ít được thực tập thực hành thực tế + với " đầu vào khó đầu ra dễ" nên chẳng buồn học toàn lý thuyết chay! Hồi xưa các cụ toàn phải đọc sách nga, tiếng nga thì lõm bõm nhưng vẫn giỏi đấy thôi!

                  Comment


                  • #10
                    Theo em, xét về phương diện Sinh viên, có hai kiểu SV:
                    1 là yêu thích điện tử thực sự, họ đã xác định ngành của mình ngay từ khi vào Đại học, số SV này em nghĩ là rất ít, họ thường chủ động nghiên cứu, sáng tạo do đó thực hành ở trường có hay không không phải là vấn đề lớn.Giáo trình ĐH chắc là không đủ kiến thức được. Giáo trình chính của họ đó là "chợ trời" + "máy tính" +"v...v...".
                    2 là đa số SV học rồi mới biết mình học "ngành điện tử", sắp tốt nghiệp rồi mới biết "điện tử" là gì???. Trong số này, một số người cho rằng nhà trường không cho thí nghiệm, thực tập, thầy giáo không cho làm thực tế.... nên họ không biết cái "điện tử" nó hình gì. Nói chung số này học bị động, ít thực tế, sẽ gặp khó khăn khi các vấn đề nảy sinh ngoài giáo trình và nói chung là vân vân và vân vân.

                    Xét về phương diện nhà trường, em thấy chỉ có một số trường có trang bị nhiều đồ thực hành cho sinh viên và thường thì họ khuyến khích SV thực hành. CÒn một số trường khác thì phòng thí nghiệm nhập đến cả tỉ đồng, học 5 năm ĐH chẳng thấy SV được "sờ" tí nào.???!!!

                    Kết luận:
                    Theo em thì để học điện tử thì đầu tiên phải yêu thích và cố mà yêu thích. Sau đó tìm tài liệu nghiên cứu, có thể là chọc ngoáy mấy cái TV, đầu VCD trong nhà, mua đồ cũ ở chợ trời..... Sau đó nữa lên dientuvietnam.net mà hỏi, hỏi cho nhiều vào, tất nhiên là bó tay rồi mới hỏi không thì có nhiều bác khó tính bác "xả" cho ngay, he he he...
                    Chúng ta đừng nên đổ lỗi cho nhà trường không có đủ thiết bị, giáo viên dạy kém... vì đây là tình trạng chung rồi,chúng ta học cho chúng ta nên phải tự thân vận động thôi.

                    Đây là ý kiến của riêng bản thân em thôi, em post lên chỉ mang tính chất đóng góp ý kiến, nếu có đụng chạm đến ai đó hay chỗ nào không phải mong các bác bỏ qua.
                    Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                    Comment


                    • #11
                      Chào cả nhà!

                      Theo bác Văn thì nguyên nhân do đâu và nên giải quyết như thế nào?
                      Chúng ta có nên tự xây dựng phòng Lab để có điều kiện cùng học, cùng trao đổi?
                      Bạn Falleaf và Picvietnam đang cố gắng xây dựng nhịp cầu này tại Sài Gòn.
                      Mong các bạn đóng góp ý kiến.
                      Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ,
                      Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn ..

                      Comment


                      • #12
                        học điện tủ thời nay cần nhất cái gì?

                        Theo tôi ngoài sự đam mê, sinh viên phải có sự năng động. Đâu chỉ có trong kinh doanh mới cần năng động, trong lĩnh vực điện tử người năng động có thể xuất phát sau nhưng sẽ là người tiến rất nhanh, rất xa và đó mới là điều quan trọng nhất. Thứ nhất chúng ta đều biết rằng học điện tử cần phải thực hành nhiều, cần nhiều tiền chi phí để mua thiết bị tài liệu ... Một con Psoc giá bèo cũng gần 100 chưa kể khoản mạch nạp cho nó, các loại bo thử và vô số thời gian để đọc datasheet của nó ...Khi bạn động đến FPGA thì còn kinh khủng hơn, bo span3 biết cho mua giá cũng gần 99USD. Tất nhiên nếu làm những cái nhỏ hơn như dùng 89c51 thì không thành vấn đề, nhưng ngày nay ngày càng có nhiều con chíp tinh vi hơn với những công cụ cực kì tiện lợi và tài nguyên dồi dào thì chắc không nhiều bạn muốn dừng lâu ở 89c51.

                        Chính ở đây bạn cần sự năng động của mình, bạn hỏi thầy hỏi những người cùng quan tâm góp tiền mua thiết bị. Có thể dùng kiến thức ở lĩnh vực khác của mình để trao đổi, thu hút người khác thành lập những nhóm nhỏ cùng nghiên cứu. Nghe ngóng nhận những vụ nhỏ, người ta sẽ cấp thiết bị, cấp tiền cho bạn, hoặc làm nghiên cứu khoa học ... nói chung có rất nhiều cách mà nếu bạn năng động một chút bạn có thể có trong tay 1 bo Started Kit của FPGA 250 UDS dù bạn có là sinh viên ngèo, dù rằng trước đây bạn vẫn tin là đời sinh viên của mình chắc khó được sờ vào nó ...


                        Thứ hai là vấn đề tính thực tế khi nghiên cứu. Chúng ta bắt đầu thường là những bài tập nhỏ nhưng cũng đừng dừng lại quá lâu ở chúng. Sau khi làm qua một vài bài cơ bản bạn hãy bắt tay vào tìm một bài toán thực tế, tốt nhất là theo yêu cầu chưa cần ở mức hợp đồng... nhưng người ta chịu cho bạn thiết bị...Chỉ có giải quyết những bài toán thực tế như vậy bạn mới bị buộc phải tập trung hết mình vào công việc. Sẽ rất vất vả, nhưng bạn sẽ thu đực nhiều thứ như kinh nghiệm, tiền để học tập, nó cũng kích thích bạn và cũng làm bạn thêm yêu ĐT đấy, rồi cả mối quan hệ nữa và nếu bạn làm tốt sẽ rất nhiều người biết bạn càng thận lợi khi học tập nghiên cứu sau này. Tính thực tế còn thể hiện ở chỗ biết sử dụng công cụ mạnh, biết phối hợp nhiều mảng kiến thức khác nhau ... cái này hay lắm các bạn ạ
                        sắp hết giờ để khi khác bàn tiếp vậy
                        Cung cấp kít FPGA giá sinh viên!
                        Nhận thiết kế và phát triển các mạch ARM và FPGA theo yêu cầu.
                        Email:

                        Comment


                        • #13
                          EM ước j trong trường có thêm 1 môn học nữa nói về xu hướng, ứng dụng, thực tế của những môn học. Em thấy khi các thầy nói đến phần này, SV rất lắng nghe. Họ có thể nghe nhiều tiết liền mà ko thấy mệt mỏi mà lại nắm dc nhiều điều mới, hơn là ngồi nghe thầy giảng những thứ mà trong sách có, lại ko nói đến những thứ mà chẳng ở đâu có, chỉ có trong thực tiễn (trong khi điều này lại là mấu chốt của vấn đề dạy và học)
                          Thien thu van co: Yeu la kho!!!
                          Van co thien thu: Kho van yeu!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

                          Comment


                          • #14
                            Về vấn đề này theo tôi: Tài chính là chủ yếu nhưng không chịu tìm tòi, mày mò lại là quyết định.
                            Hà Nội của ta
                            Thủ đô yêu dấu
                            Một thời đạn bom, một thời hòa bình...:cafe:

                            Comment


                            • #15
                              Nhóc học điện, và ra đi làm cũng làm điện, không phải ngành điện tử. Do đó, không nắm sâu lắm về ngành điện tử. Vì thế Nhóc nói về tình trạng chung chung của SV hầu hết các ngành đi làm trong các cơ quan như cơ quan của nhóc làm.

                              Theo nhóc nghĩ, vì chúng ta đã quá quen thuộc với kiểu dạy và học:

                              * Thầy đọc, trò chép,
                              * Thi thì học thuộc lòng theo đề cương, mà học thuộc lòng nhiều quá thì không còn thời gian nghiên cứu thêm.
                              * Học cốt chỉ để cho qua kỳ thi. Thi xong thường không còn đọng lại chút gì trong đầu. Vì học theo kiểu từ chương, dễ vào nhưng cũng dễ ra.
                              * SV sợ thi rớt thì chạy điểm, mua đề thi, mua điểm.
                              * thầy sợ học trò rớt thì soạn đề cương sao cho bám sát đề thi
                              * SV học thì ít, mà lo kiếm tiền trang trải cho cuộc sống thì nhiều.
                              * Đồ án môn học, Luận án tốt nghiệp thì 90% sao chép của khóa trước.
                              * Những tư tưởng bứt phá, những suy nghĩ táo bạo ngoài sách vở thường không được trân trọng, không được quan tâm, thậm chí còn bị ít điểm, vì không theo hướng dẫn của thầy.

                              Về phía chương trình dạy thì:

                              * Nhiều môn học quá xa rời thực tế.
                              * Nhiều môn theo sát thực tế thì lại lạc hậu.
                              * Những môn bám sát thời đại thì lại được chú trọng quá mức đến nỗi lấn át những kiến thức cơ bản.
                              Vì thế nhiều SV nói về vi điều khiển, vi xử lý, PLC... thì rất giỏi, nhưng xem xét một mạch điện tử cơ bản, một hệ thống điều khiển tự động đơn giản, lại không nắm được bao nhiêu.
                              * SV khi ra trường thường chú trong nhiều về mặt định lượng, ít quan tâm đến định tính, nên thường làm việc theo kiểu học thuộc lòng kinh nghiệm, ít lý luận. Do thói quen học thuộc lòng nên khó linh động theo thực tế nhiều mặt.
                              * Các xếp thì lại thích những người hỏi đâu nhớ đó, Xếp muốn thông số nào là có ngay số nấy trong đầu. Vì thế muốn thăng tiến thì phải nhớ cho thật nhiều các thông số vô bổ. Chẳng còn đầu óc đâu mà lý luận.

                              Nhiều, nhiều thứ cộng lại mà các anh chị em SV đang học và mới ra trường gặp phải, gây khó khăn, và làm nhụt chí tiến thủ. Trong đó có cả những nguyên nhân chủ quan của chính SV.

                              Lúc Nhóc mới đi làm cũng khốn khổ một thời gian. Không biết các anh chị lớn tuổi thì như thế nào?
                              Nhóc thích nghịch điện,
                              Nhóc thích xì păm,
                              Nhóc thích trêu mấy anh.
                              Hi hi.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X