Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vuông tròn

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vuông tròn

    Vuông / Tròn
    Mừng sinh nhật tiếng Anh gọi là happy birthday vậy mừng đầy tháng tiếng Anh gọi là gì????

    Cập vợ chồng nọ có 2 con, thằng lớn đã đến tuổi ăn, tuổi nói, thằng nhỏ vừa tròn tháng.
    Trong buổi tiệc đầy tháng, tiệc tùng hoành tráng, rượu thịt đầy mâm, khách mời đông đảo, thằng lớn vô tư hỏi cha:
    - Ba ơi!...Các bác, các chú chúc cái gì mẹ tròn?...cái gì con vuông là sao?????
    - Ừ thì!...Ừ thì!...Hình tròn...Hình vuông là hai hình đầy đặng nhất, viên mãn nhất trong các hình thể.....à!...và...
    Thằng con đăm chiêu nhìn vào mặt cha:
    - À!....À!....Con hiểu rồi!...À!...Mẹ tròn tròn!...con vuông vuông!...Ba méo xẹo!...
    - !?!?!?!?
    Last edited by ptoanel; 16-11-2011, 09:19.

  • #2
    Truyện cải biên, tân cổ giao duyên nhé.
    Có hai thầy đồ bạn thân của nhau,một người đã đậu cao, nhưng hiếm muộn. Nhưng rồi sau một thời gian điều trị (bệnh viện phụ sản, Từ Dũ, nam khoa Việt Đức...) cuối cùng vợ anh ta cũng đã sinh được một cháu trai. Ngày cháu bé đầy tháng, bạn anh đến dự. Giữa lúc mọi người đang vui vẻ "zô, zô...", anh bạn đứng lên cầm micro xin đọc một bài thơ.
    "Tôi đến mừng ông đẻ con trai"
    Câu này bình thường thôi, ai chẳng chúc như vậy
    "Thật giống con nhà chẳng giống ai"
    Câu này hơi nhột, chọc ngoáy vào nỗi đau hiếm muộn của bạn đây... Mà chẳng lẽ hắn nghi vợ mình đẻ con người khác?
    Trong khi đó, tác giả ngồi xuống tợp một hơi bia, vuốt nhẹ chòm râu, rồi ừ từ đứng dậy trong khi chủ nhà đã hơi quặp râu xuống vì tức giận, tủi hổ. Tác giả đứng dậy đọc tiếp:
    "Mong cho chóng lớn mà ăn cướp"
    Rồi ngồi xuống, làm một hớp bia, vuốt chòm râu quăn queo, nét mặt rạng rỡ.
    Thế này thì quá đáng lắm. Có ai lại rủa con người ta như vậy không chứ? Mọi người trong bữa tiệc đều nín lặng, không còn ai dám thở mạnh. Chủ nhà mặt đỏ tía tai (không phải tại bia mà bởi vì tức giận) rồi chuyển qua tái, chuyển dần qua xám. Ông từ từ đến cạnh ông bạn thân của mình. Mặc dù ông biết bạn mình là người rất tốt bụng, thân thiết và quý mến mình từ khi còn để chỏm, cho đến khi đi học, đi thi... đều sướng khổ có nhau, sao bạn lại có thể làm mất mặt mình giữa bữa tiệc vui như vậy được??? Vậy nên ông chưa có ý định đụng chân đụng tay. Ông chỉ muốn định nói chuyện phải quấy với bạn.
    Khi hai người còn cách nhau một cái bàn, tác giả lại thủng thẳng đứng dậy đọc tiếp:
    "Cướp lấy khôi nguyên nữa kẻo hoài"
    Cả bữa tiệc ồ lên thích thú. Một bài thơ thật ý nghĩa, lời chúc thật chân thành (chúc cho con cũng đỗ đạt như cha, hơn cha), nút thắt thật thú vị và ...
    Chủ nhà ông lấy vai bạn mình, nước mắt rơi trên chòm râu bạn. Họ ôm nhau, vỗ vai nhau chúc tụng trong tiếng ca vang của dàn ca trù.
    "Tôi đến mừng ông đẻ con trai
    Thật giống con nhà chẳng giống ai
    Mong cho chóng lớn mà ăn cướp
    Cướp lấy khôi nguyên nữa kẻo hoài"

    May là thời đó chưa có dao bấm như bây giờ.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #3
      Tám tiếp tục, tám tới tiệc tàn.

      Tiệc tùng, rượu thịt, lai rai, bao giờ cũng là nguồn tài nguyên vô tận cho kho tàng tiếu lâm.

      Tiệc nhà Sếp

      Sếp rất khoái tiệc tùng, có nhiều lý do để Sếp mở tiệc, dù thiếu lý do, Sếp cũng ráng lý giải, vì công ty đạt thành tích thi đua chào mừng 365 ngày lễ lớn. Nhưng lý do hôm nay rất là chính đáng, mừng đầy tháng thằng Cu.

      Anh em phòng ban đều có mặt đông đủ, chiều nay Sếp đãi toàn là chả, chả heo, chả bò, chả chiên, chả lụa, chả nào cũng tuyệt, và đặc biệt hôm nay lại có cái bàn tự xoay của bác Vivanpham. Anh em nâng ly chúc mừng, Sếp ly cạn em ly đầy, cứ thế xoay vòng. Xoay hoài cũng đuối, trời sụp tối, anh em xin kiếu để về, nhưng Sếp không chịu, cực lực phản đối:
      - Hừm!...Không ai được về! Bây giờ tôi ra câu đối:

      “Chiều chiều đến đây nhậu chả ngon”

      Anh em đối được xem như tiệc tàn, nếu không đối được thì lai rai tới sáng, còn như đối bậy thì phạt đầy ly!
      Buổi tiệc đang sung tự nhiên lắng xuống, Anh em ngao ngán sợ Sếp buồn, rù rì tai nhau tìm kế sách, nhưng đối câu nào thì củng bị phạt, tất cả phải bó tay, không tìm được giải pháp có lẽ phải lai rai tới sáng! tình thế là không thể về với vợ ngày mai ngủ bù.

      Phía cuối bàn có anh bảo vệ, mặt buồn rầu, tự than thân:
      -Ở lại thì ở, cũng hơn tối tối về nhà ngủ đéo sướng!
      Cả tiệc im thêm một khắc, bổng rộ lên lộp bộp vổ tay:
      -Quá hay!....Quá tuyệt!....Đối quá chỉnh!....Hoan hô!...

      Chiều chiều đến đây nhậu chả ngon!
      Tối tối về nhà ngủ đéo sướng!


      - Quá hay!.............

      Rồi mọi người đứng dậy ra về, Sếp ngẩn ngơ tiển khách?????

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
        Tám tiếp tục, tám tới tiệc tàn.

        Tiệc tùng, rượu thịt, lai rai, bao giờ cũng là nguồn tài nguyên vô tận cho kho tàng tiếu lâm.

        Tiệc nhà Sếp

        Sếp rất khoái tiệc tùng, có nhiều lý do để Sếp mở tiệc, dù thiếu lý do, Sếp cũng ráng lý giải, vì công ty đạt thành tích thi đua chào mừng 365 ngày lễ lớn. Nhưng lý do hôm nay rất là chính đáng, mừng đầy tháng thằng Cu.

        Anh em phòng ban đều có mặt đông đủ, chiều nay Sếp đãi toàn là chả, chả heo, chả bò, chả chiên, chả lụa, chả nào cũng tuyệt, và đặc biệt hôm nay lại có cái bàn tự xoay của bác Vivanpham. Anh em nâng ly chúc mừng, Sếp ly cạn em ly đầy, cứ thế xoay vòng. Xoay hoài cũng đuối, trời sụp tối, anh em xin kiếu để về, nhưng Sếp không chịu, cực lực phản đối:
        - Hừm!...Không ai được về! Bây giờ tôi ra câu đối:

        “Chiều chiều đến đây nhậu chả ngon”

        Anh em đối được xem như tiệc tàn, nếu không đối được thì lai rai tới sáng, còn như đối bậy thì phạt đầy ly!
        Buổi tiệc đang sung tự nhiên lắng xuống, Anh em ngao ngán sợ Sếp buồn, rù rì tai nhau tìm kế sách, nhưng đối câu nào thì củng bị phạt, tất cả phải bó tay, không tìm được giải pháp có lẽ phải lai rai tới sáng! tình thế là không thể về với vợ ngày mai ngủ bù.

        Phía cuối bàn có anh bảo vệ, mặt buồn rầu, tự than thân:
        -Ở lại thì ở, cũng hơn tối tối về nhà ngủ đéo sướng!
        Cả tiệc im thêm một khắc, bổng rộ lên lộp bộp vổ tay:
        -Quá hay!....Quá tuyệt!....Đối quá chỉnh!....Hoan hô!...

        Chiều chiều đến đây nhậu chả ngon!
        Tối tối về nhà ngủ đéo sướng!


        - Quá hay!.............

        Rồi mọi người đứng dậy ra về, Sếp ngẩn ngơ tiển khách?????

        Ha!...ha!...tuyệt quá!...
        Nhưng nếu em là Sếp, thì em không cho khách về, vì câu đối này chỉ đúng được 95%.
        - Chiều chiều đến đây nhậu chả ngon.
        - Tối tối về nhà ngủ đéo sướng.
        Chử “chả” có 2 nghĩa : Không / món ăn (danh từ)
        Chử “đéo” có 2 nghĩa : Không / việc làm của “động phòng hoa chúc dạ” (động từ)
        Do đó nó còn sai 5%, Bác ptoanel thấy thế nào?

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi thanhantt Xem bài viết
          Ha!...ha!...tuyệt quá!...
          Nhưng nếu em là Sếp, thì em không cho khách về, vì câu đối này chỉ đúng được 95%.
          - Chiều chiều đến đây nhậu chả ngon.
          - Tối tối về nhà ngủ đéo sướng.
          Chử “chả” có 2 nghĩa : Không / món ăn (danh từ)
          Chử “đéo” có 2 nghĩa : Không / việc làm của “động phòng hoa chúc dạ” (động từ)
          Do đó nó còn sai 5%, Bác ptoanel thấy thế nào?
          Gặp cao thủ nửa rổi!?......

          Ở các sân trên, ngại “viết sai gặp ngay búa rìu”, chạy xuống đây chơi với nhathung hy vọng “khõe re không nghe chửi bới”, không ngờ lại giây phải cao nhân. Chạy đường trời không qua khỏi nắng!!!...

          Trong văn học Việt Nam, nghệ thuật chơi câu đối là một hình thái rất độc đáo (một số học giã cho rằng độc đáo nhất thế giới).
          Trong suốt quá trình chơi câu đối Việt, không ít những “câu đối chết”. Câu đối chết là những câu đối bí hiểm, không ai đối được, thí dụ như câu đối “Da trắng vỗ bì bạch” cũa nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, đã 200 năm nay chưa có cao thủ nào đối chỉnh 100%.
          Câu đối “chiều chiều đến đây nhậu chả ngon” là một câu đối chết hay sống thì còn tùy thuộc sắp tới các cao nhân ra tay thế nào?
          Anh bảo vệ đã dùng “đéo sướng” để dối với “chả ngon” là khá lắm rồi, đã giải quyết được tình thế??? Nếu thanhantt không ok thì cứ ở lại lai rai với Sếp còn ptoanel thì xin được rút lui để về nhà với vợ ngày mai ngủ bù!!!!....Khà!....khà!....

          Comment


          • #6
            Hình như "Da trắng vỗ bì bạch" là câu đối của Đoàn Thị Điểm ra cho Trạng Quỳnh đó bác ,

            Riêng câu "chả ngon" thì phải đối với "đéo sướng" vì
            * "Chả ngon" = món chả thì ngon, nhưng "chả ngon" còn có nghĩa là không ngon chút nào.
            * Vế kia thì cũng vậy.
            Tuy chưa chỉnh về từ loại, nhưng về ý và nghĩa thì chỉnh.

            Có những câu đối khá hóc nhưng Nhà Thùng đều đã có đáp án rồi, ví dụ:
            "Gái Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi?" thì Nhà Thùng đối là "Trai Bắc Cạn ... ở Bắc Cạn", "Trai Hải Dương hưởng giai ngoài hải dương"... kệ nó, không đúng âm luật nhưng "chuẩn không cần chỉnh"
            nhưng nếu "Gái Củ Chi chỉ cu anh hỏi củ chi?" thì chưa thấy nhiều câu đối lại, chỉ thêm một chữ "anh" nhưng khó thêm bội phần.
            Rồi câu "Tập thể dục tập thể tập thể dục" cũng là một câu đối hóc búa: vừa có nghĩa là "tập thể - dục tập thể - tập thể dục"
            vừa có nghĩa "tập thể dục - tập thể tập thể dục" ... mà khó nhất là các từ lặp lại.
            Last edited by HTTTTH; 22-11-2011, 01:52.
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #7
              Truyện đối mà buồn cười, có chuyện Trạng Lợn:
              Sau khi Chung vô tình đỗ trạng (= trạng Lợn), được đi sứ TQ... Sứ nói gì thì phải có "thư ký" ghi lại... Ngày nọ, trạng thấy một bà đi chợ buồn tiểu đang vén váy bên đường, trạng liền nói: "Nong tay dí bẹn đỏ hăm hăm".
              ...
              Đến kinh đô TQ, vua TQ sai quan văn ra câu đối cho các trạng gần xa để thử tài. Vế ra là: "Nam Bắc lai triều sâm tể tể" có nghĩa là sứ của các chư hầu nam bắc đến triều tập nập. Trạng nhà ta (trạng Lợn) vốn dốt nên chẳng biết đối làm sao, liền nói "thư ký" đưa ra câu nói của mình. Viên thư ký liền đọc: "Nong tay dí bẹn đỏ hăm hăm". Quan văn TQ lại nghe ra là "Đông Tây chí biện đổ hân hân", trạng ta được khen giỏi vì đối vừa nhanh lại vừa chỉnh.

              Đây là một trong những tình huống mà trạng Lợn xử lý "ăn may rùa". Cũng còn nhiều chuyện "ăn may rùa" xảy ra tương tự trong "Chàng Ngốc học khôn".
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                Blah blah...
                Đối cho Teo Hẳn xem thử:

                Gái Củ Chi chỉ cu anh hỏi củ chi?
                ... Cô Nhóc cóc nhô mới là cô nhóc ( dấu ba chấm là cái gì đó mà ai cũng biết nhưng cấm nói ra nhé!)

                Bận code, đối một phát đã cho đỡ stress, nhường anh em đối tiếp.
                Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                  Đối cho Teo Hẳn xem thử:

                  Gái Củ Chi chỉ cu anh hỏi củ chi?
                  ... Cô Nhóc cóc nhô mới là cô nhóc ( dấu ba chấm là cái gì đó mà ai cũng biết nhưng cấm nói ra nhé!)

                  Bận code, đối một phát đã cho đỡ stress, nhường anh em đối tiếp.
                  Quá tuyệt!...

                  Cô Nhốc?...Chỉ đá sân trên?...Sao không ghé thăm anh em sân dưới nhỉ?...

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                    Đối cho Teo Hẳn xem thử:

                    Gái Củ Chi chỉ cu anh hỏi củ chi?
                    ... Cô Nhóc cóc nhô mới là cô nhóc
                    Theo Teo thì Nhà Thùng chưa được điểm:
                    Ở vế ra: "gái"..."anh" là 2 đối tượng cùng loài khác giới tính
                    Như vậy trong câu đối, từ nằm sau chữ "cóc nhô" phải là một bộ phận cơ thể khác của Cô Nhóc, không trùng với cái "dấu ba chấm".
                    Nếu được như vậy sẽ tạm gọi là được.
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #11
                      Sực nhớ ra bài văn tế của cụ Tam Nguyên Yên Đổ (Nguyễn Khuyến) viếng viên tướng Pháp tử trận trong trận bị quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc giết ở Cầu Giấy. Hình như là tướng Rivie. Xem Cụ đối mới thâm làm sao chứ:

                      "Nhớ ông xưa!
                      Mắt ông xanh lè
                      Mũi ông thò lõ,
                      Đít ông cưỡi lừa
                      Miệng ông huýt gió

                      Ông vào làng Mật Đổ
                      Để dẹp quân Cờ Đen.

                      Ai ngờ chúng giết ông
                      Chúng mang đầu ông đi
                      Chúng để xác ông đó.

                      Chúng tôi vâng lệnh triều đình.
                      Lễ ông:

                      Chuối 1 buồng.
                      Trứng 1 ổ.
                      Ông ăn cho no.
                      Ông ngủ cho yên.
                      Khốn nạn thân ông.
                      Đ. mẹ cha nó."

                      Vật tế là chuối và trứng... ai cũng hình dung ra đó là gì.
                      Đắt nhất là câu cuối, chẳng biết "nó" là ai.
                      Vì vậy bài văn tế này không được dùng để tế, nhưng nó sống mãi.
                      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                        Theo Teo thì Nhà Thùng chưa được điểm:
                        Ở vế ra: "gái"..."anh" là 2 đối tượng cùng loài khác giới tính
                        Như vậy trong câu đối, từ nằm sau chữ "cóc nhô" phải là một bộ phận cơ thể khác của Cô Nhóc, không trùng với cái "dấu ba chấm".
                        Nếu được như vậy sẽ tạm gọi là được.
                        Teo Hẳn dạo này ở nhà canh miếu mãi nên trí tưởng bở hơi bị nhiều đấy!

                        Tớ nào dám đối bằng bộ phận cơ thể nào của Cô Nhóc đâu!

                        Chẳng qua là, tớ muốn đối "Cũ Cô Nhóc cóc nhô mới là cô nhóc".

                        Còn từ "Cũ", nó rất cũ (very old), nó cũng rất to nếu đọc theo kiểu miền Trung là "Củ", và nó cũng rất là rất... nếu chịu khó theo dõi cô nhóc trên cái diễn đàn "điên từ việt nam chậm nét" này.
                        Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                        Comment


                        • #13
                          Có một ông lấy 2 vợ, nhưng mỗi người ngủ 1 giường.

                          Giữa đêm bà 2 làm 1 câu thơ
                          Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
                          Bến đây một dạ khăng khăng đợi thuyền!

                          Ông chồng trả lời
                          Thuyền đây nhớ bến bồn chồn,
                          Muốn qua thăm bến, sợ đồn kiểm lâm.

                          Bà vợ cả nghe thấy thì chêm vô
                          Đồn này có khó chi đâu,
                          Muốn qua, đóng thuế thì đi được liền!


                          Ông chồng (chắc cũng già rồi) trả lời.
                          Thuyền này vốn liếng bao nhiêu,
                          Nếu đem đóng thuế, e xiêu cột buồm!



                          Trích từ cuốn Chơi Chữ của Lãng Nhân.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                            Teo Hẳn dạo này ở nhà canh miếu mãi nên trí tưởng bở hơi bị nhiều đấy!

                            Tớ nào dám đối bằng bộ phận cơ thể nào của Cô Nhóc đâu!

                            Chẳng qua là, tớ muốn đối "Cũ Cô Nhóc cóc nhô mới là cô nhóc".

                            Còn từ "Cũ", nó rất cũ (very old), nó cũng rất to nếu đọc theo kiểu miền Trung là "Củ", và nó cũng rất là rất... nếu chịu khó theo dõi cô nhóc trên cái diễn đàn "điên từ việt nam chậm nét" này.
                            Ôi!...Thâm sâu quá!... Ba ông thì đã vào rồi, không còn chổ trống cho PT muốn vào!...

                            Cũ cô Nhốc thì hiểu rồi! Còn cóc nhô thì phải hiểu là không nhô hay là nhô lên như con... cóc???
                            Last edited by ptoanel; 23-11-2011, 17:14.

                            Comment


                            • #15
                              Cái miếu nhà tớ dạo này hơi bị vắng, nên càng phải canh nhiều. Ngồi nhà đóng cửa đọc sách thánh hiền, thấy hay hay.
                              Đọc sách nhiều, mắt bị lòi ra, mờ dần, tẩu hỏa nhập ma. Cầm la bàn phong thủy đi xem nhà người ta, thấy hay thì tám vào, dở không dám nói sợ bị ăn gậy... mà cũng chẳng ai trả tiền.
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              ptoanel Tìm hiểu thêm về ptoanel

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X