Thông báo

Collapse
No announcement yet.

đặt làm bộ nguồn chuyển tử 24v xuống 5v 10A .

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi KnowMore Xem bài viết
    ... (em bận tí, đêm em tâm sự tiếp với các bác)
    Nguyên văn bởi maipham Xem bài viết
    Cảm ơn bác KnowMore vì những lời nhắc nhỡ
    Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
    Vừa vào định viết gì đó nhưng có lẽ chờ cậu KnowMore viết hết ý hãng...
    Nguyên văn bởi maipham Xem bài viết
    Vâng em xin out ở đây vậy...
    Một tối mà... có quá nhiều bài nặng nội dung và dài . Em không đọc kỹ được hết và nói cùng các bác từng chi tiết nên xin phép nói một số ý kiến kỹ thuật của cá nhân em:

    1. Cầu chì là một linh kiện gần như bắt buộc phải có ở đầu vào nguồn của mọi mạch. Vì mạch nào cũng có khả năng bị chập nguồn với đất, do chết linh kiện, mạch in bị dính trace, rơi con ê-cu vì lỡ tay... Mạch của em thì thường có thêm Zenner vì... nhỡ đâu ổn áp hỏng, lỏng feedback.

    2. Bảo vệ quá áp bằng Relay, FET (nối tiếp) hay Thyristor, Zener, FET (song song) thì cũng tùy trường hợp và phải cân nhắc. Nói chung không có gì là tốt nhất cho mọi trường hợp.
    Em ví dụ trường hợp Fuse + Zener: Zener chết sẽ thông >> kéo áp xuống thấp, dòng lên cao >> bảo vệ tải và giật đứt cầu chì >> trường hợp tốt.
    Nhưng em không chắc Zener 1W chịu được năng lượng trên con tụ 2200uF nạp đến 26V, em cũng không chắc Fuse đủ nhanh để cháy đứt trong 20ms (thời sinh viên bọn em toàn bị nổ đường mạch chứ không phải thay cầu chì, dù đã để đường mạch lớn ).
    Em chỉ chắc chuyện muốn yên tâm thì phải tính toán và thử nghiệm.
    Khi em nhắc đến Relay em có nhắc việc phải kiểm tra khả năng chống dính tiếp điểm vì các relay giá rẻ không có khả năng này và nạp tụ không có mạch soft-charge thì chỉ đóng cắt vài lần là dính rồi. Không có lớp mạ chống dính và dập hồ quang còn làm tiếp điểm nhanh bị tăng điện trở (do muội đen) >> tăng nhiệt >> nóng cháy.

    3. Sync-Buck so với Asyn-Buck thì phức tạp hơn, có nhiều cái cần lưu ý hơn trong thiết kế, có nhiều cái cần bảo vệ hơn, hiệu suất cao hơn, đắt tiền hơn.
    Lý do chính để sử dụng Sync-Buck có lẽ là hiệu suất. Khác nhau cơ bản giữa Sync-Buck và Asyn-Buck là dùng MOSFET thay cho Schottky Diode, sử dụng Rds thay cho Vsat. Những khác nhau về mạch mẽo cũng từ đây mà ra.
    Phần bảo vệ càng độc lập thì càng tốt. Ví dụ mạch Flyback thì điện áp Aux (nuôi mạch lái) cũng đồng thời là một khâu bảo vệ (đấu chập đầu ra hay quên lắp Diode thứ cấp cũng không gây chết nguồn).

    4. Chip Sync-Buck controller không hề rẻ. Em tìm trên web thì ở VN thấy có 1 đơn vị bán, giá cỡ 80k-100k; TI có hàng nhưng mua về cũng tầm giá đấy và không mua được số lượng ít.
    Giải pháp của em là dùng mcu (vì một số lý do), nhưng công nhận là nó tốn "đậu phụ"

    5. Trong trường hợp sử dụng của bác CBNN không cần chế độ Diode Simulate. Và chế độ này có lẽ cũng chỉ yêu cầu ở những mạch có chạy light-load.

    6. Bác itx có nói MC34063 cũng có thể làm Sync-Buck, nhưng em hơi nghi ngờ, và có nghĩ là bác nhầm.

    7. Bác itx nói ít quá nên chưa thấy bác ấy sai cụ thể ở đâu. Nhưng dự là bác ấy có đáo qua HN thì em được bữa cafe miễn phí - cũng báo với bác là Cafe Mai ở Lê Văn Hưu loại đắt nhất là 75k nhé bác.
    Cái lái FET kênh N dùng 34063 mà chỉ cần thêm 1 BJT thì em cũng chưa nghĩ ra, và nghi là bác cũng không làm được .
    Last edited by KnowMore; 25-04-2014, 05:14.

    Comment


    • Nguyên văn bởi CBNN Xem bài viết
      Đúng vậy bác bqviet . em có cảm tưởng em là nạn nhân của trò chơi kinh tế của bọn TQ , như bị chơi xấu vậy . Mà đúng như vậy , tí em nói thêm ít cái .
      Cám ơn bác MaiPhạm . Em đang ở Tân Phú , SG . Cám ơn bác có nhã ý , em đang có hướng giải quyết . nếu được em mang nguồn qua nhờ bác phân tích giúp . Em xin lời khuyên là tốt lắm rồi . Đáng lẽ em phải gừi cho nguồn cho bác Knowmore từ sớm thì tốt biết mấy .
      Nhưng trước tiên em muốn cty nhận đặt hàng phai có trách nhiệm , vì khi em đặt hàng là em đã đặt niềm tin vào họ , không làm hợp đồng , mà em đã đặt cọc 30% đề nhập hàng . và khi lấy hàng em đã thanh toán hết . Dù chưa biết nó như thế nào .
      song song em sẽ phải sữa gấp mấy cái lỗi khó hiểu này , vấn đề này em cũng có ít kiến thức tự dò mạch và sửa đc .đề thay thế gấp những bộ đang sử dụng . chứ vài bua nua lại nó lại cháy thêm nữa thì khổ .

      Em mới mở banh cái mạch ra . thấy một số vấn đề như thế này :
      -Trên tem cua quạt giai nhiệt ghi 12v/0.08A , nhưng chân nguồn lại là 24v .
      - relay kì kì vì .... vì nó bị nối tắt cmnr . có nhảy cũng chẳng ngắt .
      -fuse 25A .....
      -chân số 7 của con MC34063 nối với chân 6 .
      .......
      Giờ mà bác bắt đền, thì chỉ e rằng bên nhập hàng họ...chạy mất.
      Chân 6 mà nối chân 7 thì chức năng bv dòng đỉnh bị "luộc" mất rồi. Có chế độ lim dòng nào khác ko biết? Mà đoán là ko có. Mà cái fuse tới 25A (blade fuse hả bác?) thì hơi to. Cái relay ý bác là nó bị chập td hay bị cố ý nối chập? Còn cái fan, chắn nếu cho chạy đúng thì tốn con trở, lại ko đủ mát, nên chơi 24V luôn. Hàng bác mua dính hàng chợ rồi. Đoán là bên nhập hàng ko phải dân chuyên nghiệp. Thôi có gì trao đổi tiếp nhé. Định đi ngủ (4h sáng rồi) mà thấy mail có bác KnowMore quote nên phải vào tí. Bác muốn trao đổi thì trích dẫn hoặc mail nhé. Em sẽ ko chủ động vào đây nữa.
      Mai Phạm (Mr)
      .

      Comment


      • Định đi ngủ, mà thấy mail nó báo. Đành lại phải lên vậy.
        1) khỏi bàn
        2) zener chỉ chơi mấy cá con con thôi, đưa vào tụ nghìn uF, fuse chục A thì của nào chịu nỗi. Relay mà chịu irush current mà tốt thì chắc cú nó đắt hơn con sync buck ctrl mà bác mua ở VN. Zener kích SCR thì còn có lý, em đã đề cập rồi. Mos // thì cần xem lại. Lúc kích nó chập fuse chưa đứt mà ko có năng lượng cho cái cực G (áp kích) thì nó nhấp nhá nhé. Đường mạch đứt trước fuse. Chú ý xem coi chừng cái fuse đó "xịn" quá, nó được dân trong nghề gọi là "cầu chì chống cháy" hay "cầu chì tự bảo vệ" nghe hoa mỹ ghê. Chứ đúng cầu chì thì nó khá nhanh và đứt đúng chuẩn. Muốn tra fuse thì vào litlefuse mà tra thôi.
        Sync buck ko phức tạp, giá chip ko cao (em ko mua lẻ) mà ko có thì chế được mà. Itx nói đúng khoản này, MC...cũng làm sync được. 15 năm trước, sếp bắt làm cái 24V ra 13.8V /50A kích thước nhỏ tí, ko cho fan, chip lấy đâu ra, đến khái niện sync còn chưa biết, internet thia dial...ko nghĩ ra, ko chế ra thì em về vườn rồi, chứ đâu làm nguồn tới giờ.
        Dùng mcu. Theo em bác đang tự làm khó mình. Còn nếu dùng dsp mà chỉ buck ko thì tốn thóc lắm bác ạ. Thôi hôm nào thấy vui tặng bác vài con chế thử.
        Còn bv nhiều hơn là ko đúng nhé. Khi mạch có 2 con mos "chồng đầu lên nhau" thì trùng dẫn là phải tránh nhé (chuyện này khỏi phải nói, các em nó cười cho) (còn trùng dẫn trong tiếng anh là shoot-through, short through là chỉ đoản mạch hẵn nhé).
        Còn cái flyback mà bác bảo quên diode ra ko sao, đó là do Pri. Ctrl, chứ Sec. Ctrl mà ko bảo vệ thì con tụ lọc Aux và con Mos ra đi rồi.
        5) chuẩn. Như khi nói em phải "ràng" tí ko lại bị bắt bẻ,
        7) được, nếu như đặt cái driver trasnsformer, hoặc tụ vào để shift áp lên mà kích, mà cần thêm 1 con diode do dùng 1 con trans nội.
        Nguyên văn bởi KnowMore Xem bài viết
        Một tối mà... có quá nhiều bài nặng nội dung và dài . Em không đọc kỹ được hết và nói cùng các bác từng chi tiết nên xin phép nói một số ý kiến kỹ thuật của cá nhân em:

        1. Cầu chì là một linh kiện gần như bắt buộc phải có ở đầu vào nguồn của mọi mạch. Vì mạch nào cũng có khả năng bị chập nguồn với đất, do chết linh kiện, mạch in bị dính trace, rơi con ê-cu vì lỡ tay... Mạch của em thì thường có thêm Zenner vì... nhỡ đâu ổn áp hỏng, lỏng feedback.

        2. Bảo vệ quá áp bằng Relay, FET (nối tiếp) hay Thyristor, Zener, FET (song song) thì cũng tùy trường hợp và phải cân nhắc. Nói chung không có gì là tốt nhất cho mọi trường hợp.
        Em ví dụ trường hợp Fuse + Zener: Zener chết sẽ thông >> kéo áp xuống thấp, dòng lên cao >> bảo vệ tải và giật đứt cầu chì >> trường hợp tốt.y
        Nhưng em không chắc Zener 1W chịu được năng lượng trên con tụ 2200uF nạp đến 26V, em cũng không chắc Fuse đủ nhanh để cháy đứt trong 20ms (thời sinh viên bọn em toàn bị nổ đường mạch chứ không phải thay cầu chì, dù đã để đường mạch lớn ).
        Em chỉ chắc chuyện muốn yên tâm thì phải tính toán và thử nghiệm.
        Khi em nhắc đến Relay em có nhắc việc phải kiểm tra khả năng chống dính tiếp điểm vì các relay giá rẻ không có khả năng này và nạp tụ không có mạch soft-charge thì chỉ đóng cắt vài lần là dính rồi. Không có lớp mạ chống dính và dập hồ quang còn làm tiếp điểm nhanh bị tăng điện trở (do muội đen) >> tăng nhiệt >> nóng cháy.

        3. Sync-Buck so với Asyn-Buck thì phức tạp hơn, có nhiều cái cần lưu ý hơn trong thiết kế, có nhiều cái cần bảo vệ hơn, hiệu suất cao hơn, đắt tiền hơn.
        Lý do chính để sử dụng Sync-Buck có lẽ là hiệu suất. Khác nhau cơ bản giữa Sync-Buck và Asyn-Buck là dùng MOSFET thay cho Schottky Diode, sử dụng Rds thay cho Vsat. Những khác nhau về mạch mẽo cũng từ đây mà ra.
        Phần bảo vệ càng độc lập thì càng tốt. Ví dụ mạch Flyback thì điện áp Aux (nuôi mạch lái) cũng đồng thời là một khâu bảo vệ (đấu chập đầu ra hay quên lắp Diode thứ cấp cũng không gây chết nguồn).

        4. Chip Sync-Buck controller không hề rẻ. Em tìm trên web thì ở VN thấy có 1 đơn vị bán, giá cỡ 80k-100k; TI có hàng nhưng mua về cũng tầm giá đấy và không mua được số lượng ít.
        Giải pháp của em là dùng mcu (vì một số lý do), nhưng công nhận là nó tốn "đậu phụ"

        5. Trong trường hợp sử dụng của bác CBNN không cần chế độ Diode Simulate. Và chế độ này có lẽ cũng chỉ yêu cầu ở những mạch có chạy light-load.

        6. Bác itx có nói MC34063 cũng có thể làm Sync-Buck, nhưng em hơi nghi ngờ, và có nghĩ là bác nhầm.

        7. Bác itx nói ít quá nên chưa thấy bác ấy sai cụ thể ở đâu. Nhưng dự là bác ấy có đáo qua HN thì em được bữa cafe miễn phí - cũng báo với bác là Cafe Mai ở Lê Văn Hưu loại đắt nhất là 75k nhé bác.
        Cái lái FET kênh N dùng 34063 mà chỉ cần thêm 1 BJT thì em cũng chưa nghĩ ra, và nghi là bác cũng không làm được .
        Mai Phạm (Mr)
        .

        Comment


        • RELAY BỊ nối tắt bằng sợi dây cỡ 6mm nẳm giữa mạch nè bác !

          Comment


          • 6. Bác itx có nói MC34063 cũng có thể làm Sync-Buck, nhưng em hơi nghi ngờ, và có nghĩ là bác nhầm.

            7. Bác itx nói ít quá nên chưa thấy bác ấy sai cụ thể ở đâu. Nhưng dự là bác ấy có đáo qua HN thì em được bữa cafe miễn phí Click here to enlarge - cũng báo với bác là Cafe Mai ở Lê Văn Hưu loại đắt nhất là 75k nhé bác.
            Cái lái FET kênh N dùng 34063 mà chỉ cần thêm 1 BJT thì em cũng chưa nghĩ ra, và nghi là bác cũng không làm được Click here to enlarge.
            Cậu cũng tính câu kiến thức của ITX à , ITX không thể post schematic lên để mấy cậu "hốt" luôn.

            6/ Vì có nghe qua phát biểu là MC34063 + IR nên ITX cũng nghĩ là cậu biết cách này, vì nó quá đơn giản và thông dụng. MC34063 làm Sync-Buck khá đơn giản, phương pháp này đã xuất hiện khá lâu, cụ thể là MC34063 + IR2183 [hay bất kì con HALF-BRIDGE DRIVER nào có 1 cổng Lin đảo (bí quyết cũng là đây)] = Sync-Buck.

            7/ Buck non-synchronous mà:
            * Lái FET kênh P dùng 34063 mà chỉ cần thêm 1 BJT thì còn gì đáng mà show, có khi show ra còn bị cười cho .
            * Lái FET kênh N dùng 34063 mà chỉ cần thêm 1 BJT, nếu tinh ý, và nắm kỹ thuật một tí thì nhìn có thể nhìn ngay ra ITX dùng phương pháp gì trong cái hình sp đó. Không phải ngẫu nhiên trên cuộn dây chính to đùng lại có thêm 1 cuộn phụ.
            Cái cuộn phụ đó chính là bí quyết và là câu trả lời.

            Nói vậy có lẽ là hơi nhiều rồi.

            À vụ Cafe sẽ là khó rồi vì theo dự tính bết nhất 3 năm nữa ITX mới có thể đá qua HN
            Từ chối trách nhiệm:
            Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
            Blog: http://mritx.blogspot.com

            Comment


            • Nguyên văn bởi CBNN Xem bài viết
              RELAY BỊ nối tắt bằng sợi dây cỡ 6mm nẳm giữa mạch nè bác !
              Mosfet và diode nó dùng con gì thế bác?
              Mai Phạm (Mr)
              .

              Comment


              • Mosfet la IRF4905 diode là WST MBR20 .

                Comment


                • Nguyên văn bởi CBNN Xem bài viết
                  Mosfet la IRF4905 diode là WST MBR20 .
                  Bác coi thảy cho em 1 cái chết. em đánh giá nguyên nhân cho (cả vỏ và Fan nhé). hình như nó chạy 3 cụm trên 3 inductor riêng biệt. nói chung phải nhìn thực mới có phương án. vì Mos kênh P thì 4905 đã là con khá to rồi.
                  Mai Phạm (Mr)
                  .

                  Comment


                  • oke Bác bác cho em xin số dt . Em đưa qua bác con sống con chết cho nó khách quan .

                    Comment


                    • 094.866.3668
                      Nguyên văn bởi CBNN Xem bài viết
                      oke Bác bác cho em xin số dt . Em đưa qua bác con sống con chết cho nó khách quan .
                      Mai Phạm (Mr)
                      .

                      Comment


                      • em tính làm thêm mach bao vệ lắp thêm ở ngoài như vầy được không các bác?

                        Click image for larger version

Name:	5v-power-supply-with-over-voltage-protection.jpg
Views:	1
Size:	35.3 KB
ID:	1395031

                        Nhưng với cầu chì 10A thì xài con triac nào ah ?

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi CBNN Xem bài viết
                          em tính làm thêm mach bao vệ lắp thêm ở ngoài như vầy được không các bác?

                          [ATTACH=CONFIG]85846[/ATTACH]

                          Nhưng với cầu chì 10A thì xài con triac nào ah ?
                          Về nguyên lý thì chấp nhận được bác à. Mà sao input là AC? Nếu là analog như bác vẽ thì fuse gắn sau tụ cho đỡ dòng đỉnh. Mà scr cũng được. Bác có thể dùng BTA20 or 40 or 41... Giá từ 10k đến 50k trên con. Mà trước khi vào cực g nên có trở và con tụ 100n để delay, tránh gai nhiễu.... Mà nếu cái relay mà NC chịu nổi dòng tải thì gắn ngõ ra cho nhanh. Bình thường relay inactive, dòng cấp ra tải, ko nhảy cọc cộc nên tiếp điểm cũng khó hư, khi áp ra tăng, relay sẽ on, hở mạch tải, gắn thêm cái buzer cho nó kêu, delay... Thì cần phải tính, mấy cái relay "to đen hôi" tự nó đã trễ vài chục ms.
                          P/S bác hẹn ghé mà chả nói lúc nào. Chiều nay em chờ ko thấy. Mai em bận, gặp thì chỉ xem được cho bác khoảng 30min. Mốt bận họp, tối đi mốt daknong, gần tuần mới về. Có gì mail bác nhé.
                          Mai Phạm (Mr)
                          .

                          Comment


                          • Nên dùng SCR nhé các bác, để khi lắp ngược thì nó còn dẫn thông.
                            Các mã BTA20, 40, 41 hình như đều là Triac.

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi maipham Xem bài viết
                              ...
                              Dùng mcu. Theo em bác đang tự làm khó mình. Còn nếu dùng dsp mà chỉ buck ko thì tốn thóc lắm bác ạ. Thôi hôm nào thấy vui tặng bác vài con chế thử.
                              Còn bv nhiều hơn là ko đúng nhé. Khi mạch có 2 con mos "chồng đầu lên nhau" thì trùng dẫn là phải tránh nhé (chuyện này khỏi phải nói, các em nó cười cho) (còn trùng dẫn trong tiếng anh là shoot-through, short through là chỉ đoản mạch hẵn nhé).
                              Còn cái flyback mà bác bảo quên diode ra ko sao, đó là do Pri. Ctrl, chứ Sec. Ctrl mà ko bảo vệ thì con tụ lọc Aux và con Mos ra đi rồi.
                              5) chuẩn. Như khi nói em phải "ràng" tí ko lại bị bắt bẻ,
                              7) được, nếu như đặt cái driver trasnsformer, hoặc tụ vào để shift áp lên mà kích, mà cần thêm 1 con diode do dùng 1 con trans nội.
                              Dùng mcu thực ra là... làm dễ mình mới đúng, làm bằng dsp mới khó
                              Mgoài chuyện giá cả nó còn thuận lợi về tích hợp tính năng và bảo vệ công nghệ. Chip giời thì nó cũng đi mua được rồi sao y nguyên. Nhưng có firmware thì kiểu gì cũng phải cân nhắc; cho dù có lập trình chạy được thì chất lượng, độ ổn định còn do trình độ

                              Cái vụ cầu chì thì là do... nó tốt quá. Cầu chì 3A mà cho tải 6A nó vẫn ung dung

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
                                Cậu cũng tính câu kiến thức của ITX à , ITX không thể post schematic lên để mấy cậu "hốt" luôn.

                                6/ Vì có nghe qua phát biểu là MC34063 + IR nên ITX cũng nghĩ là cậu biết cách này, vì nó quá đơn giản và thông dụng. MC34063 làm Sync-Buck khá đơn giản, phương pháp này đã xuất hiện khá lâu, cụ thể là MC34063 + IR2183 [hay bất kì con HALF-BRIDGE DRIVER nào có 1 cổng Lin đảo (bí quyết cũng là đây)] = Sync-Buck.

                                7/ Buck non-synchronous mà:
                                * Lái FET kênh P dùng 34063 mà chỉ cần thêm 1 BJT thì còn gì đáng mà show, có khi show ra còn bị cười cho .
                                * Lái FET kênh N dùng 34063 mà chỉ cần thêm 1 BJT, nếu tinh ý, và nắm kỹ thuật một tí thì nhìn có thể nhìn ngay ra ITX dùng phương pháp gì trong cái hình sp đó. Không phải ngẫu nhiên trên cuộn dây chính to đùng lại có thêm 1 cuộn phụ.
                                Cái cuộn phụ đó chính là bí quyết và là câu trả lời.

                                Nói vậy có lẽ là hơi nhiều rồi.

                                À vụ Cafe sẽ là khó rồi vì theo dự tính bết nhất 3 năm nữa ITX mới có thể đá qua HN
                                Schematic thì bác không nên post, sẽ có nhiều người thử mà ít người hiểu, thậm chí một số người ghét nữa.
                                Cái vụ lái FET thì từ từ em tiêu hóa , kiểu gì cũng dùng boost hoặc bootstrap. Và nhiều khả năng Vcc=Vin+12V

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                CBNN Tìm hiểu thêm về CBNN

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X