Thông báo

Collapse
No announcement yet.

:cafe:Tương lai nghề sửa chữa điện tử

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    chào tất cả mọi người ,tình cờ tham gia diễn đàn ,thấy mọi người bàn về tương lai nghề điện tử ,thấy đây là chủ đề lý thú ,tôi cũng xin có vài suy nghĩ
    nghề này ,vào khoản năm 85-90 còn làm ăn phát đạt ,ở trong nam này nếu ai mà có nghề này gọi là số 1 .hồi đó sửa máy kiếm tiền thấy mà mê.bây giờ các anh em cùng thời 1 số đã chia tay với nghề để chuyển công việc khác,chỉ còn 1 ít là trụ lại được.tôi ở đồng nai đã thấy rất nhiều người chuyển sang công việc khác ,tôi may mắn còn trụ lại bây giờ tuy ko sửa nhưng vẫn làm công việc kỹ thuật ở nhà máy tcl.tuy kiềm tiền ko nhiều nhưng bù lại thỏa chí đam mê nghề . lâu lâu gặp anh em để trao đổi thấy đời vẫn đẹp,lỡ mang cái nghiệp vào thân thôi thì theo nó đến cùng ,chỉ mong sao thế hệ bây giờ cũng còn nhiều người đam mê yêu thích công việc này .
    công việc sữa chữa của nhiều bạn còn khó khăn dễ gây nản lòng(sửa khó mà tiền ít)là do thiếu thông tin,nếu mọi người cùng chung tay góp sức tôi nghĩ nghề đt cũng còn nhiều cái hay để mọi người theo đuổi
    mail:tranphuoclongtcl@gmail.com
    di động:0907145705
    chuyên LCD-LED TCL

    Comment


    • #32
      Chào cả nhà.theo tôi thì việc quy tụ tất cả anh em là 1 vấn đề hết sức quan trọng.tôi đang dự định học song sẽ đi nước ngoài để học hỏi của họ về kỹ thuật chiến lược để phát triển ngành điện tử của chúng ta.có thể nói lớn rằng đừng ai nản lòng về nghành của chúng ta.
      Dự định của tôi sau này chúng ta sẽ quy tụ nhau lại chứ không nên như bây giờ phát triển rời rạc không có 1 nền tảng kỹ thuật vững chắc.nước ta cần có một doanh nghiệp định hướng phát triển.tôi muốn thành lập một công ty không của riêng ai mà là của chúng ta.không chỉ dừng lại ở thu nhập ổn định mà tôi muốn con người việt sẽ phát triển ngành điện tử không thua kém bất cứ quốc gia nào
      Mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.

      Comment


      • #33
        Đúng là chúng ta nên quy tụ với nhau chứ làm ăn lẻ tẻ mạnh ai người ấy làm thì chán lắm ,nghành điện tử của chúng ta không bao giờ sợ nỗi thời mà chỉ sợ có theo kịp được công nghệ mới không thôi ,nếu như nói là hỏng người ta mang đi vứt chứ không sửa thế thì xin nỗi chứ ( nói hơi tục kứt đã bị xử lí bằng hố tự hoại chứ không thì khối kẻ tranh nhau ) với nền kinh tế như nước ta hiện nay thì có lẽ khoảng 40 năm nữa trưa chắc dám vứt

        Tôi làm thế này nhé không biết bác nào có làm như thế không hoặc có ủng hộ hay chia sẻ gì không
        Tôi tập hợp anh em trong ngành điện tử tập hợp lại với nhau khoảng 5 người tay nghề tốt ,chúng tôi đi dán quảng cáo khắp nơi nếu như ở thôn quê thì chúng tôi đi đến các thôn xóm phun biển quảng cáo sửa tivi
        và cứ như thế người ta khác gọi mình ,và tất nhiên là mình phải chịu khó 1 tí nắng mưa ,nhưng bù lại công lại cao vì đây là dịch vụ mà công thêm các chi phí xăng dầu ,cứ như tôi thường thì bét nhất mỗi cái tivi tôi lấy công 100k còn không tùy loại
        Mọi người thấy thế nào làm như vậy có được không vì bây giờ ít người mang đi sửa lắm chứ ngồi ở nhà đếm xung rụng vào mồm thì chắn lắm

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
          Không hẳn là như vậy .
          Nguyên nhân như thế này :
          Giả sử cùng một trường hợp hỏng hóc .

          - Người thợ giỏi có thể sẽ làm như sau : Đo đạc > tổng hợp kết quả > quyết định lên kế hoạch khắc phục > Tiến hành thi công > Đề phòng sự cố > Kiểm tra lại các thông số kỹ thuật > Hoàn thiện công việc
          - Người thợ kém thì làm như sau : Kiểm tra > phát hiện chỗ hỏng > Mua vật tư thay thế > Lắp vào và bật máy > Nổ đoàng >> đo lại > mua thêm con Linh kiện .... to hơn > lắp vào và bật máy >> nổ đoàng to hơn > kết luận không phải càng to càng tốt >> Mua đúng loại cũ > đo lại thấy hỏng thêm một cái bên cạnh > Mua hai LK mới >> lắp vào và bật máy >> may quá chạy được rồi > đóng máy vào trả cho khách ngay . Để lâu nó lăn ra thì toi !!!!!

          Khách hàng thấy vậy nhận xét như sau :
          - Ông thợ thú nhất thì làm ăn gì . Đo đạc một lúc rồi thay đúng một chỗ . Mất có 1 giờ đồng hồ . Vậy chỉ đáng 50K tiền lương
          - Còn ông thợ thư hai mới đáng là làm việc chứ . Chạy đi chạy lại mấy lượt . Hết gần ngày công . Thay thế cẩn thận bao nhiêu linh kiện hỏng . Xứng đáng nhận 200K tiền công


          Người dân VN sống trong thiếu thốn nhiều nên có xu hướng coi nặng về vật chất , coi nhẹ nhân phẩm . Làm một việc gì phải thay thế hay bỏ tiền ra thì mới đáng nhận tiền về . Cũng vì vậy những kẻ thiếu lương tâm thì thỏa sức tận dụng , thay thế càng nhiều càng tốt . Vì càng được nhiều tiền công .
          Nhưng họ có hiểu được đâu rằng làm như vậy càng làm tuổi thọ của sản phẩm giảm ngắn mà thôi . Tiền mất tật mang .
          Mình thấy bạn đưa ra ý kiến hay đấy. Mình tâm đắc lắm. Làm thợ nhiều khi là như thế. Mình làm chủ yếu là yêu nghề thôi, đang có lương mà.

          Comment


          • #35
            phải có phát triển chứ

            thực tế diễn ra là dân điện tử chúng ta đang có sự thay đổi rất lớn: từ việc chuyên sửa các thiết bị điện tử sang ráp các thiết bị điện tử dân dụng phục vụ khách hàng với phuơng châm "ngon bổ rẻ", kiêm luôn bảo hành.
            một thị trường lớn đây này: các TV LCD đang bùng nổ, ai có đầu mối nhập LCD panel từ nước ngoài thì chuẩn bị nhập, ai có đầu mối nhập mainboard ...(LCD TV) thì chuẩn bị nhập, ai có chuyên môn thì chuẩn bị tay nghề.
            để làm gì?

            thì ráp LCD TV thôi. đúng phuơng châm "ngon bổ rẻ", cứ bán giá rẻ là có khối người mua.
            có đúng thế không?????????

            Comment


            • #36
              Tương lai nghề sửa chữa điện tử

              - Nghề sửa chữa điện tử vừa là thực tập, củng cố cập nhật bổ xung kiến thức thực tế, rèn luyện kiên nhẫn, tính sáng tạo, sự trung thực và lương tâm nghề nghiệp ... đó cũng là nghề đem đến nhiều kiến thức rộng.
              - Căn cứ giá bán sản phẩm, giá dịch vụ sửa chữa, giá vật tư ... ta phân biệt được các giá trị hữu hình và vô hình (Thương hiệu, công nghệ, tính mới, kiểu dáng công nghiệp ....), lưu thông phân phối ... tích chứa trong sản phẩm
              - Ta cũng thấy được cái hay và cái còn dở hoặc chưa phù hợp với thực tiễn
              ....
              Với cách hành nghề như trên, ta không sợ tiền công ít ỏi, không sợ phải đền vì tò mò làm hỏng, không sợ vất vả
              - Ta càng nung nấu quyết tâm làm ra một số sản phẩm hàng hóa nội sản, công nghệ nội sinh, origin Việt nam ... dùng trong nội địa và xuất khẩu
              - Rồi một ngày đẹp trời nào đó, ý tưởng mới lạ chợt đến ... ta cùng các bạn hữu hiệp sức làm ra cái gì đó thiết thực, có hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, đăng ký bản quyền, lập doanh nghiệp, chớp thời cơ, đẩy mạnh sản xuất ... đem lại những giá trị thiết thực cho xã hội, giúp đỡ người nghèo với những sản phẩm vừa tốt vừa rẻ ... bạn sẽ có niềm vui từ mồ hôi và vật chất thu được làm giàu cho xã hội thay cho các hư vinh của các cuộc thi gì đó ...
              - Chúng tôi đã và đang là các THỢ SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ, lúc nào cũng ý tưởng sản xuất sản phẩm có phần cứng từ A-X tích hợp từ những thứ đã trở thành hàng hóa có sẵn do người khác chế tạo (nên tận dụng tối đa loại của TQ), ta chỉ cần làm từ Y-Z theo phương thức OEM (Original Equipment / Enginering Manufacturer) để giải quyết các bài toán từ thực tiễn luôn luôn thay đổi mà các doanh nghiệp đầu tư lớn khó thực hiện do quán tính và sức ỳ lớn (xin tham khảo: sachben.com)
              - Vậy nếu còn trẻ, bạn cứ làm THỢ nhưng dành thời gian chú ý phát hiện ý tưởng mới. Những vụ việc hay máy móc quá độc đáo, "ngoài luồng", ngoài sở trường của mình thì chẳng cần tham gia, thi tài, hơn thua, khoe kiến thức ... mất thời gian, thêm bực bội
              - Nếu được, chúng ta thử trao đổi một vài ý tưởng, chẳng hạn:
              1- Chế tạo Bình đun nước nóng kiểu mới Hiệu suất cao, An toàn, gọn nhẹ, hiện đại ... theo nguyên tắc:
              + Bộ phận đun như "Bếp từ" 2 KW có thể đặt mua TQ <200.000 đ/bộ
              + Vỏ chứa nước bằng kim loại 2 lớp, lớp trong bằng Inox , ở giữa hút chân không giống như cái bát kim loại, cái phích nóng lạnh của Liên xô cũ (đặt TQ làm ~ 180.000 đ)
              + Bộ khống chế, bộ điều khiển từ xa đặt TQ nhanh, rẻ, đẹp và tốt hơn tự làm
              (Kiểu Bếp trên không bao giờ bị giật, cháy, nổ, gọn bởi giảm được lớp bọt cách nhiệt, SẠCH BỀN bởi toàn inox ....)
              2- Chế tạo "Lồng bàn" (Nhựa, lưới Inox, tre ... có gắn hộp phát A-Ozone 50 mg/giờ ~ 100.000 đ ) để bảo vệ thức ăn, khử độc rau quả thực phẩm, sát khuẩn khử mùi vật dụng ... kiểu khô rất tiện lợi.
              3- Chế tạo máy làm sạch nước máy ở TP (<500.000 đ), sản xuất nước sạch cho gia đình ở Nông thôn (<200.000 đ) sao cho đơn giản, tin cạy, bền >10 năm, rẻ, dễ sử dụng...
              Những ý tưởng trên đã được tra cứu, đảm bảo tính mới. Bạn nào quan tâm xin cùng trao đổi trên diễn đàn hoặc vào "Liên hệ" trong trang: sachben.com

              Comment


              • #37
                Từ sửa chữa tiến đến sản xuất lắp ráp , xúc tiến thương mại , bảo hành, nâng cấp ...

                Nguyên văn bởi ghostvn Xem bài viết
                Câu chuyện này có vẻ là "chủ đề nóng" cái muôn thủa của kế sinh nhai NGHỀ&TIỀN Nghề để kiếm tiền và một khi nghề đấy không đủ để kiếm cơm ngày 2 bữa thì Nghề sẽ sớm bị đi vào cõi chết
                Vấn đề ở đây là sự đam mê và gắn bó với nghề-Tui đã thấy rất nhiều thợ tuyên bố "đổi nghề" Nhưng họ không thể từ chối khi có ai đấy bảo họ sửa dùm 1 cái TV hay 1 cái đầu vcd hỏng . Nỗi nhớ nghề lại thôi thúc và..haha nghề điện tử là vậy đấy
                Đồ điện tử xuống giá nhưng kô phải là mấu chốt của vấn đề .Ngày xưa phục hồi cái "Mắt" CD bèo cũng 200-400k giờ số tiền ấy người ta mua cái mới bù lại "Mắt" bây giờ cũng rẻ hỏng>>>thay lấy mươi mười năm ngàn đút túi khỏe re .TV giờ cũng vậy ngoại trừ 1 số hãng LK khó mua nhưng dễ sửa hơn trước nhiều tiền ít 1 chút nhưng so với sửa nhưng cái TV 30--40k nội địa nhật thì vẫn khỏe hơn
                Thị trường còn biến đổi nhưng nghề sửa chữa sẽ không vì thế mà mất đi .Có mới-có cũ.Có cũ-có hư hỏng và không phải cứ hỏng là mua mới Vấn đề là chúng ta luôn nâng cao kiến thức nắm bắt được kĩ thuật mới khẳng định được tay nghề với khách hàng chẳng lẽ lại bó tay !
                (nói thế thôi chứ bỏ nghề òi )
                goodluck
                Đã có kinh nghiệm qua sửa chữa, dành một phần thời gian cho :
                1 . Xúc tiến thương mại thời @ :
                - Tư vấn, Giới thiệu cho người tiêu dùng biết ưu điểm của SP mới
                - Giới thiệu bán hàng hưởng 10% (chỉ cần gọi điện báo tên người mua hoặc chuyển tiền hộ người mua)
                2. Bảo hành (nhận lương do Nhà SX trả) bảo trì, nâng cấp, nâng đời TB mới (tự thu tiền )
                3 . Tổ chức lắp ráp SKD các Thiết bị Sản phẩm mới từ các bộ kiên SKD do nhà SX cung cấp (tự tạo ra thị trường và "Thương hiệu" trên cơ sở "Nhãn hiệu" hàng hóa của nhà SX)
                4. Lúc rỗi, lắp mạch, gia công bộ kiện cho Nhà sản xuất (phải dán tem và chịu trách nhiệm bảo hành bộ kiện do mình lắp)
                5. Thực hiện các Vụ việc (lấy tiền dịch vụ, tiền công chế tạo, tiền công lắp đặt ...) với các việc do Nhà SX phân công
                6. Thông báo, Cung cấp đầu việc cho nhà SX (hưởng 5%) nếu có tham gia khâu nào thì thì hưởng thêm
                7. Thông báo các ý tưởng mới hưởng Cổ phần trong Doanh nghiệp
                8. Làm bất kỳ việc gì có lợi cho phát triển SP mới đều được hưởng một phần hiệu quả theo "Gái có công Chồng chẳng phụ" trên cơ sở yêu nghề, yêu người(nếu cảm thấy chưa tin tưởng thì thôi ) TD như Thay mặt Nhà SX tham gia các Hội chợ thương mại tại địa phương, ...
                9. Sau 1-2 năm thấy mọi việc "có lý" và chợt nghĩ đến cần mở rộng (bởi người thợ cắt tóc không thể cắt 100 lần/ ngày nhưng nếu sản xuất kéo thì có thể mở rộng cho hàng nghìn người cắt hàng vạn lần ...) thì có thể Hợp đồng với nhà SX để SX gia công ổn định hơn
                10- Khi đã có tuổi, con đã lớn phải thành "Ông chủ", có thể Lập Doanh nghiệp, và vốn để lại cho con không phải là dăm trăm triệu mà là "Thương hiệu", "Công nghệ ra tiền", "Thị trường khách hàng tiềm năng"
                .....
                Có lần , Có người "bạn ngoại " của chúng tôi nói đùa: 10 thằng '"Tây" gộp lại mạnh hơn 100 thằng "Tây", 10 thằng "Tầu" chung nhau mạnh hơn 10 thằng 'Tàu" riêng lẻ, nhưng 3 thằng "Việt" ghép lại chẳng bao lâu sẽ yếu hơn 1thằng rồi tan rã... chúng mày chỉ có 2 thằng thôi cũng đã tranh giành, trèo cả lên vỉa hè làm cho đường thêm tắc ... Tuy là nó nói đùa nhưng chúng tôi thực sự sốc, đau đớn, suy nghĩ mãi thấy có khía cạnh đúng, có khía cạnh chưa đúng, có cái có lý do lịch sử ... nhưng không phải đó là bản chất con người Việt. Rất nhiều người thuộc "thế hệ mất mát - 5X, 6X " là các Chuyên gia giỏi nhưng đến khi về vườn vẫn không phát huy được đành ôm hận ... nhưng thế hệ mới 8X, 9X lại khác. ....
                Vậy Phương án SP gì có ưu thế cạnh tranh, Loại SP gì "Tây " chưa làm, còn trống, Công việc gì bền vững để "Cha truyền con nối" , Làm việc gì không cần quá nhiều bằng cấp hay phảỉ "phong bao" hạ mình để xin việc. Nhật Bản từ lâu có mô hình Mặt trời - Hành tinh (mọi người liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn và chạy trên quỹ đạo) thay cho mô hình Tháp nhọn với một người chỉ huy bằng mệnh lệnh qua nhiều cấp trung gian.
                Làm gì để có thể vui sướng, thanh thản, Trước đây có "bạn ngoại" gợi ý đầu tư cho chúng tôi hệ máy làm Tăm tre hoàn toàn tự động, chúng tôi từ chối vì sợ sẽ "Cướp cơm" "cướp việc" đồng nghĩa với "cướp niềm vui nho nhỏ" của những người kém mắt ...
                Vấn đề Bảo vệ môi trường, Làm sạch và An toàn vệ sinh thực phẩm , chữa bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống... với những thiết bị công nghệ sạch sử dụng điện tử còn là mới và mãi mãi cần thiết... Những công nghệ nội sinh, thiết bị nội sản thương hiệu Việt tương thích thực tiễn Việt nam đâu có kém, làm sao cho người tiêu dùng nhận biết đâu phải cứ hào nhoáng, phải đắt, phải viết bằng tiếng "ngoại" mới là tốt. Các bạn có muốn cùng nhau tập hợp thành "Hệ Mặt trời " mới không? sẽ chẳng mất gì ngoài một chút thời gian công sức nhưng chắc chắn được kinh tế, bạn bè, được tung bay trong thỏa chí. Chúng tôi từng gặp nhiều tình huống như có "ông Chuyên gia" nhất quyết không chữa "phần điện tử" trong máy đóng gói "Thuốc sâu" nhưng lại miệt mài với máy lọc bụi tĩnh điện để công nhân đỡ viêm phổi ...

                Comment


                • #38
                  Ngành nghề nào cũng thế, chỉ cần mình vững chắc tay nghề thì chẳng bao giờ sợ lạc hậu cả. Một đất nước phát triển là đất nước áp dụng công nghệ cao, có công nghệ cao thì cũng luôn luôn cần người thợ.


                  Liên hệ: Ms Quỳnh 0989978682
                  Mr Lân 0912833676
                  ĐC: Số 31, ngõ 191 Lạc Long Quân

                  Comment


                  • #39
                    Theo mình nghĩ thì ai yêu nghề thì sẽ gắn kết được với nghề thôi khi ta đã xác định được hướng phát triển nghề của mình rồi thì đơn giản thôi mà sống với nó là một điều đơn giản
                    Như mình đây hướng phát triển là nâng cao tay nghề đã roài về quê kiếm mảnh đất mở cửa hàng sửa chữa kiếm cô vợ làm may hai vợ chồng nuôi nhau cũng thoải mái sống mà
                    còn nâng cao tay nghề và trình độ là điều tất yếu rồi không thể khác được nếu không nâng cao tay nghề được thì khi khách đem máy đến sửa mà không sửa được thì sao ==>Tàn lụi chỉ còn là vấn đề thời gian thôi và đương nhiên thì làm sao sống ổn với nghề được
                    Điện tử Nga Nhung
                    Số 43 ngõ 259 Yên Hòa, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
                    ĐT 0988441961 hoặc 0979387040

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi huydim Xem bài viết
                      Có thể tay nghề thấp nhưng ng ta chịu "cày", còn tay nghề hay trình độ cao thường "chảnh" và ko muốn "cày", hoặc chỉ sửa những thiềt bị "cao" thôi, không thèm sửa VCR, VCD, Casstet... chỉ sửa DVD, LCD, Plasma thôi (Công ty củ của tôi chuyện này là bình thường ) mà những món này đâu phải lúc nào cũng có mà sửa, trong khi anh kia cái gì cũng làm và có tiền đều đều.
                      đấy là ở trong Cty bạn thôi còn ở đời cái gì mà chả kiếm, chỉ có điều là thợ giỏi thường làm nhanh, chính xác bệnh, yêu nghề, gét "lươn lẹo"; mục đích tiền 50%,,,học lấy kiến thức 50%, thậm chí ko tiền vẫn làm để "biết", mất tiền để biết....còn thợ kém họ nói hay hơn, đc lòng người hơn, mục đích duy nhất là tiền, họ thường nhận đc giá rất cao và thuê ngừoi khác làm, và thường xuyên phán nhầm bệnh nhẹ thành nặng và họ kiếm đc nhiều nhờ sự nhầm nhọt, và "đòn, võ"......chỉ có điều khách tin họ hơn nhưng người thực sự là thợ
                      Tôi thích cái cầu kỳ của kỹ thuật
                      Nhưng ghét mọi phức tạp trong tính cách con người

                      Comment


                      • #41
                        có câu: giỏi nghệ thì đói
                        gỏi nói hì no
                        có lẽ những ông thợ muốn kiếm đc tiền cần phải học thêm "nói". cái này cũng rất chính đáng, miễn đừng quá gian dối.....
                        Tôi thích cái cầu kỳ của kỹ thuật
                        Nhưng ghét mọi phức tạp trong tính cách con người

                        Comment


                        • #42
                          toi thay bac van phan tich chi ly quá! chinh sac qua! dao nay thay bac it le dien dan!

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi daominhchien Xem bài viết
                            có câu: giỏi nghệ thì đói
                            gỏi nói hì no
                            có lẽ những ông thợ muốn kiếm đc tiền cần phải học thêm "nói". cái này cũng rất chính đáng, miễn đừng quá gian dối.....
                            quá chí lý......
                            [email]daihoan1977@yahoo.com.vn
                            daihoan1977@gmail.com.vn
                            sông mã_sơnl la

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi daihoan1977 Xem bài viết
                              quá chí lý......
                              đọc qua ý kiến của các bác tôi thấy nhiều ý rất hay thế nhưng chưa đủ.tại sao thợ đt nhiều ngươi vẫn ăn nên làm ra? làm không hết việc ? gần như tất cả đều do chúng ta gây nên .vào những năm 81-90 thợ điện tử như tôi kiếm tiền quá đơn giản.bởi máy thu hinh và cacs loại đồ điên khác rất có giá trị .sang đên thời kì 90-2000 là nhưng năm hoàng kim của đồ nội địa .nhiều ngươi giầu lên nhờ đồ xicanhan .chính vì vậy mà nhiêu ông thợ chỉ thích đi buôn chứ ko chú trọng tới việc nâng cao tay nghề hệ quả là sau một thời gian tay nghề giảm cộng với công nghệ dt phát triển quá nhanh thế là bỏ nghề.song song với sư viêc trên là sự ra đời của rấy nhiều các( cao thủ nhí) bởi mới ra lò tay nghề còn non nên đua nhau hạ giá .có những cậu đi 5-7 km thay cái đế đèn hình lấy 20 ngàn đông tiền công thì rõ ràng ... không thể tuơng tượng đc.năm 2000 trở về đây là thời kỳ của TV phẳng đầu KTS - ĐVB & các loại đầu đĩa.gắn liền với nó là công nghệ phần mềm.thời giân đầu nạp con rom vcd cũng 4-50 ngàn đồng 1con(lưu ý là 1 chỉ vàng mới có 500k. bây giờ thì sao?nạp 1 con rom đc bao nhiêu các bạn biết rồi .khi tôi mua con labtool 48uxp zin của tw năm 2007 là 1300 $ cả các loại adapter kèm theo là gần 30t cộng với giàn máy tính nữa là 40t.với đầu tư như vậy thì sl một fw 7*8 chục ngàn một lần là bt .thế nhưng một số bạn lắp lấy mạch nạp chỉ tính 20-30 ngàn .các bạn ấy quá coi thương công sức của mình bỏ ra .đành rằng vốn đầu tư của các bạn ấy là thấp nhưng vô hình chung là các bạn ấy tự phá giá .thú thực với các bạn là đến giờ mình đã làm nghề liên tuc đc 31 năm có thể nói rằng nghề đt vẫn là nghề kếm ăn dc với đk ae thợ phải biết bảo nhau ko phá giá .bieet hoc hỏi nângb cao tay nghề .và một yếu tố rất quan trọng trong nghề nghiêp đó là đối nhân sử thế làm sao cho chuẩn.
                              Điện tử Nghĩa Phượng- SN268, pTân Long,tp Thái Nguyên,. SDT: 097 833 7568 - 091 373 0268
                              cung cấp các loài đầu chảo K+ VTC / AVG KTS T2

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi nghiatanlong Xem bài viết
                                đọc qua ý kiến của các bác tôi thấy nhiều ý rất hay thế nhưng chưa đủ.tại sao thợ đt nhiều ngươi vẫn ăn nên làm ra? làm không hết việc ? gần như tất cả đều do chúng ta gây nên .vào những năm 81-90 thợ điện tử như tôi kiếm tiền quá đơn giản.bởi máy thu hinh và cacs loại đồ điên khác rất có giá trị .sang đên thời kì 90-2000 là nhưng năm hoàng kim của đồ nội địa .nhiều ngươi giầu lên nhờ đồ xicanhan .chính vì vậy mà nhiêu ông thợ chỉ thích đi buôn chứ ko chú trọng tới việc nâng cao tay nghề hệ quả là sau một thời gian tay nghề giảm cộng với công nghệ dt phát triển quá nhanh thế là bỏ nghề.song song với sư viêc trên là sự ra đời của rấy nhiều các( cao thủ nhí) bởi mới ra lò tay nghề còn non nên đua nhau hạ giá .có những cậu đi 5-7 km thay cái đế đèn hình lấy 20 ngàn đông tiền công thì rõ ràng ... không thể tuơng tượng đc.năm 2000 trở về đây là thời kỳ của TV phẳng đầu KTS - ĐVB & các loại đầu đĩa.gắn liền với nó là công nghệ phần mềm.thời giân đầu nạp con rom vcd cũng 4-50 ngàn đồng 1con(lưu ý là 1 chỉ vàng mới có 500k. bây giờ thì sao?nạp 1 con rom đc bao nhiêu các bạn biết rồi .khi tôi mua con labtool 48uxp zin của tw năm 2007 là 1300 $ cả các loại adapter kèm theo là gần 30t cộng với giàn máy tính nữa là 40t.với đầu tư như vậy thì sl một fw 7*8 chục ngàn một lần là bt .thế nhưng một số bạn lắp lấy mạch nạp chỉ tính 20-30 ngàn .các bạn ấy quá coi thương công sức của mình bỏ ra .đành rằng vốn đầu tư của các bạn ấy là thấp nhưng vô hình chung là các bạn ấy tự phá giá .thú thực với các bạn là đến giờ mình đã làm nghề liên tuc đc 31 năm có thể nói rằng nghề đt vẫn là nghề kếm ăn dc với đk ae thợ phải biết bảo nhau ko phá giá .bieet hoc hỏi nângb cao tay nghề .và một yếu tố rất quan trọng trong nghề nghiêp đó là đối nhân sử thế làm sao cho chuẩn.
                                bác nói quá chuẩn ,em ủng hộ bác.
                                ĐIỆN TƯ-NGỌC ĐÀN
                                15A THANH NIÊN ĐỒNG HỚI QUẢNG BÌNH

                                ĐT 0948203224

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nowdaygood Tìm hiểu thêm về nowdaygood

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X