Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm sao chống được nhiễu này các bác??

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Làm sao chống được nhiễu này các bác??

    Hi,
    Vừa rồi làm cái bảng quang báo, tui mới phát hiện ra một trường hợp nhiễu mà ít để ý tới. Khi cho bảng quang báo chạy ta bật quạt một cái thì lập tức có một vùng trên bảng quang báo lóe sáng lên. Nguyên nhân là gì? Đơn giản, khi ta bật quạt, do tiếp xúc của bộ số là tiếp xúc cơ khí nên khi chuyển từ trạng thái đóng sang trạng thái ngắt thì sẽ phát sinh tia lửa điện đồng thời tạo ra một xung sóng điện từ. Chính xung này đã kích vào cực Base của BJT C1815 được nối với A940 và kích dẫn IC ULN2008 (xem hình vẽ bên dưới) nên làm led sáng.
    Như vậy theo các bác thì làm cách gì để tránh được nhiễu này? (Các bác xin đừng chỉ tui cách bọc kim cho mạch nhé).
    Thân ái
    Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
    Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.

  • #2
    uC anh dùng có khả năng push/pull ko?

    Comment


    • #3
      Nếu là 89 thì anh cho điện trở R16=0, đồng thời chân uC kéo một điện trở đủ bé, thử khoảng 330-1K lên Vcc.
      Ối, Vcc là 5V hả anh, nếu vậy sơ đồ anh post ở trên sai rồi. R17 phải đủ bé mới có ý nghĩa. Nếu không, C1815 ko có ý nghĩa

      Comment


      • #4
        Nếu là 89 thì anh cho điện trở R16=0, đồng thời chân uC kéo một điện trở đủ bé, thử khoảng 330-1K lên Vcc.
        3T nói thật đấy à? Ý 3T là port của 89 nối trực tiếp vào cực B của C1815, đồng thời cũng port đó có điện trở pull up loại strong (330-1K)? Có thể tại anh học điện tử dở lắm nên không hiểu được ý em. Em trình bày rõ hơn một chút được không? Anh thấy làm vậy có vẻ không ổn lắm.

        To Hard:
        3T nói đúng về con R17, cậu nên để ý điểm này kẻo sẽ không mở được A940 do UBE không đủ. Mình thấy có một điểm nữa mà cậu nên để ý. Đó là khi C1815 khóa, theo thiết kế mạch của cậu thì cực B của A940 sẽ ở trạng thái float, do đó cực kỳ nhạy đối với nhiễu điện từ, gây ra hiện tượng đóng cắt ngoài ý muốn. Mình nghĩ đó mới là điểm dễ ăn đòn của nhiễu, không phải xuất phát từ C1815 đâu. Theo mình thì nên thêm một con điện trở khá lớn nối giữa cực B và E của A940 (gọi là điện trở pull up trong trường hợp này cũng không sai). Với con điện trở này, khi C1815 khóa thì cực B của A940 sẽ được kéo lên bằng với mức của cực E, nhờ vậy mà sẽ không còn float, và chắc đến tám chín phần là sẽ không chịu ảnh hưởng của nhiễu điện từ từ cái quạt nữa đâu, cậu cũng không cần lo về giải pháp bọc kim mạch làm gì.

        Giang hồ hiểm ác, bảo trọng.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi blackmoon
          3T nói thật đấy à? Ý 3T là port của 89 nối trực tiếp vào cực B của C1815, đồng thời cũng port đó có điện trở pull up loại strong (330-1K)? Có thể tại anh học điện tử dở lắm nên không hiểu được ý em. Em trình bày rõ hơn một chút được không? Anh thấy làm vậy có vẻ không ổn lắm.
          Hihi... anh phân tích sơ đồ em post sau, anh sẽ nhận ra là anh sai ngay.

          Comment


          • #6
            Sao em ko post được ảnh nhỉ? mọi hôm em vẫn post bình thường mà

            Comment


            • #7
              Bác nối đất bảng quang báo của bác như thế nào?
              Đất của bác có nổi vỏ kô?
              Kết nối máy tính có cách ly không?
              Nguồn của bác là loại nguồn gì?
              Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

              Comment


              • #8
                Post trùng nhờ mod chuyển vào thùng rác giúp
                Thanks
                Last edited by qmk; 10-03-2006, 18:03.
                Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                Comment


                • #9
                  Em lại nghĩ tới design có vấn đề chưa chuẩn.

                  Comment


                  • #10
                    Hihi... anh phân tích sơ đồ em post sau, anh sẽ nhận ra là anh sai ngay.
                    Em cứ chỉ thẳng ra, anh đang cần học điện tử mà. Điện trở 1K thì hợp lý hơn là điện trở vài trăm ôm.

                    Comment


                    • #11
                      Mình đồng ý với 'qmk'! Trong trường hợp này tốt nhất là xem lại vấn đề nguồn nuôi. Nếu nguồn của bạn là Accu thì ok! Còn nếu là nguồn chỉnh lưu thì phải xem lại khâu lọc và ổn áp!

                      Comment


                      • #12
                        Vì điện trở kéo lên bên trong mắc song song với điện trở kéo lên bên ngoài là vài trăm ôm đến cỡ K nên cứ cho bằng 330 ôm(xấu nhất) cho anh blackmoon hài lòng..hihi...
                        Khi tín hiệu là mức 0, thì áp lối ra tại cực B gần 0V nên transistor cấm, theo 89 thì 5/330=15ma, vẫn ko sao và thõa mãn.
                        Khi tín hiệu mức 1, transistor nội cấm, nên dòng sẽ từ 5V chảy qua transistor C1815 và dòng có thể đạt tới gần (5-0.7)/330 gần 13ma chảy vào cực B của C1815.
                        Vậy đâu có gì là ko ổn? bởi dòng IB max có thể là 50ma, thì 13ma đâu có ảnh hưởng gì?
                        Cái ý trên em muốn nói tận dụng độ lợi khả năng dòng của uC

                        Comment


                        • #13
                          Hơn nữa, đây đang tranh luận về vấn đề giảm trở kháng để chống nhiễu, nên cứ thử các phương án như vậy

                          Comment


                          • #14
                            Vì điện trở kéo lên bên trong mắc song song với điện trở kéo lên bên ngoài là vài trăm ôm đến cỡ K nên cứ cho bằng 330 ôm(xấu nhất) cho anh blackmoon hài lòng..hihi...
                            Cảm ơn em đã để ý đến cảm xúc của anh.
                            Khi tín hiệu mức 1, transistor nội cấm, nên dòng sẽ từ 5V chảy qua transistor C1815 và dòng có thể đạt tới gần (5-0.7)/330 gần 13ma chảy vào cực B của C1815.
                            Vậy đâu có gì là ko ổn? bởi dòng IB max có thể là 50ma, thì 13ma đâu có ảnh hưởng gì?
                            Cái ý trên em muốn nói tận dụng độ lợi khả năng dòng của uC
                            Cái này thì theo anh không có gì.
                            Nhưng còn cái này thì theo thiển ý của anh không thuận lắm:
                            Khi tín hiệu là mức 0, thì áp lối ra tại cực B gần 0V nên transistor cấm, theo 89 thì 5/330=15ma, vẫn ko sao và thõa mãn.
                            Thứ nhất, quang báo thường được quét, như vậy thời gian mà các transistor nghỉ lâu hơn thời gian mở, trong thời gian nghỉ port của vđk sẽ chịu dòng 13mA như em nói, với một port pin là vậy, nếu dùng nhiều port pin thì sẽ có thể đạt đến gần giá trị giới hạn về dòng sink của 89. Anh nghĩ là bất lợi cho mình, em nhỉ?
                            Thứ hai, nếu em để ý trong datasheet của 89, phần các đặc tính tĩnh (DC characteristics) sẽ thấy có thông số VOL (Output Low Voltage) - anh tạm dịch là điện áp của đầu ra khi đầu ra là mức thấp. Cái thông số này người ta đã test và đưa ra kết luận: khi dòng sink trong trường hợp này là 1.6mA với P1,2,3 và 3.2mA với P0 thì điện áp VOL sẽ có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0.45V (max value). Trường hợp người sử dụng thiết kế cho port chịu tải lớn hơn dòng sink mà người ta test ở trên thì giá trị điện áp đầu ra tại port đó người ta sẽ không đảm bảo chỉ ở mức 0.45V đâu. Rất có thể là 0.7V hoặc hơn một chút nữa khi phải nuốt tận cả chục mA như trường hợp của em, vậy anh nghĩ transistor sẽ không khóa an toàn đâu.
                            Cái vấn đề của Hard theo kinh nghiệm của anh thì chắc đến tám phần ở cái con trở treo chống float anh nói ở bài trước đó.
                            Anh sai chỗ nào thì cứ thẳng tay em nhé.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi thaithutrang
                              Vì điện trở kéo lên bên trong mắc song song với điện trở kéo lên bên ngoài là vài trăm ôm đến cỡ K nên cứ cho bằng 330 ôm(xấu nhất) cho anh blackmoon hài lòng..hihi...
                              Khi tín hiệu là mức 0, thì áp lối ra tại cực B gần 0V nên transistor cấm, theo 89 thì 5/330=15ma, vẫn ko sao và thõa mãn.
                              Khi tín hiệu mức 1, transistor nội cấm, nên dòng sẽ từ 5V chảy qua transistor C1815 và dòng có thể đạt tới gần (5-0.7)/330 gần 13ma chảy vào cực B của C1815.
                              Vậy đâu có gì là ko ổn? bởi dòng IB max có thể là 50ma, thì 13ma đâu có ảnh hưởng gì?
                              Cái ý trên em muốn nói tận dụng độ lợi khả năng dòng của uC
                              Cái này cô bạn THÁI coi lại nha! Trong có bộ hơi ép TRansistor quá!
                              Nhớ không lầm với cách khuyếch đại kiểu trên (như hình vẽ) thường thì điện trở rất lớn nhằm tạo sự ổn định cho T hoạt động(bù nhiệt...), riêng trong chế độ khóa thì ép lắm cũng từ 1k-->4,7k là thường dùng.
                              Mặc khác nếu R nhỏ quá sẽ làm T dẫn vào sâu trong vùng bảo hòa, khi đó sẽ sinh thời gian trễ khi chuyển mạch và T sẽ phát nóng, chưa kể kéo tải, nhiều yếu tác động vào sẽ làm hỏng T. Và trong quang báo không nên làm vậy, vì khi quyét với tần số cao và T bảo hòa quá sâu do R quá nhỏ nên không tránh khỏi hiện tượng bóng ma đi kèm.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              Hard Nothing to say Tìm hiểu thêm về Hard

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              • mèomướp
                                Trả lời cho Tự tìm công thức tính lưu lượng gió quạt điện dân dụng
                                bởi mèomướp
                                Dạ chú dinh... cứ xét hệ tại 1 thời điểm thì sẽ dễ hiểu hơn ạ, với cánh to thì mặt tiếp xúc lớn hơn, lực tác động vào đồng thời nhiều không khí hơn, nhìu không khí cùng chuyển động thì sẽ tạo lưu lượng gió lớn hơn ạ...
                                hôm nay, 18:49
                              • mèomướp
                                Trả lời cho nguồn switching
                                bởi mèomướp
                                Dạ cháu hỏi lại chị hàng xóm nhà cháu rồi ạ, chị ấy bảo anh thợ sửa điều hòa tâm sự với chị ấy nên hông nhầm đâu ạ. Chú bq... hông tin thì có thể xem video này ạ
                                https://youtu.be/dvU8ZcvgYH4?si=15Sd_j3uxuWah9PR
                                hôm nay, 17:30
                              • dinhthuong80
                                Trả lời cho Tự tìm công thức tính lưu lượng gió quạt điện dân dụng
                                bởi dinhthuong80
                                Cảm ơn bác ạ, nhờ chủ đề này, nhờ bác nhiệt tình chia sẻ mà mọi người biết thêm nhiều kiến thức về quạt điên, thiết bị điện tưởng chừng rất đơn giản chỉ chuyển điện thành cơ.

                                Tuy nhiên, chỗ in đậm cháu không đồng...
                                hôm nay, 17:00
                              • bqviet
                                Trả lời cho nguồn switching
                                bởi bqviet
                                Hình như bạn mèomướp lộn chút. Mạch nguồn xung vốn chạy 220V, muốn chuyển sang chạy 110V thì có thể dùng mạch nhân áp; hoặc thậm chí chẳng phải làm gì nếu đó là nguồn xung flyback đầu vào dải rộng. Chứ mạch nguồn vốn chạy 110V hoặc 100V nay muốn chuyển sang chạy 220 thì phải thay một mớ đấy....
                                hôm nay, 16:16
                              • milan
                                Trả lời cho nguồn switching
                                bởi milan
                                Đại ca bqviet năm nay bao nhiêu tuổi rồi, làm nghề gì nhỉ.
                                Ngày xưa em hâm mộ anh nhất diễn đàn mà chưa có dịp gặp....
                                hôm nay, 11:51
                              • mèomướp
                                Trả lời cho nguồn switching
                                bởi mèomướp
                                Dạ ai lại làm như chú bq... ạ. một số dòng điều hòa của nhật bên trong nó có mạch nhân áp thì bỏ qua mạch ấy là chạy 220v được ạ. Còn máy hàn thì cháu hông biết nó có thể làm vậy ko, chú tháo ra xem mạch mới biết được ạ...
                                hôm nay, 07:09
                              • tuyennhan
                                Trả lời cho Tự tìm công thức tính lưu lượng gió quạt điện dân dụng
                                bởi tuyennhan
                                Senko này là sử dụng cánh nhỏ đầu tiên , hình dáng đẹp giá vừa phải nhưng lại thiết kế sai ở chổ thêm nối tiếp cầu chì nhiệt vào đàu dây chung mô tơ , sử dụng lâu quạt tăng nhiệt cầu chì đứt thế là hết xài dù những linh kiện...
                                hôm nay, 07:07
                              • vi van pham
                                Trả lời cho Tự tìm công thức tính lưu lượng gió quạt điện dân dụng
                                bởi vi van pham
                                Tất ca kiến thức về quạt của tôi do thầy hiệu trưởng Nguyễn Hồng Lam tốt nghiệpp kỹ sư bên Mỹ giảng dạy. Cánh quạt cong cũng là thầy dạy , nó tạo khí động học.

                                Tôi đã dùng ngôn ngữ bình dân để thuyết minh cho mọi người...
                                hôm nay, 01:36
                              • bqviet
                                Trả lời cho nguồn switching
                                bởi bqviet
                                Có thể, nhưng thường tốn rất nhiều công. Tối thiểu cũng phải thay tụ đầu vào, đèn công suất và đi-ốt đầu ra sang loại chịu điện áp cao hơn. Có thể còn thêm một mớ nữa tuỳ thiết kế cụ thể.
                                hôm nay, 00:23
                              • mèomướp
                                Trả lời cho Tự tìm công thức tính lưu lượng gió quạt điện dân dụng
                                bởi mèomướp
                                Dạ cháu thấy bác vi... nói đúng ấy ạ. Cùng 1 vận tốc, đường kính, số lượng cánh, độ dày cánh quét không khí. Thì cánh lớn sẽ múc được nhìu hơn ạ. Nếu cánh lớn đến 1 mức độ nào đó thậm chí chồng lên nhau thì nó sẽ thành 1...
                                Hôm qua, 20:37
                              Đang tải...
                              X