Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Các mạch điện về tạo nguồn -,+từ điện áp một chiều

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    http://dientuvietnam.net/board/showp...10&postcount=9
    http://dientuvietnam.net/board/showp...4&postcount=15

    Người ta thì cố nghĩ ra để làm sao không dùng cuộn cảm mà bé Trang? Còn vì sao lại tránh dùng cuộn cảm thì anh lại không biết vì anh không có nghiên cứu về cái này.

    Còn cái vụ bác od nói, thì cách tính tương đương F cũng viết ra rồi đó mà F thì lại không biết tính tiếp thế nào, bác tính tiếp dùm cái?

    Xem tải là C2//RL (tại bác ký hiệu RL, còn F viết là R)?

    Mà thôi, tạm nghỉ, bác trả nợ 5 cái mạch chưa? Bé Trang thuê anh đi đòi nợ dùm đi em.... ..., vụ gì chứ vụ đi đòi nợ thì anh F cũng cù nhầy ghê lắm, đảm bảo đòi đủ cho em á...

    Chúc vui.
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

    Comment


    • #32
      cuộn cảm và Switching Power Supply

      Mạch ở vừa rồi do Trang post thuộc loại switching (SPS - Switching Power Supply, đây là mạch cơ bản nhất rất hữu ích cho những ai mới tiếp cận switching.

      Sau đây mình xin nói một chút về nguyên tắc hoạt động của mạch trên.

      Nhiều người ngại các mạch có cuộn cảm vì chưa có kinh nghiệm về nó. Có hai loại cuộn cảm (chính):
      - một loại gọi là cuộn chặn dùng để lọc các xung biến đổi nhanh trong nguồn điện (gọi tắt là cuộn lọc nguồn). Nguyên tắc của cuộn chặn dựa vào công thức ZL = w.L, vì vậy khi mắc nó nối tiếp với tải nó sẽ chặn các xung biến đổi nhanh (w lớn --> ZL lớn) không mong muốn do nguồn gây ra. Xét trên quan điểm năng lượng thì cuộn chặn làm tiêu hao năng lượng của dao động, và nó thường được cuốn trên mạch từ hở để đạt được mụch đích này ( xem hình vẽ phía dưới).
      - Loại kia chính là cuộn được dùng trong các mạch SPS đơn giản như trên, ngược với cuộn chặn (làm mất mát năng lượng), nó có tác dụng tích lũy năng lượng dưới dạng từ trường. Vì vậy nó được cuốn trên mạch từ kín (hình vẽ dưới).
      Trở lại mạch switching của Trang, khi xung lối vào làm cho trans mở, nó sẽ dẫn dòng từ Vc chạy qua cuộn L, cuộn L tích lũy năng lượng dưới dạng từ trường. Khi xung lối vào ở mức thấp ---> trans tắt ---> năng lượng từ được giải phóng , kiểu tự cảm theo định luật Lenx, nó sẽ phải tạo ra một thế, để chống lại sự tắt của dòng vừa nuôi nó. Nhưng rất tiếc, lúc này bác trans kia đã cắt rồi , vì vậy tức nước vỡ bờ, thế này đẩy một dòng điện qua diode nạp vào tụ điện lối ra, tạo ra một thế lối ra khá lớn. Vì mọi người biết rồi đấy, Faraday bảo rằng: thế cảm ứng = - (biến thiên từ thông ) / (khoảng thời gian)
      Vì biến đổi từ mở sang tắt của trans là khá nhanh (do xung lối vào là xung vuông), ---> (khoảng thời gian) là ngắn, vì vậy mà thế cảm ứng trên có thể khá lớn. Thế này phụ thuộc nhiều vào, đặc trưng quá độ của linh kiện trong mạch (rise time, cut off time ) , nên câu trả lời cho câu hỏi của Trang
      (V_out=f(f,L...)=?) là :
      "có chúa mới biết được !"

      Nói vậy cho vui thôi chứ nhìn chung là vẫn ước lượng được (chủ yiếu dựa vào kinh nghiệm). Nhìn chung giá trị thế lối ra tỉ lệ với giá trị của L, tỉ dụ như, theo như kinh nghiệm đã biết trong mạch phía trên, cứ giá trị L = 820 uH cho ta thế lối ra là 14V, như vậy nếu muốn có 30V ta cần tăng L lên cỡ 1,6mH.

      Một lưu ý nữa là, để có được hiệu suất của mạch cao ta cân dùng các cuộn cảm có độ phẩm chất lớn (high Q factor).

      Mạch này rất hay cho những ai muốn tìm hiểu về SPS,

      Kính mong các cao thủ cung cấp thêm nhiều kiến thức về cuộn cảm, như cách tính giá trị L, kinh nghiệm chọn lõi, chọn dây và cuốn cuộn cảm, làm thế nào để tăng Q...., Có gì không phải mong các vị đại xá, (và góp ý ngay).

      Comment


      • #33
        anh F ơi cho em trả góp đi, em sẽ trả dần dần, đảm bảo có chất lượng. Em đang đi làm thuê cho người ta, mà ông xếp thì xít sao lắm, anh thông cảm nhé. Cho em khất, chứ anh mà đến siết nợ trông thấy anh vợ con em nó ngất ngay. Thương thằng em khờ dại này tí.

        Comment


        • #34
          hihi.. bé Trang nó vẫn chưa chịu thuê tui á, vậy là nó còn thông cảm cho bác đó... hihihi... dzị tui mắc chi mà đòi?

          Nói chứ, tui hỏi các bác cái này về cái DC converter, tại sao nó lại mắc như vậy?

          Cái DC converter 18V-60V >> 3.3V - 5V (6A). Kích thước 2cm x 3,4cm gì đó x 1cm (dày tối đa, thiệt ra toàn linh kiện dán). Giá tới 4-500K. Tại sao nó lại mắc dzị mấy bác? Tui không có làm về công suất nên tui chịu.... chẳng biết nó dùng vào cái gì??

          Chúc vui.
          Falleaf
          Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
          58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
          mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

          Comment


          • #35
            Theo toi nghi co 1 so nguyen nhan lam cai DC converter no dat :
            Hieu suat cao :tren 70 %.
            Ap ngo vao rong vi no tu dieu chinh PWM.
            Thong thuong loai nay co cach ly nen co the dung trong cac thiet bi y te ...
            Cac bac nghi sao ?
            Thiết bị định vị ,hộp đen :

            Comment


            • #36
              đúng là vấn đề hiệu suất rồi tôi cũng định trả lời vậy, nhưng câu hỏi của f quá chung chung, không thể nào trả lời chính xác được. Hiệu suất của DC/DC converter bây giờ vẫn là đề tài nghiên cứu thịnh hành trên thế giới.

              Comment


              • #37
                DC/DC Conveter có hiệu suất ~ 90%, sở dĩ nó được sử dụng rộng rãi hơn biến thế đó là vì nó nhỏ gọn, nhẹ nhàng, dòng lớn, điện áp vào dải rộng. Chế tạo hàng loạt ắt sẽ rẻ hơn so với phương pháp dùng biến thế thường.
                Vì vậy mà nó có ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử ngày nay, ví dụ: nạp pin điện thoại và thiết bị cầm tay như máy nghe nhạc, Laptop hay các thiết bị y tế..... vân vân.........
                Riêng loại POWER dùng trong công nghiệp là đắt hơn bình thường vì lý do yêu cầu cao về độ an toàn, độ tin cậy, đáp ứng dòng điện lớn và số lượng bán ra không nhiều bằng sản phẩm thương mại ....vv

                AFH

                Comment


                • #38
                  Thân chào các bạn trong forum, mình la một thành viên mới toanh của diễn đàn . mình thấy trang diễn đàn này cực kì có ý nghĩa đối với bản thân mình nói riêng và của tất cả mọi người nói chung, công sức xây dựng của các bạn thật đáng trân trọng.

                  Mình có một câu hỏi nhỏ về mạch nguồn trong luồng này: mình tham khảo qua các mạch của các bạn là mạch đảo áp và mạch nâng áp, thấy một điều là các mạch trên mức dòng cực đại là rất thấp đặc biệt là mạch nâng áp theo tôi chỉ khoảng dưới 150mA. Giả sử chung ta đang sử dụng một tải 12V cần tối thiểu dòng là 1A. Vậy chúng ta phải làm thế nào trong khi ta chỉ có một nguồn 5V. Minh biết là diễn đàn của chúng ta có rất nhiều cao thủ .

                  Comment


                  • #39
                    Vậy đầu tiên tính toán qua xem nguồn 5V có đủ công suất không? nghĩa là 5*I>12*1
                    Nếu dòng tới 1A trong trường hợp này có lẽ phải dùng DC-Dc convert mới được. Cạcmach DC-DC convert này cấp dòng rất khỏe và hiệu suất cao. Còn thiết kế thì có thể nhờ các anh trên diễn đàn

                    Comment


                    • #40
                      Mạch 5V hoàn toàn đủ công suất bạn ạ, (5V,18A). Nếu dùng DC-DC converter ví dụ như bộ boost, cũng được . Tuy nhiên có 2 vấn đề:

                      1. Phải mắc cuộn cảm.
                      2. Các thông số linh kiện (L, C, )Nó phụ thuộc vào tải R .
                      3. Cần phải có hồi tiếp để điện áp ra phẳng, mạch sẽ phức tạp.

                      Comment


                      • #41
                        mạch nhân đôi điện áp dùng 555, mình đã test kết quả :

                        áp vào 12V, áp ra 19V.

                        Comment


                        • #42
                          chào các bạn..! có bạn nào biết cách tạo từ nguồn + sang nguồn +/- không ? công suất khoảng 100w, các bạn hãy giúp mình nhé

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi trinhquy
                            mạch nhân đôi điện áp dùng 555, mình đã test kết quả :

                            áp vào 12V, áp ra 19V.
                            Mạch nhân đôi điện áp sẽ bị mất áp hơn so với việc tạo nguồn âm, bởi lẽ kiểu mắc lối ra ko đối xứng, khả năng kéo lên chỉ bằng khoảng (Vcc-1.7V). Ngoài ra sụt áp khoảng gần 1.6 V qua hai diot, vậy max lối ra:=(12-0.8)+(12-1.7-0.8)=20 V. Kết quả thực tế là 19V. Vậy là khá sát với tính toán.

                            Cảm ơn anh nhiều.

                            Comment


                            • #44
                              ỷHi,
                              Vấn đề nguồn cung cấp luôn là đề tài hấp dẫn và rất khó. Xu hướng ngày nay người ta thường dùng nguồn xung bởi vì hiệu suất cao, gọn nhẹ, có thể ổn áp với điện áp biến thiên đầu vào lớn. Các bác có thể thấy như nguồn của máy tính chẳng hạn, cực kỳ ổn định và điện áp vào có thể từ 100Vac~240Vac. Nguyên tắc chủ yếu của nó cũng giống như cái mạch có cuộn cảm và BJT để đóng ngắt mà 3T đã post. Tuy nhiên, trong thực tế thì không chỉ là cuộn cảm đơn thuần mà nó còn ghép với các thứ khác. Bác nào đã học qua mạch dao động blocking rồi thì biết. Bộ sạc pin của máy di động thường dùng theo kiểu này. Bộ nguồn của máy tính thì không dùng blocking nhưng cũng có phần tạo dao động (thường dùng IC) để cấp cho BJT đóng ngắt cuộn cảm. Cuộn cảm được ghép nối với nhiều cuộn dây khác giống như biến áp để lấy ra các mức điện áp khác nhau cũng như đưa về hồi tiếp để ổn định cho mạch (điện áp ra).
                              Bác Opendoor giải thích nguyên lý mạch trên là rất chính xác. Tuy nhiên vấn đề mầu chốt là ở chổ tính toán thiết kế. Tui đã bỏ nhiều thời gian ra để tìm hiểu vấn đề này, tui muốn tìm một công thức chung để có thể áp dụng cho nhiều bài toán khác nhau nhưng rất tiếc là vẫn không có một công thức tổng quát nào cả. Thông thường, người ta có bảng tra, ứng với từng kiểu mạch, loại mạch dao động sử dụng, kích cở biến áp, công suất, vv... để thiết kế.
                              Đối với dân VN đặc biệt là sinh viên, thường lượm chổ này được cái biến áp, chổ kia được con BJT, gỡ đâu đó được cái IC nếu không có công thức tổng quát để thiết kế thì quả là rất khó.
                              Hy vọng trên diễn đàn này có bác nào trùm về điện tử công suất và các mạch tương tự (analog) có thể giúp đỡ anh em giải quyết bài toán này.
                              Chào thân ái.
                              Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
                              Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.

                              Comment


                              • #45
                                Việc chế tạo nguồn xung thực tế không đến nỗi khó khăn lắm .
                                Nhưng việc đưa vào thực tiễn thì nảy sinh nhiều vấn đề .
                                Tùy vào từng yêu cầu cụ thể mà người ta phải thiết kế các bộ nguồn cho phù hợp . Điều đó khó hơn việc chế tạo ra nó .
                                Nếu cần một nguồn Âm cỡ microwat thì việc quấn một biến áp xung xem ra không phù hợp .
                                Nguồn xung không phải không có nhược điểm . vậy những nhược điểm là gì ?
                                Có thể bộ nguồn này cho việc A đạt kết quả mỹ mãn , song khi sử dụng vào việc B thì rất dở .
                                Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                                nguyendinhvan1968@gmail.com

                                Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thaithutrang Tìm hiểu thêm về thaithutrang

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X