Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
ai giúp em với, em có cái mạch lọc tín hiệu từ dòng mang, ai có thời gian rảnh phân tích giùm với. Em thấy chị 3T giỏi quá, cái chi cũng bít, chắc là cái này hổng có làm khó chi được
Hihi.. đây là một mạch kinh điển trong appnote của Microchip về Power line communication chuẩn X10. Trong appnote đó nó không giải thích về mạch này thì phải. Vì thế nên bạn đưa ra đố tớ vì lý do này hay để thử trình độ của tớ vậy? Lần sau, nếu tớ biết,những hỏi kiểu như vậy tớ sẽ không trả lời đâu, lần này tớ phá lệ.
Tầng trên cùng gồm điện trở hạn dòng(để tránh nguy hiểm do điện lưới), nếu áp dụng vào VN bạn phải tăng gấp 2 giá trị điện trở đó. Hai tụ và điện trở nối GND để làm mạch lọc thông cao nhằm giữ nguyên phần sóng mang(120Khz, biên độ bé) và giảm phần 60hz(biên độ lớn) để lối ra có thành phần 60hz không bão hòa, bởi nếu biên độ bão hòa thì tầng sau sẽ bị mất phần sóng mang. Việc tính tần số cắt thì bạn từ làm nhé, bởi nó là bài toán cơ bản lọc RC.
Tâng tiếp theo có mạch Not CMOS cùng cặp LC. Điện trở 10Momh để tạo một dòng tĩnh bé đi vào cổng NOT kết hợp với L thành mạch khuếch đại đảo. Mắc LC hồi tiếp như trên tạo mạch lọc cộng hưởng LC, tần số cộng hưởng sóng mang = (căn LC)/2*Pi=120khz. Vậy thành phần sóng mang được cộng hưởng qua vế này.
Mạch tiếp theo là mạch khuếch đại tín hiệu và lọc tần cao để biên độ sóng mang khuếch đại đủ lớn cho việc xử lý tách sóng phần sau.
Tạm gọi là mạch tách sóng biên độ, khi bit 1(có sóng mang) thì tụ nạp rất nhanh qua diot(sóng mang 120khz), còn bit 0 thì tụ xả rất chậm qua điện trở(cỡ gần 0.5ms).
Tầng cuối: lặp lại tín hiệu.
Bạn đang làm về PLC thì phải, vậy post lên đây cho tớ học hỏi với. Hihi...
Vế sau em Trang chỉ nói đúng có một nửa vì mạch tiếp sau là mạch khuyếch đại thông dải (gồm 2 cổng NOT) cho qua tần số 120Khz.
Mạch sau nữa là mạch tách sóng đường biên.Con diode dùng để tách sóng. Tụ và trở là mạch lọc tín hiệu dùng để lọc tín hiệu 120khz.
Mạch cổng NOT tiếp sau dùng như một mạch Triger để chuyển đổi nhanh trạng thái logic làm cho tín hiệu đầu ra không nằm trong trạng thái trung gian giữa 0 và 1.
thiếu một tý:
Tuy có hơi thiếu một tý là mạch dùng 2 con tụ ngoài việc để chọn lựa dễ linh kiện còn làm tăng tốc độ phóng nạp của tụ và tăng hệ số phẩm chất mạch lọc
Vế sau em Trang chỉ nói đúng có một nửa vì mạch tiếp sau là mạch khuyếch đại thông dải (gồm 2 cổng NOT) cho qua tần số 120Khz.
Mạch sau nữa là mạch tách sóng đường biên.Con diode dùng để tách sóng. Tụ và trở là mạch lọc tín hiệu dùng để lọc tín hiệu 120khz.
Anh đọc không kỹ hai ý này của em rồi:
Ý 1:
Mạch tiếp theo là mạch khuếch đại tín hiệu và lọc tần cao để biên độ sóng mang khuếch đại đủ lớn cho việc xử lý tách sóng phần sau.
Ý 2:
Tạm gọi là mạch tách sóng biên độ, khi bit 1(có sóng mang) thì tụ nạp rất nhanh qua diot(sóng mang 120khz), còn bit 0 thì tụ xả rất chậm qua điện trở(cỡ gần 0.5ms).
Còn anh không nên nói là em "thiếu" mà là nói anh xin "bổ sung".
Bởi lẽ em ngồi một lúc có thể bổ sung rất nhiều ý nữa cho bài của anh. VÀ một người làm thực tế rôi thì họ cũng sẽ bổ sung nhiều ý hơn nữa...
Ối, em sửa nhầm bài rồi, rất mong anh Phanbobo sửa lại bài trên(#4), do em là Mod nên post và sửa nhầm. Thành thật xin lỗi anh và nhờ anh edit lại bài #4. Còn bài này em sẽ xóa vì ko có nội dung kỹ thuật
Không hiểu em sửa nhầm là thế nào? Tuy nhiên Ý 1 của em là sai rồi!Em nói là mạch lọc thông cao. Nhưng thực ra đây là mạch lọc thông dải! Anh nói là "thiếu" vì thực sự là thiếu. Bởi vì thiếu là bài viết của anh thiếu chứ không phải là em thiếu!he he!
Em có muốn làm về X10 không? Nhóm của anh đang thiếu một người làm về mạch phần cứng! Nếu em cảm thấy muốn làm thì có thể nhào vô!Thực sự trân trọng ý kiến của em!
Không hiểu em sửa nhầm là thế nào? Tuy nhiên Ý 1 của em là sai rồi!Em nói là mạch lọc thông cao. Nhưng thực ra đây là mạch lọc thông dải! Anh nói là "thiếu" vì thực sự là thiếu. Bởi vì thiếu là bài viết của anh thiếu chứ không phải là em thiếu!he he!
Quên mất, em nói nhầm mà là "lọc thông thấp" còn tụ giữa 2 tầng thì cách ly dc hay nói rõ hơn là tạo mạch thông dải như anh cũng đúng. Nhưng mà chỉ đúng tầng đầu thôi nhé, tầng sau thì mạch lọc và khếch đại thông thấp
Hiện nay nhóm anh đang phát triển dựa trên IC của Microchip. Tuy nhiên đây chỉ là giai đoạn nghiên cứu. Sau này sẽ phát triển để sử dụng các loại chip khác để làm sao có độ ổn định cao hơn và có giá thành rẻ hơn.Hy vọng nhận được sự giúp đỡ của em!
Bạn mở ra thấy cái tụ nào to nhất nằm gần lưới, nó thường màu đỏ, bạn mua cái giống vậy rồi đem tới tiệm sửa điện thoại di động hay sửa đồ điện nhờ họ hàn song song vô là ok. Nếu muốn mạnh thì bạn bỏ cái tụ cú, mắc song song 2 cái tụ mới....
Dạ ngày trước cháu trốn học nghe lỏm được chú thợ điện bảo với chị hàng xóm cái màn âm ly nó có sợi đốt nhỏ như tóc để nung tạo electron bắn ra ấy ạ, những thứ như vậy sẽ ko hoạt động được trong không khí đâu ạ. Giờ tài liệu trên mạng nhìu chú tự tìm hiểu ạ...
Dạ trong ấy nó là chân ko hoặc là bơm đầy khí trơ. Chú muốn sửa phải dùng keo 2 thành phần gắn ống rồi lắp đầu ti nạp để hút chân ko sau đó bơm khí phù hợp nếu cần. Tìm được người chịu làm cái nèy thì chi phí đủ chú mua cái âm ly mới...
Lão có nhớ mấy cái ổn áp "tuyến tính" ngày xưa không??? Và cả những "nguồn xung" kiểu buck, cho đến những con IC kết nối dữ liệu chuẩn 232, 485, modbus, can,..etc...
Người ta mắc diode quay từ out nguồn về in nguồn....
Comment