Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cần mua mạch nạp cho 8051 dùng cổng USB

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cần mua mạch nạp cho 8051 dùng cổng USB

    bác nào bít chỗ mua mạch nạp cho 8051 giao tiếp với máy tính qua cổng USB thì chỉ giùm em với,giá khoảng bao nhiêu k ? em ở H.U.T,em ra chợ giời tìm hoài mà chả thấy,bác nào bít thì mách giùm em với nha.thanks...

  • #2
    chào bạn !
    bạn có thể mua mạch nạp cho 8051 qua cổng USB theo link sau :
    http://www.pnlabvn.com
    chúc vui vẻ nhé

    Comment


    • #3
      Sao các bác không post schemantic lên cho anh em nghịch nhỉ. em cũng không có cái thằng USB này, chỉ dùng thằng Print port thôi.

      Comment


      • #4
        Bạn có thể tham khảo qua linh bên dưới sign mình để biết thêm chi tiết mạch Little Programmer .
        Mạch nạp Little Programmer
        MSC-51,AVR,EEPROM ... etc

        Site Fukusei shop :

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi phucthinhel Xem bài viết
          Bạn có thể tham khảo qua linh bên dưới sign mình để biết thêm chi tiết mạch Little Programmer .
          Mạch nạp của bạn chỉ là lấy nguồn cung cấp qua cổng usb mà thôi (kích 5V lên điện áp prog 12V) chứ thực ra bạn vẫn đang dùng cổng COM. Hi hi! được cái chương trình giao diện tiếng việt khá thân thiện.
          Mạch nạp của các bạn PNLab thì dùng luôn cổng usb vừa để cấp nguồn vừa để tạo ra com ảo đã tích hợp trên mạch nên người dùng có thể thoải mái sử dụng với những máy tính không có cổng com. Trông mạch khá pro đấy. Hi hi!
          Nhớ ngày xưa để sử dụng cái mạch nạp sunrom này với máy tính xách tay tôi phải mua thêm một cái chuyển đổi usb to com để cắm nối vào đến vất vả giá thành cáp ngang với một cái mạch nạp mới.
          Đúng là mỗi người một hướng đi chúc hai bác phucthinhel và PNLab làm ăn phát đạt!
          Gạo cho vào giã bao đau đớn
          Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
          Sống ở trên đời người cũng vậy
          Gian nan rèn luyện mới thành công!
          :cafe:

          Comment


          • #6
            Oki ! Mạch của PNLab hiện chứ dùng AVR chứ không phải dùng một con chuyển chuyên dụng nên đôi khi giao tiếp mạch không được nhanh cũng như có một tiềm tàng một sai số lỗi ! Lúc trước cũng có dùng con Atmega8 giả lập cổng con của Igor củng giả lập com ảo nhưng giap tiếp chập quá nên không làm nữa ! Nên thôi . Giờ hiện đã có con giao tiếp họ PL nên đã giải quyết được vấn đề này rồi . Nên trong thời gian sớm nhất sẽ có phiên bản dùng hẳn USB chứ không chỉ dùng nguồn như hiện giờ nữa !
            Mạch nạp Little Programmer
            MSC-51,AVR,EEPROM ... etc

            Site Fukusei shop :

            Comment


            • #7
              PNLab sử dụng chuyển đổi USB->COM sử dụng AVR cho phép tối ưu về giá thành, các vấn đề kĩ thuật đã được PNLab giải quyết, kết nối có thể đạt tốc độ 115200bps, cho phép sử dụng tốt với cả mạch nạp JTAG ICE ở tốc độ tối đa (không phải tốc độ mặc định 19200). Với mạch AT 89 USB Programmer, tốc độ baud vẫn là 57600bps.
              Chú ý rằng sử dụng Atmega8 không thể đạt được tốc độ 57600bps, sử dụng họ Tiny lại càng không thể.

              Rất mong sự ủng hộ của các bạn.
              PNLab
              Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
              Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
              Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
              more...www.pnlabvn.com

              Comment


              • #8
                Được chứ ! Bác NVT2 đã làm được mạhc nạp dùng AVR bằng con ATmega8 trong AVRStudio dùng giao tiếp STK500 rùi mà ! Dùng hẳng tốc độ 115200bps lun rùi !
                Mạch nạp Little Programmer
                MSC-51,AVR,EEPROM ... etc

                Site Fukusei shop :

                Comment


                • #9
                  tớ e rằng bạn vẫn chưa hiểu hết về vấn đề này
                  Trong trường hợp các mạch nạp tích hợp phần giao tiếp USB và phần nạp chíp trên một con AVR (atmega8 hoặc tiny2313) như các mạch 910 hoặc STK500 USB Lite thì ở dưới AVR không sử dụng gì đến giao tiếp UART. Đơn thuần là nó chỉ nhận dữ liệu xuống, hoặc truyền lên qua đường USB chứ hoàn toàn không đưa ra bộ UART. Tốc độ baud chỉ có ý nghĩa với phần mềm trên máy tính.

                  Trong trường hợp sử dụng AVR để chuyển đổi USB -> COM, dữ liệu sau khi được nhận sẽ được đưa đến bộ UART (và ngược lại). Mà khi sử dụng đến UART thì sẽ không thể đạt tới tốc độ đó với ATMEGA8
                  PNLab
                  Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
                  Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
                  Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
                  more...www.pnlabvn.com

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi sphinx Xem bài viết
                    tớ e rằng bạn vẫn chưa hiểu hết về vấn đề này
                    Trong trường hợp các mạch nạp tích hợp phần giao tiếp USB và phần nạp chíp trên một con AVR (atmega8 hoặc tiny2313) như các mạch 910 hoặc STK500 USB Lite thì ở dưới AVR không sử dụng gì đến giao tiếp UART. Đơn thuần là nó chỉ nhận dữ liệu xuống, hoặc truyền lên qua đường USB chứ hoàn toàn không đưa ra bộ UART. Tốc độ baud chỉ có ý nghĩa với phần mềm trên máy tính.

                    Trong trường hợp sử dụng AVR để chuyển đổi USB -> COM, dữ liệu sau khi được nhận sẽ được đưa đến bộ UART (và ngược lại). Mà khi sử dụng đến UART thì sẽ không thể đạt tới tốc độ đó với ATMEGA8
                    sphinx xài chip USB2UART riết rồi giờ rành quá hen, làm mấy cái mạch mà sao giấu mấy con chip USB2UART đâu mà chả thấy, nhìn vô tưởng hày độc

                    Tiếc là cái thằng AVR USB của Objective Dev nó viết trên IAR System nên đem qua AVR_GCC thì không dịch được, nếu không là có chuyện vui rồi

                    Cái AVR910 USB Prog cũng được xây dựng trên source AVR USB của Objective Dev nhưng do cái protocol của AVR910 củ kỷ quá, chạy như con rùa

                    NVT2
                    Tín đồ AVR giáo.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi sphinx Xem bài viết
                      PNLab sử dụng chuyển đổi USB->COM sử dụng AVR cho phép tối ưu về giá thành, các vấn đề kĩ thuật đã được PNLab giải quyết, kết nối có thể đạt tốc độ 115200bps, cho phép sử dụng tốt với cả mạch nạp JTAG ICE ở tốc độ tối đa (không phải tốc độ mặc định 19200). Với mạch AT 89 USB Programmer, tốc độ baud vẫn là 57600bps.
                      Chú ý rằng sử dụng Atmega8 không thể đạt được tốc độ 57600bps, sử dụng họ Tiny lại càng không thể.

                      Rất mong sự ủng hộ của các bạn.
                      Sao lại không thể nhỉ, với con thạnh anh 12MHz, USART của ATmega8 đạt tới 6 Mbps thì cũng đâu có lạ, chỉ có điều cái firmware USB-232 nó chỉ share cho bác xài với bau mặc định là 57600 thui.

                      Nói thêm tí nhá, USB low speed 1.5Mbps thì UART đạt khoảng 500kbps thì mega8 hoàn toàn có thể xữ lý được. nhanh hơn 115.2 kbps nhiều đó chứ

                      NVT2
                      Tín đồ AVR giáo.

                      Comment


                      • #12
                        Thử chưa NTV?
                        Tớ không ngâm cứu kĩ cái firmware nên không chắc nó có xử lý nổi không. Tuy nhiên thực tế là con ATMEGA8 không đáp ứng được yêu cầu
                        Ở tốc độ 115200bps, sai số baudrate là rất lớn, tuy nhiên nếu không truyền nhận đồng thời thì không có vấn đề gì.

                        À, firmware tớ có nó viết trên GCC, không có chuyện giới hạn tốc độ baudrate.
                        PNLab
                        Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
                        Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
                        Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
                        more...www.pnlabvn.com

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi nvt2 Xem bài viết
                          Cái AVR910 USB Prog cũng được xây dựng trên source AVR USB của Objective Dev nhưng do cái protocol của AVR910 củ kỷ quá, chạy như con rùa

                          NVT2
                          AVR910 chạy rất nhanh với AVRProg và AVR Blaster tích hợp trong các phiên bản CodeVisionAVR mới nhất (1.25.xx)
                          PNLab
                          Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
                          Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
                          Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
                          more...www.pnlabvn.com

                          Comment


                          • #14
                            Bạn nào cần mua mạch nạp cho 8051 qua cổng USB liên hệ với anh DŨNG theo địa chỉ dung80@gmail.com nhe. Tôi cũng mới mua một con giá khoang 140k

                            Comment


                            • #15
                              89 Seies USB của TME

                              Ok, Vừa test Xong cái 89Series_USB. Đây mới thực sự là cuộc đổ bộ các mạch nạp dùng cổng USB của TMe
                              10 ngày sau sẽ có sản phẩm USB cho AT89Series và AVR_STK500.

                              Lưu ý: đây là chip chuyên dụng USB to RS232 chứ ko phải ATmega đâu nhé

                              Giá có lẽ sẽ không thay đổi (thế mới tuyệt chứ )

                              gửi vài hình test
                              Attached Files

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              manutd_bk Tìm hiểu thêm về manutd_bk

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X