Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đặt hàng cảm biến áp lực (0-10 bar)

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đặt hàng cảm biến áp lực (0-10 bar)

    Hiện tại em đang tìm nhà phân phối sensor áp lực 0-10 bar.

    Do các sensor hiện tại trên thị trường (đầu ra là điện áp/dòng) tương đối đắt (1.5 - 2 triệu) nên muốn đặt hàng cải tiến từ hệ thống đo áp lực dầu của xe hơi. Theo như mình tìm hiểu thì cảm biến áp lực trong xe là loại cảm biến áp lực dạng điện trở thay đổi khi áp suất thay đổi. Sensor này bán phổ biến và giá rất rẻ, tuy nhiên chưa có phần chuyển đổi từ điện trở thành điện áp hoặc dòng.

    Mình cần đặt hàng khoảng 50 module, bác nào làm đc thì PM cho em giá nhé.

    Cám ơn

  • #2
    Nguyên văn bởi quachtinh179 Xem bài viết
    Hiện tại em đang tìm nhà phân phối sensor áp lực 0-10 bar.

    Do các sensor hiện tại trên thị trường (đầu ra là điện áp/dòng) tương đối đắt (1.5 - 2 triệu) nên muốn đặt hàng cải tiến từ hệ thống đo áp lực dầu của xe hơi. Theo như mình tìm hiểu thì cảm biến áp lực trong xe là loại cảm biến áp lực dạng điện trở thay đổi khi áp suất thay đổi. Sensor này bán phổ biến và giá rất rẻ, tuy nhiên chưa có phần chuyển đổi từ điện trở thành điện áp hoặc dòng.

    Mình cần đặt hàng khoảng 50 module, bác nào làm đc thì PM cho em giá nhé.

    Cám ơn
    Chào bạn, bên mình có thể làm cái này cho bạn,bạn có thể liên hệ với mình theo chữ kí, mình sẽ trao đổi thêm về giá cả
    Dang Van Hieu
    Cell: 0986506154
    web:
    Công Ty TNHH SXTMDV VÀ KỸ THUẬT SAO VIỆT
    60 Đỗ Thừa Luông,P. Tân Quý, Q.Tân Phú,TPHCM

    Comment


    • #3
      Cảm ơn các bạn, mình gửi thêm thông tin đã tìm hiểu để mọi người tham khảo.

      Đồng hồ áp suất dầu bôi trơn kiểu từ điện.
      Cấu tạo :



      *Chú thích hình vẽ:
      1-Buồng áp suất. 10-Cuộn điện trở của biến trở.
      2-Chốt tỳ. 11-Lá đồng tiếp điện.
      3-và 7-Vít điều chỉnh. 12-Dây dẫn đồng.
      4-Màng. 13-Lò xo.
      5-Vỏ bộ cảm biến. 14-Cần đồng hồ hạn chế kim đồng hồ.
      6-Tay đòn bẩy. 15-Rãnh cong.
      8-Con trượt. 16và 20-Nam châm vĩnh cửu.
      9-Nắp bộ cảm biến. 17-Khung chất dẻo.
      18-Kim. 19-Vỏ thép của đồng hồ.



      Hình.5 Đồng hồ áp suất dầu bôi trơn loại từ điện.
      a)-Véc tơ từ thông tổng và vị trí kim đồng hồ tương
      ứng vớicác vị trí khác nhau
      b)-Sơ đ ồ nguyên lý đấu dây
      R*cb-Điện trở của bộ cảm biến
      Hoạt động :
      Khi ngắt công tắc máy, kim chỉ thị lệch về phía của vạch 0 trên thang số đồng hồ. Kim đồng hồ được giữ vị trí này do lực tác dụng tương hỗ giữa hai nam châm vĩnh cửu 6 và 20.
      Khi bật công tắc máy (đồng hồ làm việc) trong các cuộn dây của đồng hồ và bộ cảm biến xuất hiện những dòng điện chạy theo chiều mũi tên như hình vẽ .Cường độ dòng điện, cũng như từ thông trong các cuộn dây phụ thuộc vào vị trí con trượt trên biến trở 10. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch đồng hồ và bộ cảm biến 0,2A.
      Khi trong buồng áp suất 1 của bộ cảm biến có trị số áp suất P = 0 thì con trượt 8 nằm ở vị trí tận cùng bên trái của biến trở 10 (theo vị trí của hình vẽ), tức là điện trở Rcb có giá trị cực đại. Khi đó cường độ dòng điện trong cuộn W1 sẽ cực đại, còn trong các cuộn dây W2 và W3 cực tiểu. Từ thông f1 và f2 của các cuộn W1 và W2 tác dụng ngược nhau, nên giá trị và chiều từ thông của chúng xác định theo hiệu f1 - f2.
      Từ thông f3 do cuộn dây W3 tạo ra sẽ tương tác với hiệu từ thông f1 - f2 dưới một góc lệch 90o.
      Từ thông tổng fS của cả 3 cuộn dây sẽ xác định theo qui luật hình bình hành. fS sẽ định hướng quay và vị trí của đĩa nam châm 16, cũng có nghĩa là xác định vị trí của kim đồng hồ trên thang số.
      Khi bật công tắc mà áp suất trong buồng 1 bằng 0 và thì từ thông tổng fS sẽ hướng dĩa nam châm trục quay đến vị trí sao cho kim đồng hồ chỉ vạch 0 của thang số. Khi áp suất trong buồng 1 tăng, màng 4 càng cong lên, đẩy cho đòn bẩy 6 quay quanh trục của nó. Đòn bẩy thông qua vít 7 tác dụng lên con trượt 8 làm cho nó dịch chuyển sang phải. Trị số điện trở của biến trở (hay Rcb) giảm dần, do đó cường độ dòng điện trong các cuộn dây W1 và W2 cũng như từ thông do chúng sinh ra f1 và f2 tăng lên. Trong khi đó, dòng điện trong cuộn dây W1 và từ thông f1 của nó giảm đi. Trong trường hợp này, giá trị và hướng của từ thông tổng fS thay đổi, làm cho vị trí của đĩa nam châm 16 cũng thay đổi và kim đồng hồ sẽ lệch về phía chỉ số áp suất cao.
      Trong trường hợp áp suất P = 10 kg/cm2, con trượt sẽ ở vị trí tận cùng bên phải của biến trở 10, tức là điện trở của bộ giảm biến Rcb = 0 (biến trở bị nối tắt) thì cuộn dây W1 cũng bị nối tắt và dòng điện trong cuộn dây sẽ bằng 0, kim đồng hồ sẽ lệch về ranh giới phải của thang số.

      Trích : http://www.oto-hui.com/diendan/f317/...ron-14856.html

      Comment


      • #4
        dùng cái này mà chế thành cảm biến đo áp xuất thì quả là 1 ý kiến hay và giá thành giảm xuống đáng kể, giới hạn cái này dùng cho tối đa bao nhieu bar vậy bạn?
        Dang Van Hieu
        Cell: 0986506154
        web:
        Công Ty TNHH SXTMDV VÀ KỸ THUẬT SAO VIỆT
        60 Đỗ Thừa Luông,P. Tân Quý, Q.Tân Phú,TPHCM

        Comment


        • #5
          Có nhiều cách làm cảm biến rẻ hơn mà. Cách bạn nêu có khi giá vẫn còn cao
          Cũ người mới ta!

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          quachtinh179 Tìm hiểu thêm về quachtinh179

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X