Thông báo

Collapse
No announcement yet.

:cafe:Tương lai nghề sửa chữa điện tử

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Bây giờ nói thật ra là làm ngành nghề điện tử là có thể sống được,tuy không vương giả như xưa kia nữa, (không kể buôn bán) chỉ có điều là người làm thợ có năng động hay không mà thôi, nhìn quanh trong nhà tất cả mọi gia đình VN hầu như 90% là thiết bị điện , điện tử, chỉ trừ chăn màn , chổi cùn rế rách là không điện mà thôi! mà đã có dùng thì có hư hỏng, vậy nên mới có thợ sửa nó, nhưng thiết bị bây giờ thì khó nuốt lắm, cái cũ thì khó kiếm phụ kiện , linh kiện thay thế, cái mới thì quá hiện đại, người thợ không năng động thì khó theo kịp, vì vậy chỉ có ai tự phụ với tay nghề mà không trau dồi kiến thức thì cũng bó tay với cái mới, nhưng chỉ chú tâm vào cái mới mà thiếu cái căn bản xưa cũ thì cũng lọng ngọng, như nhiều thợ trẻ, FW thì khá nhanh nhậy , nhưng đụng đến nguồn cũ thì bó gối, ra xách ngay nguồn 5 dây phang vào, có hình là đóng nắp ,khách kêu ca về những cái chưa đúng thì lại khó chịu, đó cũng là một thiếu sót cho nghề nghiệp, sẽ bị mất khách! dẫn đến mất việc và bỏ nghề thì chỉ còn là thời gian,có nhiều thợ ít đầu tư vào thiết bị mới, tìm tòi những cái hay , lạ trong máy mới, mà quanh quẩn với thiết bị cũ, nên không được sự ủng hộ của khách, nhậu nhiều hơn ngồi tìm tòi, thành ra gặp máy lạ là lắc đầu , không dám nhận sửa, thế thì lại không có hàng! còn thợ trẻ thì nhanh nhẩu nhận ngay , banh ra chọc ngoáy, thế là bụp , xèo, bốc khói, lúc đó 2 mắt của khách trợn lên, Gì thế chú???? Dạ dạ.....gãi đầu gãi tai thôi!!!! Vì thế theo tôi Đã làm thợ nên tận tâm với nghề và khách, dù chậm còn hơn là làm bậy, nhiệt tình và cẩn thận thì máy và khách sẽ không bỏ rơi mình đâu! Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi, chứ đừng đau lòng khách đến(vì hư) mà buồn lòng khách đi(vì hỏng thêm) thì mất nghề luôn!

    Comment


    • #47
      chào các bác em là thành viên mới nhưng e cũng góp ý thế này. Nếu sợ lỗi thời ko người sữa sao ta không xoay qua tìm hiễu những cái mới nắm bắt đón đầu thị trường và người tiêu dùng chẳng hạn như TV LCD, Lapstop....vv. Với hiểu biết về điện tử cũng như kinh nghiệm thì mình sẽ có lợi thế dễ biết và nắm bắt hơn. Nói chung là tay nghề chuẫn thì ko lo vì điện tử ko bao giờ lỗi thời vì e thấy tất cả mọi thiết bị đều dùng điện và có board mạch.

      Comment


      • #48
        xu thế mới trong thời đại mới là tất yếu ,hư bỏ thay mới ( đồi với măt hàng quá phổ biến )
        xu hướng này đang thinh hành trên khắp thế giới và đang xâm nhập vào các thành phố lơn của việt nam.

        thơ lâu năm, tìm thêm 1 công việc phu nào đó lấp đầy thời gian trống.kiếm thêm tiền

        thơ mới ,nhanh chóng bỏ nghề và chuyển sang tìm nghề mới
        không thể làm những gì bạn muốn,hãy làm những gì bạn có thể làm .Đời không như mơ

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi nghiatanlong Xem bài viết
          đọc qua ý kiến của các bác tôi thấy nhiều ý rất hay thế nhưng chưa đủ.tại sao thợ đt nhiều ngươi vẫn ăn nên làm ra? làm không hết việc ? gần như tất cả đều do chúng ta gây nên .vào những năm 81-90 thợ điện tử như tôi kiếm tiền quá đơn giản.bởi máy thu hinh và cacs loại đồ điên khác rất có giá trị .sang đên thời kì 90-2000 là nhưng năm hoàng kim của đồ nội địa .nhiều ngươi giầu lên nhờ đồ xicanhan .chính vì vậy mà nhiêu ông thợ chỉ thích đi buôn chứ ko chú trọng tới việc nâng cao tay nghề hệ quả là sau một thời gian tay nghề giảm cộng với công nghệ dt phát triển quá nhanh thế là bỏ nghề.song song với sư viêc trên là sự ra đời của rấy nhiều các( cao thủ nhí) bởi mới ra lò tay nghề còn non nên đua nhau hạ giá .có những cậu đi 5-7 km thay cái đế đèn hình lấy 20 ngàn đông tiền công thì rõ ràng ... không thể tuơng tượng đc.năm 2000 trở về đây là thời kỳ của TV phẳng đầu KTS - ĐVB & các loại đầu đĩa.gắn liền với nó là công nghệ phần mềm.thời giân đầu nạp con rom vcd cũng 4-50 ngàn đồng 1con(lưu ý là 1 chỉ vàng mới có 500k. bây giờ thì sao?nạp 1 con rom đc bao nhiêu các bạn biết rồi .khi tôi mua con labtool 48uxp zin của tw năm 2007 là 1300 $ cả các loại adapter kèm theo là gần 30t cộng với giàn máy tính nữa là 40t.với đầu tư như vậy thì sl một fw 7*8 chục ngàn một lần là bt .thế nhưng một số bạn lắp lấy mạch nạp chỉ tính 20-30 ngàn .các bạn ấy quá coi thương công sức của mình bỏ ra .đành rằng vốn đầu tư của các bạn ấy là thấp nhưng vô hình chung là các bạn ấy tự phá giá .thú thực với các bạn là đến giờ mình đã làm nghề liên tuc đc 31 năm có thể nói rằng nghề đt vẫn là nghề kếm ăn dc với đk ae thợ phải biết bảo nhau ko phá giá .bieet hoc hỏi nângb cao tay nghề .và một yếu tố rất quan trọng trong nghề nghiêp đó là đối nhân sử thế làm sao cho chuẩn.
          chí lý quá..kakaka
          [email]daihoan1977@yahoo.com.vn
          daihoan1977@gmail.com.vn
          sông mã_sơnl la

          Comment


          • #50
            công nghiệp dt phát triển như vũ bẫo .các bạn biết rằng thời gian đầu khi một sản phẩm đt đc bán ra thị trường 10 năm sau nhà sản xuất mời ngừng chế tạo linh kiện thay thế cho sản phẩm đó.nhưng cho đến bây giờ tme chỉ còn khoảng 2 năm .hết bảo hành thì nhà sản xuất cũng thanh lý hết phụ tùng thay thế cho sản phẩm đớ luôn..thợ điện tử chúng ta chạy đua theo công nghệ đã vất vả rồi nay lại bị động về phụ tùng thay thế nên càng mệt hơn.nghề của chúng ta học để làm cho tốt rồi quyên quyên rồi lại học.tại sao tôi nói như vậy ...tôi giải thích luôn cho các bạn hiểu.như tôi học rất sâu về đèn điện tử .về radio catset đầu quay băng cối rồi đầu video.đến giờ hỏi còn ứng dụng đc bao nhiêu?cũng may mà mình có niềm đam mê nghề nên còn tồn tại đến bây giờ.chỉ buồn cho một số bạn trẻ không đầu tư vè kiến thức không chụi tư duy động một tý là cầu cứu ae vậy thì đến bao giờ mới thành thợ gỏi dc.vài dòng tấm sự của người thợ già này có động chạm tới ai thì hãy bỏ qua cho nhé.xin cảm ơn
            Điện tử Nghĩa Phượng- SN268, pTân Long,tp Thái Nguyên,. SDT: 097 833 7568 - 091 373 0268
            cung cấp các loài đầu chảo K+ VTC / AVG KTS T2

            Comment


            • #51
              Mình sn 1977, học trung cấp điện tử từ những năm 1997 - 1999. Theo thầy thợ sửa chữa đầu máy ở Nhật Tảo, rồi đầu máy cũng qua đi. Sau đó học thêm máy tính này kia, làm nhân viên, công nhân, bảo trì, thợ điện,... sống qua ngày, đến nay vẫn chưa vợ con gì. Giờ đang theo lớp sửa phần cứng laptop với hy vọng có cơ hội kiếm tiền lấy vợ
              Ôi chỉ vì yêu thích cái gọi là khoa học kỹ thuật, máy móc mà đến nông nỗi này sao?
              Mà dù sao nếu chọn lại nghề tui vẫn chọn điện - điện tử, có lẽ vì nó thể hiện "người đàn ông đích thực"?, kệ! (tui nghĩ vậy đó )
              Ước mơ đơn giản: tìm được chỗ làm việc phù hợp, trước nhất để sống qua ngày rồi tính tiếp. Ở HCM, anh em nào có cần thêm người làm thêm, phụ việc nhớ cho mình cơ hội nhé. Xin cảm ơn.

              Comment


              • #52
                chịu khó các bác ạ
                Ph.vmr

                Comment


                • #53
                  Dù sao cũng theo nghề rồi, mấy năm gần đây không hiểu sao lại bị dị ứng hơi chì mỏ hàn nữa mà sinh mụn rộp ở da tay, ngứa da,...khi hàn phải khẩu trang cho đỡ.
                  Tui chỉ muốn hỏi có bác nào làm nghề điện tử mà lên đời, khá giả cho vợ con nhờ chưa vậy, hơn nữa đã đào tạo nghề nghiệp giúp ích được cho bao nhiêu đàn em họ hàng rồi. Chứ mà nói làm nghề này mà cưu mang, giúp đỡ anh em theo học tạo công ăn việc làm chắc khó lắm nhỉ, chắc là ko có luôn ấy. Tui thấy ngoài học ở trường, muốn có thực hành thêm ở nhà thầy đều phải đóng tiên rất cao mà chủ yếu anh em bạn thợ chỉ bảo cho nhau là chính. Thầy chủ yếu nhận tiền
                  Từ kinh nghiệm "xương máu" qua mấy khóa như trên, nếu sau này tui đủ nội lực mà nhận hướng dẫn sẽ biết thương cảm đàn em hơn.
                  Các bạn kể thêm về đời thợ của mình nữa nhé!

                  Comment


                  • #54
                    Chuyển qua độ loa cho oto đi các pạng ...
                    Chuyển qua kinh doanh các hệ thống entertainment cho xe hơi :> ...

                    Comment


                    • #55
                      Hoặc thiết kế lắp đặt hôm tiato (home theatre)

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi bienhocvobo Xem bài viết
                        Dù sao cũng theo nghề rồi, mấy năm gần đây không hiểu sao lại bị dị ứng hơi chì mỏ hàn nữa mà sinh mụn rộp ở da tay, ngứa da,...khi hàn phải khẩu trang cho đỡ.
                        Tui chỉ muốn hỏi có bác nào làm nghề điện tử mà lên đời, khá giả cho vợ con nhờ chưa vậy, hơn nữa đã đào tạo nghề nghiệp giúp ích được cho bao nhiêu đàn em họ hàng rồi. Chứ mà nói làm nghề này mà cưu mang, giúp đỡ anh em theo học tạo công ăn việc làm chắc khó lắm nhỉ, chắc là ko có luôn ấy. Tui thấy ngoài học ở trường, muốn có thực hành thêm ở nhà thầy đều phải đóng tiên rất cao mà chủ yếu anh em bạn thợ chỉ bảo cho nhau là chính. Thầy chủ yếu nhận tiền
                        Từ kinh nghiệm "xương máu" qua mấy khóa như trên, nếu sau này tui đủ nội lực mà nhận hướng dẫn sẽ biết thương cảm đàn em hơn.
                        Các bạn kể thêm về đời thợ của mình nữa nhé!
                        Nghe bác này nói mà thấy cảm quá! đúng là làm Thầy thì phải gắn liền với tiền rồi, chạy đâu cho thoát , vì thế tôi thì làm khá lâu rồi nhưng không nhận dạy học trò vì sợ đồng tiền làm hư hỏng mình đi, vì vậy làm thợ thì khó mà khá giả được, chỉ tạm đủ mà thôi các bác à! còn nói về cưu mang , giúp đỡ thì kể ra cũng hơi khó đó, vì mỗi nhà mỗi cảnh, trong một khoảng thời gian nào đó thôi, thì còn tạm được , chứ lâu dài thì khó lắm , vì còn vợ con này nọ, người cho người không, chỉ hỗ trợ kinh nghiệm, vật tư thì còn có thể được, cái này thì tùy vào tâm của mỗi người, người thì nhiều kinh nghiệm nhưng chẳng hé môi ra bao giờ, giả bộ ngây ngô , khờ khạo để qua mặt thôi, hỏi người thì mau , nhưng người hỏi lại thì bảo dốt nên không biết! Chỉ có ai coi đồng tiền đúng nghĩa của nó thì may ra mới có lòng hào hiệp giúp đỡ người khác được.Mình có cái may mắn là chưa có Thầy bao giờ(không kể sách báo) nên không biết nỗi khổ như bác này, vì vậy nên mình cũng chẳng dám làm khổ và khó cho người khác thành ra không có học trò!Thế mới là DẠI các bác ơi!!!

                        Comment


                        • #57
                          em tính là thi ngành điện tử mấy a nói vậy sao e thấy lo cho tương lai quá.chủ yếu cũng là kiếm tiền nuôi gia đình, dc thì tốt, k dc thì phải buôn thôi. nhưng nó vẫn là đam mê,rảnh lôi ra làm


                          Comment


                          • #58
                            thấy ae chia sẻ tôi cũng góp thêm chút xíu
                            tôi bắt đầu có hướng với cái nghề này từ cuối năm lớp 9 và bắt đầu nghịch ngợm từ đó chủ yếu đọc qua sách vở những ngày học cấp 3 mày mò sửa chữa vớ vẩn cũng vì đó học hành xa sút, học xong cấp 3 tôi vào 1 cái trường bé tý xíu thiếu thốn đủ bề khi ấy gđ lại khó khăn do làm ăn ko may . đi học nhưng cũng treo biển kiếm việc làm lấy tiền ăn học , ra trường đi làm đủ thứ kể cả lắp đặt điện nứơc vậy mà đến nay cũng thấy chưa có gì cả . nghĩ mà nản nhưng mà giờ bỏ nghề thì biết làm cái gì bây giờ nghĩ đi rồi lại nghĩ lại và vẫn theo nghề. ae ai xem có xu hướng nào phát triên r cái nghề này thì chia sẻ cho ae để củng cố lại cái thu nhập giúp đỡ vợ con và gđ

                            Comment


                            • #59
                              Nghĩ về vĩ mô thì mấy nước quanh ta như TQ có 3 đời tổng bí thư suất thân từ kỹ thuật, đều là kỹ sư cả. Hàn Quốc cũng sắp có nữ tổng thống suất thân là kỹ sư công nghệ điện tử. Những người lãnh đạo như vậy thì mới đưa đất nước phát triển nhanh và đương nhiên những người làm kỹ thuật sẽ không có đất dụng võ như ở VN này.
                              Ở VN luôn có tình trạng nghề hot chỉ được một thời gian. Ví dụ như nghề xây dựng, ngân hàng, bưu điện... rồi bây giờ các bạn thấy đó... nó đang suy thoái. Nghề điện tử chưa bao giờ "lên voi" nên chúng ta vẫn có hy vọng một ngày nào đó lãnh đạo đất nước thay đổi được tư duy.
                              Chúng ta rất may là có 1 niềm đam mê, vì thế dù có hơi bí về kinh tế nhưng vẫn có thể học mà không bị chán. Rồi chờ thời mà thôi.
                              Nếu có cơ hội thì tạm thời ra nước ngòai làm việc. Phải học thêm ngoại ngữ mói ra được nước ngoài, đó cũng là rào cảm lớn nhất chúng ta phải trải qua.
                              Tôi từng làm việc cùng kỹ sư điện tử ở nước công nghiệp thì thấy họ chả hơn mình về trình độ nhưng họ hơn mình nhiều về tác phong công nghiệp và tinh thần làm việc theo nhóm. Tính kỷ luật cao, tuân thủ từng ly trong các quy trình kỹ thuật.
                              Chúng ta tưởng là mình đã giỏi nhưng thực ra hiểu biết của chúng ta chưa là gì. Tôi xin đơn cử vừa rồi có triển lãm bộ dàn âm thanh trị giá 1 triệu USD ở HN. Vậy mấy ai trong chúng ta hiểu được tại sao nó lại đắt đến vậy? và còn rất nhiều thứ khác nữa chúng ta chả thể hiểu được nếu không học hỏi.
                              Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên,

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi dtadmin
                                Bác chưa có thầy bao giờ à? Vậy chỉ qua sách báo thôi mà bác hành nghề được, thật ngưỡng mộ quá.
                                Thì mình phải đánh đổi nhiều thứ khác thôi, có Thầy thì học một ngày, không có Thầy thì phải 10 ngày thì mới biết được, nhưng để đến được cái ngày hôm nay thì cái sự học chỉ là một phần mà thôi, cái chính là quyết tâm và nghị lực, nhưng cái quyết định lại nằm ở cái tài bẩm sinh, có rất nhiều người học trường lớp , học Thầy , học bạn nhưng vẫn không được vì thiếu cái tài này , và cái đam mê cũng là một yếu tố khá quan trọng cho nghề điện tử này Bạn à!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nowdaygood Tìm hiểu thêm về nowdaygood

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X