Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ý tưởng Robot cho người tàn tật !

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ý tưởng Robot cho người tàn tật !

    Xin chào Cafesangtao

    Tôi là Phạm Phong Phú, cư ngụ Quận 6.TP Hồ Chí Minh.
    Tôi có một đề tài chế tạo về Robot dành cho người khuyết tật mà mất khả năng tự cầm ăn uống một mình! Bởi chính tôi cũng ở vào tình trạng đó, nên tôi rất khổ sở vì gia đình của tôi chỉ có hai mẹ con tôi thôi, do vậy tôi mới ráng nghĩ ra đề tài ấy!

    Giới thiệu về tác giả ý tưởng:

    Tác giả ý tưởng là anh Phạm Phong Phú đã gửi thư tới Cafesangtao như sau:

    Xin chào Cafesangtao

    Tôi là Phạm Phong Phú, cư ngụ Quận 6.TP Hồ Chí Minh.
    Tôi có một đề tài chế tạo về Robot dành cho người khuyết tật mà mất khả năng tự cầm ăn uống một mình! Bởi chính tôi cũng ở vào tình trạng đó, nên tôi rất khổ sở vì gia đình của tôi chỉ có hai mẹ con tôi thôi, do vậy tôi mới ráng nghĩ ra đề tài ấy!

    Vậy tôi xin được trình bày với Cafesangtao và nhờ Cafesangtao chuyển ý tưởng của tôi đến các nhà chuyên chế tạo về Robot thông qua các chuyên mục của Cafesangtao trên mạng! Nếu được thì xin Cafesangtao hồi âm cho tôi gấp nhé để tôi gởi đề tài của tôi đến Cafesangtao để có hướng giúp đỡ dùm tôi để tìm ra được người thực hiện đề tài của tôi trong thời gian sớm nhất!

    Cuối mail, tôi xin cám ơn Cafesangtao rất nhiều và rất mong được hồi âm sớm qua email của tôi sau đây:

    phamphongphuvn@yahoo.com

    Phú Mến Chào Tạm Biệt!

    Cafesangtao đã liên lạc với anh Phú và nhận được ý tưởng của anh, chúng tôi xin đăng ở đây để các bạn cùng đọc và nếu có thể cùng tìm ra hướng thực hiện ý tưởng, đưa ý tưởng trở thành hiện thực, giúp ích cuộc sống cho nhiều người.

    Xin chân thành cám ơn các bạn

    ROBOT PHỤ GIÚP NGƯỜI BỆNH TRONG VIỆC ĂN UỐNG

    SÁNG TẠO CỦA: Phạm Phong Phú

    Email: phamphongphuvn@yahoo.com

    Theo tôi thì làm cái máy này như sau: Càng nhỏ gọn thì càng tốt để người bệnh có thể đem cái máy theo bất cứ chỗ nào mỗi khi họ đi chơi ở đâu đó.

    Bề dài và bề ngang khoảng bằng cái bếp gas cá nhân thôi. Bề cao thì phải ngang tầm với miệng của người bệnh. Còn ở dưới đít máy gắn năm cục hích bằng cao su cho nó bám chặt vô mặt bàn, rồi làm thêm hai cái móc gắn ở hai bên hông máy để khi người bệnh ăn hay uống thì họ móc vô thành bàn để giữ chắc cái máy lại, khỏi bị chạy tới chạy lui cũng như bị đổ!

    Còn trên mặt máy thì mình lấy bề dài của máy rồi chia ra cho hai bên, một bên để làm bộ phận điều khiển cái ly, còn một bên để làm bộ phận điều khiển cái muỗng.

    Bên bộ phận điều khiển cái ly thì làm như cái khuôn hình tròn có sẵn và bề cao khoảng phân nửa bề cao của cái ly thôi, tức là khi mình để cái ly vô cái khuôn đó, là vừa nghí luôn vì trong khuôn đó đã có làm sẵn cái khuôn kiểu cái ly rồi! Và làm thêm bộ phận để điều chỉnh cái khuôn về độ rộng và độ hẹp, để khi đặt ly nào vô thì người bệnh điều chỉnh cái khuôn cho phù hợp với cái ly.

    Còn dưới đít khuôn ly đó thì làm một hệ thống để khi người bệnh nhấn nút để uống thì cái đít ly sẽ tự động nhỏng lên từ từ ra phía ngoài và lúc đó cái miệng ly mới nghiên vô cái miệng của người bệnh được! Còn khi nào không muốn uống nữa thì bấm nút Stop hay là nửa chừng mà người bệnh muốn tạm nghỉ cũng bấm nút Stop.

    Bộ phận điều khiển ly gồm ba nút: Nút điều khiển cho máy hoạt động bình thường, tức là khi người bệnh muốn uống. Nút thứ hai thì để bấm cho nó chạy chậm lại trừ khi người bệnh muốn uống từ từ. Còn nút thứ ba cũng là nút cuối, cũng là nút để tắt máy hoàn toàn. Cả ba nút này đều nằm bên hông của cái máy, bên bộ phận điều khiển ly, đối diện với người bệnh để họ dễ điều khiển.

    Còn bộ phận điều khiển cái muỗng thì làm một cần chính đặt ở chính giữa của bên phân nửa còn lại trên mặt máy. Tức là bên phần dành cho cái muỗng, ở dưới cách cái mép ngoài khoảng hai phân, phía sau của mặt máy. Phía trước cái cần vẫn làm một cái khuôn giống như cái khuôn của bên cái ly. Nhưng thấp hơn để khi ăn thì người bệnh đặt cái chén hay cái tô vô cái khuôn đó cho nó giữ cái chén khỏi bị chạy tới chạy lui. Cũng làm bộ phận điều khiển độ rộng hẹp như bên khuôn của cái ly vậy, để đặt cái chén nhỏ hay cái tô lớn vô cũng đều được hết.

    Còn cái cần chính này chỉ có một chức năng là hạ cái muỗng xuống và đưa cái muỗng lên thôi, chứ không có động tác xúc cơm vì nó xúc cơm là thế nào cũng bị đổ, thậm chí nó sẽ không xúc được một hột cơm nào vô muỗng nữa là đằng khác! Cho nên khi cái cần chính này hạ xuống tới cái chén rồi, thì phải có hai cái muỗng nhỏ hai bên bung ra để lùa cơm vô cái muỗng lớn. Động tác lùa cơm này nó làm khoảng hai lần, rồi tự động nó khép lại và sau đó cái cần chính mới đưa lên tới cái điểm chính của nó là tự động máy ngừng hoạt động vì điểm chính để nó xuất phát vẫn là ở trên, ngang tầm với cái miệng của người bệnh! Khi nào người bệnh nhai nuốt xong rồi thì tự họ sẽ bấm nút Open và cái máy sẽ làm lại những động tác vừa rồi. Còn về hai cái muỗng nhỏ thì vẫn gắn chung ổ với cái muỗng lớn, mà phải nghiên cứu làm sao để khi nó bung ra để lùa cơm vô muỗng lớn thì nó vẫn có chiều dài cũng ngang bằng với cái muỗng lớn để nó mới có thể đụng tới chén cơm và lùa cơm vô muỗng lớn được! Còn cái cần chính, nếu được thì có thể làm hạ xuống thêm mấy bậc nữa để khi gần hết cơm thì người bệnh bấm nút cho nó hạ thêm mấy nấc nữa cho nó có thể lùa cơm ở dưới đít chén vô muỗng lớn hết để đưa lên. Nếu được nữa thì có thể làm thêm bộ phận có nút riêng của nó để khi nào gần hết cơm thì bấm nút đó, là tự động hai cái muỗng nhỏ quay một vòng để nó vét cơm lại ngay điểm chính để lùa vô muỗng lớn.

    Tóm lại bên phần điều khiển cái muỗng gồm có ba nút: Nút mở máy, nút tắt máy, nút để vét cơm. Còn hàng nút vẫn để đối diện với người bệnh như hàng nút điều khiển bên hệ thống nút của cái ly.

    Làm thêm bộ phận điều khiển hai cái muỗng nhỏ để vét như là đôi đũa để gắp đồ ăn nữa, để khi cái cần chính đưa muỗng cơm lên rồi thì nó ngưng hoạt động. Song vẫn có một hệ thống nữa để điều khiển hai cái muỗng quay ngược trở ra để gắp đồ ăn, rồi tự động quay trở lại để bỏ đồ ăn vô chén. Cái cần này có thể làm theo cấu trúc lò xo để có thể điều chỉnh theo độ dài hoặc ngắn tùy theo ý của người bệnh. Phải có ba cái nút dành riêng cho bộ phận này : Một nút để điều khiển cho hai cái muỗng nhỏ quay ra, hai nút còn lại để điều khiển độ dài và ngắn cho phù hợp với những cái dĩa đồ ăn để ở trên bàn. Ba nút này vẫn được gắn đối diện với người bệnh như hàng nút điều khiển bên hệ thống nút của cái ly và cái muỗng vậy.
    Còn nguyên liệu, theo tôi nghĩ xài bằng điện 220 vol là tốt và thuận tiện nhất! Nhưng phải thiết kế làm sao cho thật an toàn cho người bệnh sử dụng!

    Vậy là xong bài thuyết trình của tôi về cái máy này. Tôi chỉ nói sơ qua ý của mình như vậy! Nếu các chuyên gia thấy được thì còn phải nghiên cứu lại coi có hợp lý và sẽ có cách chế tạo lại cho thật tinh tế hơn nữa chứ với trình độ hiểu biết của tôi thì chỉ nghĩ được tới nhiêu đó mà thôi! Bài thuyết trình về cái máy của tôi tới đây xin hết./.

    Phạm Phong Phú

  • #2
    Xin gửi lời chào đến cộng đồng "dientuvietnam.net"

    Hôm trước tôi có nhận được câu hỏi tìm giúp một chuyên gia hiểu về kỹ thuật để có thể đánh giá nội dung của ý tưởng "Chế tạo thiết bị cho người tàn tật" của Ms Nguyễn Thùy Dương admin của cafesangtao.vn. Tôi không phải chuyên gia trong vấn đề này tôi nhớ đến cộng đồng chuyên gia dientuvietnam.net rất mong các bạn có thời gian đánh giá ý tưởng này. Hệ thống tính khoa học để trả lời cho tác giả của ý tưởng 1 người tàn tật đang suy nghĩ về một giải pháp giảm bớt gánh nặng của người xung quanh và xã hội...giúp họ sống có ích hơn.

    Rất mong các bạn giúp đỡ ! Xin chân thành cảm ơn.

    http://cafesangtao.vn/index.php?opti...d=309&Itemid=1

    Comment


    • #3
      Ý tưởng hay mong muốn có "ROBOT PHỤ GIÚP NGƯỜI BỆNH TRONG VIỆC ĂN UỐNG" của bạn Phạm Phong Phú để thực hiện được thì không phải là khó, hoàn toàn có thể thực hiện được! Có thể thêm nhiều chức năng khác cho Robot nhằm đáp ứng mong muốn của nhiều người bệnh, để làm việc này,bạn nên tìm hiểu xem những người bệnh khác họ mong muốn gì? gặp những khó khăn gì?để có thể đưa ra ý tưởng hoàn thiện hơn!

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi bk_autopro Xem bài viết
        Ý tưởng hay mong muốn có "ROBOT PHỤ GIÚP NGƯỜI BỆNH TRONG VIỆC ĂN UỐNG" của bạn Phạm Phong Phú để thực hiện được thì không phải là khó, hoàn toàn có thể thực hiện được! Có thể thêm nhiều chức năng khác cho Robot nhằm đáp ứng mong muốn của nhiều người bệnh, để làm việc này,bạn nên tìm hiểu xem những người bệnh khác họ mong muốn gì? gặp những khó khăn gì?để có thể đưa ra ý tưởng hoàn thiện hơn!
        Quy luật của thị trường là phải sản xuất hàng loạt phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng thì nhà sản xuất mới mong có lợi nhuận. Bạn Phạm Phong Phú có thể cung cấp thêm các thông tin từ nhu cầu của nhóm đối tượng người khuyết tật khác để cho phép chuyên gia công nghệ ở đây có thể xây dựng nên một sản phẩm thực tiễn và kinh tế hơn...chỉ như thế nó mới đi từ ý tưởng thành sản phẩm thực tế được.

        Nếu có thể thử tìm hiểu trên internet xem trên thế giới đã có sản phẩm tương tự chưa, học tập và sản xuất lại mẫu mã đó bằng vật liệu công nghệ Việt Nam

        Good luck

        Comment


        • #5
          F đang làm trong lãnh vực Haptics, nghiên cứu sơ về tương tác người và máy. F cung cấp thêm một số thông tin để các bạn có thể phân tích sâu hơn trong lý luận của mình.

          Tổng thị trường theo dự kiến của các nhà nghiên cứu hàng đầu của Nhật về toàn bộ các phương tiện giao tiếp người và máy, gọi tắt là HAM (Human Adaptive Mechatronics), tới năm 2025 là khoảng 6.5 tỉ USD. Trong đó hầu hết tập trung vào các nước rất phát triển.

          Như vậy, vị chi trên đầu người bình quân cả thế giới sẽ là khoảng 1$/người. Tất nhiên, đối tượng người già chỉ có khoảng 20%, người bệnh không còn khả năng lao động.. các bạn tìm thêm con số này để lý luận, thì ta có một sản phẩm giao tiếp với con người ở mức khoảng 5$/người.

          Đây là một thị trường rất nhỏ chứ không lớn. Bởi một sản phẩm haptic devices dự kiến có khoảng 10,000 người dùng, thì một sản phẩm như vậy đã có giá khoảng 20,000$ đến 80,000$.

          Theo cách tính như vậy, một sản phẩm mà các bạn đề nghị, nếu muốn bán ra được thị trường và có lợi nhuận, thì chi phí sản xuất phải có giá dưới 1 USD.

          Việc này hoàn toàn có thể làm được đơn giản với 2 hoặc 3 cái động cơ của máy sấy tóc.

          4000vnd/cái.

          Chúc vui
          Falleaf
          Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
          58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
          mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          nano Tìm hiểu thêm về nano

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X