Thông báo

Collapse
No announcement yet.

1 ổ cắm điện có hẹn giờ bật tắt liên tục

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
    Khách hàng đặt sản phẩm cò kè giá cả vẫn hơn khách hàng "sộp" giá nào cũng ok và tán dương chất xám mình phải bỏ ra cao đến trời.

    Ngày xưa tôi bị 1 thằng đểu đặt làm máy đo nhịp tim, gắn vào máy tập thể dục do hắn sản xuất.Giá cả rất "béo",mổi lần thử nghiệm sản phẩm là được chiêu đãi nhà hàng.Cuối cùng sản phẩm nó mượn về làm vỏ, sau đó nó không thèm lấy sản phẩm với lý do: "to như gói thuốc lá".Tôi chẳng được gì cả,ngoài mấy bữa được chiêu đãi,chất xám mất trắng trợn.

    Bài học kinh nghiệm này Post lên diễn đàn,anh em nên đề phòng.
    Cám ơn bác đã chia sẽ, chắc anh em trên diễn đàn ít nhiều đã gặp rồi (tôi cũng bị 1 cái khi
    làm vụ GSM thu thập dữ liệu qua GPRS).
    Cho nên tôi thấy bác trilv nên tìm các SV chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp là tốt nhất, heheee.
    Mà cho hỏi bác trilv có phải là Trí - Hải Đăng không vậy nhỉ?
    EDA Engineer - Design on Demand
    Email:
    Web:

    Comment


    • #32
      Caí này có làm thì cũng chỉ là kiếm việc cho Công nhân , lời lãi là bao mà phải huy động đến công nghệ với chất xám .
      Rẻ nhất là dùng hai con IC loại CD 4060 loại dán ( nên kích thước cũng nhỏ như dùng VXL Pic) . Sử dụng ngay Cloc bằng điện AC50Hz cũng được ( hơi sai mất vài phút ) . Quy trình test chỉ cần mấy cái đèn LED là xong . Còn lắp dao động riêng thì mất công chỉnh lại tần số Clock và phải đầu tư thêm một cái maý hiện sóng .
      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
      nguyendinhvan1968@gmail.com

      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
        Quy trình test chỉ cần mấy cái đèn LED là xong . Còn lắp dao động riêng thì mất công chỉnh lại tần số Clock và phải đầu tư thêm một cái maý hiện sóng .
        Cũng chẳng cần máy hiện sóng, vì thử với R = 100k, C = 0,22uF chẳng hạn, biết thời gian xung, ví dụ 20 phút (10 phút đóng, 10 phút cắt). Nhân RC lên có thời gian xung như yêu cầu vì thời gian xung tỷ lệ tuyến tính với tích RC.
        Nếu dùng 50Hz để làm xung nhịp thì dùng 4020, đỡ phí cái mạch dao động.
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #34
          Xem trên Digikey thì CD4060 còn đắt hơn cả PIC16F54, đắt hơn nhiều PIC16C54. Phương án của anh NDV lại cần 2 con CD4060 lận.

          Dùng vi điều khiển có cái dở là phải lập trình, nhưng đối với người thiết kế và cả người sản xuất, đây lại là ưu điểm vì chống sao chép. Thiết kế phần cứng không thì người thiết kế đưa thiết bị mẫu cho người sản xuất xong là hết, vẽ lại mạch mất vài tiếng đi đứt. Dùng vi điều khiển thì sao chép mạch cũng chưa thành sản phẩm được.
          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi bocapchua Xem bài viết
            Cám ơn bác đã chia sẽ, chắc anh em trên diễn đàn ít nhiều đã gặp rồi (tôi cũng bị 1 cái khi
            làm vụ GSM thu thập dữ liệu qua GPRS).
            Cho nên tôi thấy bác trilv nên tìm các SV chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp là tốt nhất, heheee.
            Mà cho hỏi bác trilv có phải là Trí - Hải Đăng không vậy nhỉ?
            Tôi không phải là Trí - Hải Đăng.

            Tất nhiên là làm với sinh viên hay kỹ sư mới ra trường thì giá mềm hơn tuy nhiên sản phẩm không bằng người chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. người có kinh nghiệm làm ra sản phẩm tốt thì giá ...lại cao. tiền nào của nấy mà. tôi phải liệu cơm gắp mắm chứ.

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
              hi hi , 1$/ SP nói vui vậy chứ mình chẲNG LÀM ... làm cả nghìn cái mới được chục triệu . Mình xin nhường luôn !
              Thời gian để mà đốt vào đó ... mình có thể làm được giá trị gấp cả chục lần như thế ... thừa thời gian thì đi uống bia , tá lả , chắn cạ tẩm quất thư giãn !

              --- MẤY CÁI LẶT VẶT thì làm chơi chơi cho vui thôi ... giá trị tiêu thụ được bao nhiêu đâu !!! Hàng TQ nó còn đầy ra , mẫu mã đẹp , tính năng nhiều

              --- 1000sp không bõ tiền khuôn nhựa. Đừng có nói 5k/ vỏ hộp nhựa ... để đạt hộp đẹp như vỏ điện thoại thì hãy tập xác định cúng khoảng 2 đến 4 chịch vào đó ... thời gian làm khuôn mất khoảng 3 - 4 tuần

              toàn các bác chém ảo tung chảo ... chỉ tính giá Cua Trong Lỗ mà không tính râu ria.

              Ai làm được vỏ 1000sp trọn vẹn, đẹp có đơn giá 5k ... ??????????????? xin cho biết tên tuổi 1 chút nào ?
              tôi đâu có yêu cầu làm 1000 cái.

              tôi yêu cầu thiết kế & sản xuất mẫu MÀ KHI sản xuất 1000 cái thì giá thành không quá 50.000đ.

              còn tất nhiên khi làm 20 con thì giá thành sẽ cao hơn 50.000đ + công thiết kế...

              Comment


              • #37
                Nhìn thấy giá trị maximum=50 triệu. Lãi mỗi 1 pcs maximum= 15k--->Tiền thu về 15 triệu. VỚi time và công sức lặn hụp vào đây thì tính làm 1 cái đo tốc độ quay đầu trục cũng gần ngang ngửa mà lại nhàn hơn nhiều. Nghề anh em mình đúng là thu nhập khó khăn thật


                Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
                Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                  Xem trên Digikey thì CD4060 còn đắt hơn cả PIC16F54, đắt hơn nhiều PIC16C54. Phương án của anh NDV lại cần 2 con CD4060 lận.

                  Dùng vi điều khiển có cái dở là phải lập trình, nhưng đối với người thiết kế và cả người sản xuất, đây lại là ưu điểm vì chống sao chép. Thiết kế phần cứng không thì người thiết kế đưa thiết bị mẫu cho người sản xuất xong là hết, vẽ lại mạch mất vài tiếng đi đứt. Dùng vi điều khiển thì sao chép mạch cũng chưa thành sản phẩm được.
                  Hi, trao đổi với bác BQV tí . Cái này là cái ổ cắm điện nên điện nó xì xoẹt tia lửa điện suốt ngày, bác có phương án chống nhiễu với khoảng cách quá gần như thế không ạ ( chắc <1cm )

                  Comment


                  • #39
                    Vụ này bqv không dám nói mạnh, vì nó phụ thuộc vào kinh nghiệm nhiều hơn là kiến thức. Đại để chia làm 2 dòng

                    Chống nhiễu qua không khí : dùng con vi điều khiển tốt
                    • Hàng chính hãng
                    • PSoC miễn nhiễm với đủ loại tia lửa điện
                    • PIC nên dùng hàng nạp một lần thay vì flash (ví dụ PIC16C54 thay cho PIC16F54)
                    • AVR và 8051 của Atmel khá kém, 8051 của Phillips cũng khá tốt



                    Chống nhiễu qua lan truyền qua đường nguồn
                    • Varistor để dập xung cao áp đầu vào
                    • NTC để hạn dòng inrust current xông vào tụ lúc mới bật máy
                    • Thêm tầng Zener bên trong để dập xung cao áp tiếp
                    • Cuộn cảm common-mode choke (2 cuộn quấn cùng chiều trên một lõi)
                    • Tụ X2 và Y2 lọc nhiễu (chỉ có ý nghĩa với lưới điện 3 dây, hoặc với với nhà nào cẩn thận làm cọc tiếp đất)
                    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                      Caí này có làm thì cũng chỉ là kiếm việc cho Công nhân , lời lãi là bao mà phải huy động đến công nghệ với chất xám .
                      Rẻ nhất là dùng hai con IC loại CD 4060 loại dán ( nên kích thước cũng nhỏ như dùng VXL Pic) . Sử dụng ngay Cloc bằng điện AC50Hz cũng được ( hơi sai mất vài phút ) . Quy trình test chỉ cần mấy cái đèn LED là xong . Còn lắp dao động riêng thì mất công chỉnh lại tần số Clock và phải đầu tư thêm một cái maý hiện sóng .
                      Xài 4060 thì sao chỉnh nhuyễn dc bác. Với lại lưới điện 50Hz sao mà sai được. Theo tiêu chuẩn quản lý lưới, thì F của lưới có thể < hay > 50Hz nhưng F trung bình trong 1 ngày phải = 50Hz bác ạ. Nếu không mấy hệ thống timing trong CN dùng lưới điện die hết rồi.
                      Dùng 1 con VDK giá chừng 3k-3.5k là okie, chỉnh giờ qua remote càng sướng hơn nữa (đỡ tốn switch, ...). Hoặc dùng switch cảm ứng cho rẻ tiền, chỉ cần miếng kim loại nhỏ là okie.
                      EDA Engineer - Design on Demand
                      Email:
                      Web:

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi ssgabeo Xem bài viết
                        Hi, trao đổi với bác BQV tí . Cái này là cái ổ cắm điện nên điện nó xì xoẹt tia lửa điện suốt ngày, bác có phương án chống nhiễu với khoảng cách quá gần như thế không ạ ( chắc <1cm )
                        Tia lửa điện xì xoẹt suốt ngày không làm chết IC mà chết cái khác bác ạ, cái này tui đồng ý với bác bqv vì phụ thuộc chủ yếu vào KN của ng thiết kế và giá thành cho phép của SP.
                        bảo vệ thiết kế như bác bqv thì bác trilv không thể có giá 20k-30k/sp. nếu bác trilv muốn có sp xài dc trong mọi dk mà giá bèo thì .... ....
                        EDA Engineer - Design on Demand
                        Email:
                        Web:

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi ssgabeo Xem bài viết
                          Hi, trao đổi với bác BQV tí . Cái này là cái ổ cắm điện nên điện nó xì xoẹt tia lửa điện suốt ngày, bác có phương án chống nhiễu với khoảng cách quá gần như thế không ạ ( chắc <1cm )
                          Đâu phải chỉ có vdk mới phải chống nhiễu.Các linh kiện bán dẫn cmos thí dụ như cd4060 nếu sử dụng tải cãm có dòng lớn sẽ sinh nhiễu khi "đút vào và rút ra", điện thế xung nhiễu có khi lớn đến kv trên nguồn điện ---->chết linh kiện.

                          Dùng vdk lại có ưu điểm sau khi gắn tải, vdk sẽ delay và cấp nguồn do đó sẽ không bị nhiễu như linh kiện rời.Đó lại là cách triệt nhiễu hay mà sử dụng linh kiện rời không có.

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                            Đâu phải chỉ có vdk mới phải chống nhiễu.Các linh kiện bán dẫn cmos thí dụ như cd4060 nếu sử dụng tải cãm có dòng lớn sẽ sinh nhiễu khi "đút vào và rút ra", điện thế xung nhiễu có khi lớn đến kv trên nguồn điện ---->chết linh kiện.

                            Dùng vdk lại có ưu điểm sau khi gắn tải, vdk sẽ delay và cấp nguồn do đó sẽ không bị nhiễu như linh kiện rời.Đó lại là cách triệt nhiễu hay mà sử dụng linh kiện rời không có.
                            VDK phải nhiễu nhiều hơn IC số vì cấu trúc phức tạp và độ tích hợp cao hơn chứ. Còn việc delay thì mạch rời vẫn làm dc mà.
                            Quan trọng nhất của mạch số (rời và VDK) là các bác bảo vệ clock dc không mà thôi.
                            Nhiễu ko có gì quan trọng cả, chỗ nào PLC chịu được thì chắc chắn tk VDK và IC số chịu được.
                            Cái recloser của NUCLEC (ko nhớ rõ tên lắm, vì xem lâu lắm rồi) gắn trực tiếp lên lưới điện trung thế mà bên trong chỉ có mỗi 1 con 68HC của Moto mà thôi.
                            EDA Engineer - Design on Demand
                            Email:
                            Web:

                            Comment


                            • #44
                              cho em hỏi ngoài luồn 1 tí, bác có phương pháp chống nhiễu tốt cho vdk ah? vậy em đang mún làm cái máy hàn sắt inverter, em doan là nó sẽ nhiễu, vậy giờ xữ lý thế nào bac?
                              TamPhieuLuuKy@yahoo.com
                              092 2838 712 --->>

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi superhieu1 Xem bài viết
                                cho em hỏi ngoài luồn 1 tí, bác có phương pháp chống nhiễu tốt cho vdk ah? vậy em đang mún làm cái máy hàn sắt inverter, em doan là nó sẽ nhiễu, vậy giờ xữ lý thế nào bac?
                                trời đất, bác bqv đã nói hết rồi mà. mình thường quan tâm 4 cái thôi:
                                - nguồn nuôi
                                - giao tiếp IO
                                - Vẽ mạch in (kỹ thuật one-point-grounding là chính, diferential thì hầu như không cần, vì F quá thấp (<30M mà))
                                - Code cho VDK, không nên để trạng thái chết (cái này phụ thuộc vào KN của mỗi người khi coding). quan điểm của mình là co vào phải có ra, và ngược lại.
                                Bác nào có kinh nghiệm lập trình PLC khi chuyển qua làm VDK sẽ rất tốt ở khâu này.
                                EDA Engineer - Design on Demand
                                Email:
                                Web:

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                trilv Tìm hiểu thêm về trilv

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X