Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Các mạch điện về tạo nguồn -,+từ điện áp một chiều
Các mạch điện về tạo nguồn -,+từ điện áp một chiều
Rất nhiều bài toán, trên mạch chỉ có một nguồn duy nhất là 5V, vậy mạch điện nào để có các điện áp <0V và >5V?
Mong các anh chị góp một số schematic cho luồng này.
Có hai cách một là nạp xả tụ + diode để nhân hoặc đảo điện áp.
Các thứ hai sử dụng các sơ đồ switch như: forward, step up down, inverter, flyback...
Xem datasheet các ic lm317, uc3802, lm2575, icl7766?...
Ban đầu mình xem cái mạch điện trên mình hơi choáng. Quả thực mình cũng có kinh nghiệm về nguồn điện, nhưng chưa bao giờ nghĩ là có thể tạo ra một điện thế thấp hơn các điện thế ở nguồn vào (ở đây là thế âm so với đất của nguồn cho trước) chỉ bằng một mạch tạo xung vuông, tụ điện và diode (hic hic có phần cảm phục - tuổi trẻ tài cao).
Nhưng sau khi phân tích kỹ lưỡng, mình thấy mạch trên của ttTrang có vấn đề.
Hai mạch của Trang có cùng nguyên tắc nên mình sẽ chỉ phân tích trên mạch dùng IC555 (mạch dưới việc tạo xung được thay bằng mạch đa hài tạo thành từ Q1 & Q2 còn Q3 & Q4 là mạch đệm kiểu push-pull).
IC555 cùng R1, R2 và C hợp thành một mạch tạo dao động kiểu xung vuông (với các giá trị RC đã cho dao động này có tần số cỡ 140Hz). Xung phát ra từ chân 3 của 555 có hai trạng thái cao (H) và thấp (L).
- Khi pin 3 ở mức cao(~9V), dòng điện sẽ đi từ pin3 nạp vào tụ 22uF rồi qua D1 xuống đất (nếu ai muốn lắp thử mạch này thì nên cho thêm một điện trở hạn dòng cỡ vài chục ohm nối tiếp với D1, nếu không có thể gây nguy hiểm cho lối ra của em 555). Phần phía sau không ảnh hưởng gì vì D2 phân cực ngược.
- Khi chân 3 ở mức thấp ( xấp xỉ 0V), thoạt nhìn ta có thể lầm tưởng rằng dòng sẽ chạy từ đất lên tụ 100uF rồi qua C2 về chân 3, nhưng thực tế không phải vậy, vì không dòng không thể đi từ 0V đến 0V.
Những điều nói trên chỉ là suy luận, có điều gì thiếu sót mong được mọi người góp ý. Tẹo nữa mình sẽ lắp thử rồi đo, xem thực hư thế nào.
Nhân tiện nói về các mạch tạo nguồn kiểu DC-DC inverter mình cũng xin mạo muội, thảo luận thêm đôi chút về loại nguồn này. (post ngay dưới )
Ban đầu mình xem cái mạch điện trên mình hơi choáng. Quả thực mình cũng có kinh nghiệm về nguồn điện, nhưng chưa bao giờ nghĩ là có thể tạo ra một điện thế thấp hơn các điện thế ở nguồn vào (ở đây là thế âm so với đất của nguồn cho trước) chỉ bằng một mạch tạo xung vuông, tụ điện và diode (hic hic có phần cảm phục - tuổi trẻ tài cao).
Nhưng sau khi phân tích kỹ lưỡng, mình thấy mạch trên của ttTrang có vấn đề.
Hai mạch của Trang có cùng nguyên tắc nên mình sẽ chỉ phân tích trên mạch dùng IC555 (mạch dưới việc tạo xung được thay bằng mạch đa hài tạo thành từ Q1 & Q2 còn Q3 & Q4 là mạch đệm kiểu push-pull).
IC555 cùng R1, R2 và C hợp thành một mạch tạo dao động kiểu xung vuông (với các giá trị RC đã cho dao động này có tần số cỡ 140Hz). Xung phát ra từ chân 3 của 555 có hai trạng thái cao (H) và thấp (L).
- Khi pin 3 ở mức cao(~9V), dòng điện sẽ đi từ pin3 nạp vào tụ 22uF rồi qua D1 xuống đất (nếu ai muốn lắp thử mạch này thì nên cho thêm một điện trở hạn dòng cỡ vài chục ohm nối tiếp với D1, nếu không có thể gây nguy hiểm cho lối ra của em 555). Phần phía sau không ảnh hưởng gì vì D2 phân cực ngược.
- Khi chân 3 ở mức thấp ( xấp xỉ 0V), thoạt nhìn ta có thể lầm tưởng rằng dòng sẽ chạy từ đất lên tụ 100uF rồi qua C2 về chân 3, nhưng thực tế không phải vậy, vì không dòng không thể đi từ 0V đến 0V.
Những điều nói trên chỉ là suy luận, có điều gì thiếu sót mong được mọi người góp ý. Tẹo nữa mình sẽ lắp thử rồi đo, xem thực hư thế nào.
Nhân tiện nói về các mạch tạo nguồn kiểu DC-DC inverter mình cũng xin mạo muội, thảo luận thêm đôi chút về loại nguồn này. (post ngay dưới )
mạch này của cô bé xấu xí rất đúng mà, khi Pin3 xuống mức 0 thì điện thế ở đầu âm của tụ 22uF sẽ <0, và nó hút dòng từ tụ 100uF qua D2 mà. (nghĩa là tụ 100 uF được nạp giá trị 5V theo đúng cực của nó, (giá trị 5V có được là nhờ điôt Zener)
AFH
Hihi... về mạch tạo nguồn -5 V bằng cách dùng nguồn +9V có ai ủng hộ anh Open không? Nhưng nếu theo anh Open mà T đúng thì phải góp trả cho box của Trang 5 mạch điện đấy...hi hi... có ai theo anh Open ko?
Em post lại sơ đồ.
Chú ý: 555 chỉ là mạch dao động, bởi vậy có thể dùng bất cứ một mạch dao động nào khác tương tự cũng được. Nhưng nhớ công suất lối ra phải đảm bảo đủ khỏe. 555 có khả năng push/pull tới 200ma lối ra nên có thể sử dụng nó mà không cần tầng đệm phía sau dao động nếu tạo công suất vừa phải
-Khi chân 3 ở mức cao(mức cao khoảng 7.3V) thì do đầu - kia của tụ 22u không thể >0.7V nên tụ 22uF tích điện 7.3-0.7=6.6V.
-Khi chân 3 ở mức thầp gần 0V, do điện áp trên tụ là 6.6V(nó có thể xả và thấp hơn một ít),áp tại đầu - của tụ 22uF là 0-6.6=-6.6V, điện áp -6.6V tại cực - của tụ 22uF sẽ kéo dòng qua diot D2 và kết quả cực + của diot D2(Cực âm của tụ 100uF) sẽ tích điện = -6.6+0.6=-6V. Nhưng do diot ổn áp 5.1 V nên áp thực tế sẽ là -5.1V.
Theo nguyên lý này "có thể" tạo mạch điện áp -5V,-10V,...-100V....
Tương tự cũng có thể tạo các điện áp +15V,...+100V...
Anh không biết gì về mấy cái này đâu, nhưng anh nghĩ có thể nhìn vô nguyên lý mà nói thôi. Nửa chu kỳ đầu nó đóng khóa 1,3, nửa chu kỳ sau nó đóng khoá 2,4. Khi nó đóng khoá 1,3 thì C1 được nạp. Đầu điện áp dương của C1 lại nối vào mass của ngõ ra. Nó lại được nối với C2 để ổn định lại ở ngõ ra.
Nếu giờ coi cái tải là R, thì dòng I = tần số * C1 (Vi - Vo). Khi đó coi như có trở tương đương T/C1 ở nguồn vào. Vậy thì lúc đó tính toán cái gì tương đương cái gì cái gì đó anh cũng chẳng biết, nhưng mà tổn thất do thằng quỷ trở tương đương thì chịu.. Nên cần thì gắn song song mấy cái C1 vào nữa...
Hay là em tính dùm anh xem giá trị tương đương thế nào và nói anh nghe cần tăng hay giảm cái gì nhé? Đầu anh dạo này mụ rồi, không tính nổi đâu, với lại anh là dân ngoại đạo, xin tha cho anh ...
Theo tôi thì khi hpj sản xuất ra cái loa đó, đã có nhiều chuyên gia kỹ thuật hiệu chỉnh, tính toán các phần tử kỹ lưỡng rồi.
Bây giờ tính toán hiệu chỉnh lại cần có đội ngũ tương đương với nhà sản xuất.
Cách đơn giản...
Vấn đề cũ: khi in mạch ra pdf và bấm chọn Keep Drill Holes Open, in ra thì pdf trắng đen các lỗ chân linh kiện như nhau. Mặc dù có linh kiện phần Drill là 1mm, có linh kiện thì là 3mm. Cho em hỏi cách sửa phần này ở Orcad 9.2 với ạ.
Mấy con...
Dạ cháu có ý tốt muốn động viên chú ấy ngâm cứu khoa học thôi ạ. Về phần kiểm tra dao động thì chú ấy chưa biết thì sẽ tìm hiểu được là cần những gì ạ, chắc chắn là khi hướng dẫn phần ấy các cô chú nào đó sẽ lưu ý cần loại sò công suất ra tránh cháy nổ rồi ạ....
Loa bass đấu trực tiếp không qua phân tần để thành loa toàn dải xem có thoát tiếng khộng , nếu không thoát cần phải sửa lại mạch cs hay âm sắc nếu đủ trình còn nếu thoát ca hay nhưng chưa vừa ý vì bass kém chăc thì đấu lại như cũ và đấu thêm loa mid treble bên ngoài .
Chuyện là mình mới đập hộp con loa kéo Sony SRS-XV900. Do khu vực mình k có sẵn hàng để trải nghiệm thực tế nên chỉ tham khảo các kênh revew online.
Mua về sử dụng thì thấy hơi buồn về chất âm, Mở max k to bằng cái loa kéo china, bass...
Comment