Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
cái mạch cầu cùa thu trang ko sợ rb0 và rb1 cùng =1 ah. toi tran như chơi
với cái mạch trên thì không toi được, lý do là vì nó dùng chính nguồn VCC. Nếu vô tình hay sự cố thế nào mà hai chân đó = 1 thì nguồn VCC bị sụt áp đột ngột --> VĐK reset ngay. ---> lại okie nhỉ.
chỉ có một vấn đề với cái mạch trên đó là nó không có hệ thống lọc và chống nhiễu cho VĐK thôi (Vì dùng chung với nguồn động lực là VCC mà)
AFH
Đó là do người lập trình thôi, nên chú ý mấy điều sau:
-Khi mới bậy nguồn , lối ra PIC ở trạng thái trở kháng cao(lối vào) nên ko bị hiện tượng xung đột ở trường hợp này, do đó phần cứng chấp nhận được.
-Viết phần mềm phải tránh việc lập trình tương tác từng bit. Bởi như vậy có lúc lập trình quên hoặc những lúc PIC treo(ở những trường hợp oái ăm)thì dẫn tới cháy tranzitor.
-Nên lập trình khai báo mảng:
const unsigned char a[2]={0b00000001,0b00000010};
Mỗi khi lập trình điều khiển với cổng B cho việc đk motor thì gán:
PORTB=a[i];
Hay một cách khác: PORTB&=0b11111100;PORTB|=a[i];
//i=0,1
-Ngoài ra chú ý nếu sử dụng cổng B với các việc điều khiển khác.
với cái mạch trên thì không toi được, lý do là vì nó dùng chính nguồn VCC. Nếu vô tình hay sự cố thế nào mà hai chân đó = 1 thì nguồn VCC bị sụt áp đột ngột --> VĐK reset ngay. ---> lại okie nhỉ.
Hi hi... có chắc vậy ko anh?
1-Nếu nguồn Vcc dòng lớn(ví dụ nguồn máy tính). Nếu trùng dẫn, thì nguồn có thể sụt áp chút it nhưng ko đủ reset thì kết quả là cháy transistor.
2-Nguồn Vcc dòng bé, nhưng tụ lọc Vcc giá trị lớn thì cũng kết quả tương tự.
Ngoài ra, giả sử nếu trường hợp như anh AFH xảy ra, tức là khi trùng dẫn, nguồn sụt tức là Vcc<VBOR, nhưng để hiện tượng "Brown-out Reset" xảy ra, rồi đến lúc các các chân của uC trở về trở kháng cao sẽ mất bào nhiều thời gian? là một bài toán ko dễ lắm thì phải?
Trùng dẫn---------Vcc<VBOR---------Brown-out Reset-----------Z high
------------T1------------------T2----------------------T3----------
Vậy liệu tổng thời gian: T1+T2+T3 có đủ để hỏng transistor ko?
Và thực tế T2 và T3 bằng bao nhiêu?
Nguyên văn bởi AFH
chỉ có một vấn đề với cái mạch trên đó là nó không có hệ thống lọc và chống nhiễu cho VĐK thôi (Vì dùng chung với nguồn động lực là VCC mà)
AFH
Cái này thì anh nói đúng.Thực tế về phần nguồn, nên làm 2 nguồn riêng, ngoài ra có thể cần một số giải pháp lọc nguồn khác nữa.
Mình có thắc mắc mạch cầu bạn 3T up:
- Bỏ R2,R3=10k đi có được không?
- R4,R5 chọn giá trị nào thì phù hợp? 1k,2k,10k...?
R2 và R3 ko bỏ đi được, bởi nếu bỏ đi thì Ub(trên)=Ub(dưới)=0.7V. Như vậy motor không quay được, thậm chí có thể transistor phía trên ko đủ thông.
Bạn tính dòng các Ib trên và Ib dưới và dùng quy tắc nút là tính được điện trở.
Thực tế thì sơ đồ trên chỉ là nguyên lý, còn thực tế thì cần chỉnh lại các điện trở(có thể phải thêm tầng đệm). Đây là mạch phù hợp với motor áp thấp.
Mạch bobblick làm thiếu diode nên dễ cháy. Lão dùng loại động cơ có diode sẵn hay sao ấy, thành ra làm theo thì nhớ cẩn thận.
Dạo này anh hơi bận bé Trang à, chắc không hưởng ứng nhiều luồng của em được, anh còn 1 tháng đề đọc bộ source haptics thôi, mà lâu rồi anh không lập trình nên giờ đọc lại vất vả lắm. Cũng đang bận bên picvietnam (sửa chữa), khi nào xong anh lại ghé thăm em...
cái sơ đồ ở bài #11 này khó hiểu ghê, liệu nó có chạy được không đấy? cô bé bánh mỳ có hiểu nó hoạt động thế nào không? Giải thích cho anh nghe với.
AFH
Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....
Mọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
Nhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
Bạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...
Comment