Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm sao chống được nhiễu này các bác??

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Hihi... em tưởng ý các anh có gì đặc biệt chứ.
    -Thứ nhất: về kiến thức 89 về port và tải ...thì ai cũng hiểu cả, nên ko nhất thiết đưa ra....
    -Thứ 2: về chủ đề chính anh Hard đưa ra là xác định nguyên nhân nhiễu, phóng đoán là nó từ đâu ra. Bởi vậy em đưa giải pháp dùng điện trở 330-1K test thử để loại trừ, chứ đâu góp ý làm thế nào để mạch tối ưu đâu?
    Lạ thật, lạ thật... em cư tưởng các anh phải hiểu bài toán cần giải quyết chứ? ở đây là làm thế nào để xác định nguyên nhân nhiễu anh Hard nói ở trên. Đó là cái đáng bàn luận, chứ ko phải các kiến thức cơ bản này.

    Comment


    • #17
      Em vẫn chưa tìm thấy thông tin nào hữu ích cho việc xác định nhiễu và giải pháp trong các bài viết trên. Các anh nếu có thời gian nên tập trung vào đây. Anh Hard nếu có mạch test thì thử theo cách em post ở trên nhé.

      Comment


      • #18
        Hihi... em tưởng ý các anh có gì đặc biệt chứ.
        -Thứ nhất: về kiến thức 89 về port và tải ...thì ai cũng hiểu cả, nên ko nhất thiết đưa ra....
        -Thứ 2: về chủ đề chính anh Hard đưa ra là xác định nguyên nhân nhiễu, phóng đoán là nó từ đâu ra. Bởi vậy em đưa giải pháp dùng điện trở 330-1K test thử để loại trừ, chứ đâu góp ý làm thế nào để mạch tối ưu đâu?
        Lạ thật, lạ thật... em cư tưởng các anh phải hiểu bài toán cần giải quyết chứ? ở đây là làm thế nào để xác định nguyên nhân nhiễu anh Hard nói ở trên. Đó là cái đáng bàn luận, chứ ko phải các kiến thức cơ bản này.
        Ừ, đúng là kiến thức cơ bản mà, anh đang học cơ bản nên thấy có vẻ hơi khác với mình nghĩ thì anh góp ý vậy thôi, chẳng có ý định gì khác đâu. Bài toán nêu ra về nhiễu, đúng là nên tập trung vào đó, chỉ có điều nếu để khắc phục vấn đề nhiễu mà mình lơ là, coi nhẹ mất phần cơ bản thì cũng không nên. Anh cũng đưa ra phỏng đoán của mình đối với trường hợp của anh Hard đấy thôi. Nếu anh Hard mà thử nghiệm thấy có ổn định hơn, dù là theo gợi ý của em hay của anh thì cũng là điều đáng mừng mà. Anh nói thế có đúng không hả 3T?

        Comment


        • #19
          Câu hỏi của anh Hard
          Nguyên văn bởi Hard
          Hi,
          Vừa rồi làm cái bảng quang báo, tui mới phát hiện ra một trường hợp nhiễu mà ít để ý tới. Khi cho bảng quang báo chạy ta bật quạt một cái thì lập tức có một vùng trên bảng quang báo lóe sáng lên. Nguyên nhân là gì? Đơn giản, khi ta bật quạt, do tiếp xúc của bộ số là tiếp xúc cơ khí nên khi chuyển từ trạng thái đóng sang trạng thái ngắt thì sẽ phát sinh tia lửa điện đồng thời tạo ra một xung sóng điện từ. Chính xung này đã kích vào cực Base của BJT C1815 được nối với A940 và kích dẫn IC ULN2008 (xem hình vẽ bên dưới) nên làm led sáng.
          Như vậy theo các bác thì làm cách gì để tránh được nhiễu này? (Các bác xin đừng chỉ tui cách bọc kim cho mạch nhé).
          Thân ái
          Câu trả lời của em:
          Nguyên văn bởi thaithutrang
          Nếu là 89 thì anh cho điện trở R16=0, đồng thời chân uC kéo một điện trở đủ bé, thử khoảng 330-1K lên Vcc.
          Ối, Vcc là 5V hả anh, nếu vậy sơ đồ anh post ở trên sai rồi. R17 phải đủ bé mới có ý nghĩa. Nếu không, C1815 ko có ý nghĩa
          Như vậy chắc em ko phải nhắc lại nữa.
          Hi vọng lại được bàn luận với anh về các mạch điện thú vị, nhưng thấy anh it post bài quá, mà em post quá nhiều bài khiến người ta định kiến.

          Comment


          • #20
            Như vậy chắc em ko phải nhắc lại nữa.
            OK, anh cũng không nhắc lại nữa. Cứ để anh Hard thử các gợi ý của anh em mình, được thì tốt.
            Hi vọng lại được bàn luận với anh về các mạch điện thú vị, nhưng thấy anh it post bài quá, mà em post quá nhiều bài khiến người ta định kiến.
            Anh cũng muốn post bài nhiều như em, hoặc thậm chí chỉ 1/4 năng suất của em thôi cũng được, khổ nỗi điều kiện hạn chế nên không thường xuyên lên được, có lên cũng chỉ xem qua quýt thôi. Em cần gì phải để ý đến cái gọi là định kiến, mà anh thấy có ai định kiến gì đâu, chỉ là mọi người thấy em rất giỏi nên hay nhắc đến thôi. Hãy cứ post bài như em muốn.
            To Hard: bác xem xét rồi thử mấy cách mà mọi người gợi ý nhé. Nếu được thì báo để mọi người vui, cũng thêm được kinh nghiệm.

            Comment


            • #21
              Dùng 1 con điện trở nhỏ và 1 cái tụ pi be bé mắc nối tiếp với nhau,rồi mắc 1 đầu vào chân B của C1815,một đầu xuống mass,đây là mạch lọc bỏ cao tần,giá trị tùy theo thực nghiệm bạn nhé
              gợi ý thế thôi,bạn tự làm lấy nhé

              Comment


              • #22
                Híc nhiều lúc nó lại ở chỗ không ngờ nhất.
                Ví dụ ở RS232...
                Riêng cá nhân mình kô tin lắm có sóng điện từ bay vèo vèo trong không gian từ cái quạt đến mạch của bạn :P mình tin là do các sợi dây hơn.
                Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi Hard
                  Hi,
                  Vừa rồi làm cái bảng quang báo, tui mới phát hiện ra một trường hợp nhiễu mà ít để ý tới. Khi cho bảng quang báo chạy ta bật quạt một cái thì lập tức có một vùng trên bảng quang báo lóe sáng lên. Nguyên nhân là gì? Đơn giản, khi ta bật quạt, do tiếp xúc của bộ số là tiếp xúc cơ khí nên khi chuyển từ trạng thái đóng sang trạng thái ngắt thì sẽ phát sinh tia lửa điện đồng thời tạo ra một xung sóng điện từ. Chính xung này đã kích vào cực Base của BJT C1815 được nối với A940 và kích dẫn IC ULN2008 (xem hình vẽ bên dưới) nên làm led sáng.
                  Như vậy theo các bác thì làm cách gì để tránh được nhiễu này? (Các bác xin đừng chỉ tui cách bọc kim cho mạch nhé).
                  Thân ái
                  Thay vì điều khiển Base của C1815 thì bác chuyển sang điều khiển Emiter của nó. Cực Base C1815 đấu qua trở 10K lên nguồn , chân VXL sẽ điều khiển emiter để đóng mở A940. Có thể giả thích như sau : Nhiễu thường là xung lên mức 1 , mức đó thì đèn A940 vẫn khóa -> không ảnh hưởng. Chỉ khi nào VXL điều khiển Emite xuống 0 thì A940 mới mở. Mạch hoạt động vô tư !

                  Comment


                  • #24
                    Thay vì điều khiển Base của C1815 thì bác chuyển sang điều khiển Emiter của nó. Cực Base C1815 đấu qua trở 10K lên nguồn , chân VXL sẽ điều khiển emiter để đóng mở A940. Có thể giả thích như sau : Nhiễu thường là xung lên mức 1 , mức đó thì đèn A940 vẫn khóa -> không ảnh hưởng. Chỉ khi nào VXL điều khiển Emite xuống 0 thì A940 mới mở. Mạch hoạt động vô tư !
                    Bác này nói điều ngộ nghê có điều nhìn khẩu súng ghê quá... không dám tranh luận
                    Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                    Comment


                    • #25
                      Hi,
                      Xin cảm ơn các bác rất rất nhiều!
                      Mấy bữa nay tui phải về quê nên không theo dõi bài viết của các bác. Đọc bài của các bác tui thấy rất hay và rất có lý. Bữa trước, tui do không có đủ thời gian nên có một số điểm thiếu sót chưa nói hết (có thể sai). Hôm nay, tui xin đính chính lại với các bác một số thông tin.
                      - Ý kiến của 3T cho rằng BJT C1815 không có ý nghĩa. Điều này đúng bởi vì tui vẽ trong mạch là chân điều khiển cực Base từ VDK. Nhưng thực tế thì chân này được nối từ chân thanh ghi dịch. Khi muốn xóa dữ liệu cũ thì chỉ cần tác động vào chân Clear của thanh ghi dịch. Khi đó các ngõ ra đều xuống mức 0 vì vậy BJT ngắt làm cho led tắt. Có nghĩa là BJT C1815 có ý nghĩa như một cổng NOT. Rất cám ơn 3T về câu trả lời này.
                      - Một ý kiến khác của 3T cho rằng nên dùng điện trở pull up tại cực Base của C1815. Ý kiến này cũng khả thi tuy nhiên vẫn còn một số khúc mắc (vì chưa test). Thứ nhất, nếu mắc điện trở 330 (giả sử) pull up cho cực Base của C1815 khi ngõ ra ở mức 0 thì vẫn có thể bị nhiễu nếu xung nhiễu có biên độ lớn bởi vì mức 0 không phải là nối xuống mass (vẫn có điện trở ở ngõ ra). Thứ hai, nếu tín hiệu ở mức 0 nó sẽ hút dòng khá nhiều làm tiêu tốn khá nhiều năng lượng bởi vì lượng led tắt luôn nhiều hơn lượng led sáng. Một lần nữa xin cám ơn 3T.
                      - Một ý kiến của bác gì đấy (xin lỗi vì không nhớ tên) là nối pullup chân B của A940 lên Vcc để tránh hiện tượng float. Tui cho rằng đây là ý kiến hay và có tính khả thi cao vì khá đơn giản. Rất cảm ơn bác về bài trả lời này.
                      - Một ý kiến của bác voduychau cho rằng mắc một tụ để lọc cao tần. Cách này thì tất cả chúng ta đều được học và được biết tuy nhiên chúng ta khó mà xác định được trị số của tụ và tụ thì thường đắt hơn điện trở. Cũng xin cảm ơn bác về ý kiến này.
                      - Một ý kiến nữa của bác mickey là mắc mạch theo kiểu Base chung (điều khiển cực E) nhưng như thế thì mạch bị đảo pha rồi. Dù sao cũng cảm ơn bác.
                      Có lẽ tui sẽ bắt đầu theo phương pháp chống hiện tượng float.
                      Một lần nữa xin cảm ơn tất cả các bác.
                      Thân ái.
                      Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
                      Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi Hard
                        Hi,
                        ..........
                        - Một ý kiến của bác voduychau cho rằng mắc một tụ để lọc cao tần. Cách này thì tất cả chúng ta đều được học và được biết tuy nhiên chúng ta khó mà xác định được trị số của tụ và tụ thì thường đắt hơn điện trở. Cũng xin cảm ơn bác về ý kiến này.
                        - Một ý kiến nữa của bác mickey là mắc mạch theo kiểu Base chung (điều khiển cực E) nhưng như thế thì mạch bị đảo pha rồi. Dù sao cũng cảm ơn bác.
                        Có lẽ tui sẽ bắt đầu theo phương pháp chống hiện tượng float.
                        Một lần nữa xin cảm ơn tất cả các bác.
                        Thân ái.
                        điện trở dùng 1k,tụ dùng 101 là ok rồi,máy móc quá

                        Comment


                        • #27
                          Tôi nhìn thấy cái mạch không được ổn cho lắm . Có thể làm như sau :
                          Tại đầu ra VDK nối tới điện trở 1K đến cực B của C1815 , cực B của C1815 đưa 1 con điện trở 10K xuống GND , cực B của A 940 thêm một con điện trở 22K nối lên VCC.
                          Chắc chắn là tốt.
                          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                          Comment


                          • #28
                            Hi,
                            Xin cảm ơn bác QueDuong, cách của bác có thể là chắc cú nhất đấy.
                            Có cách gì hay hơn và ít tốn kém hơn không nhỉ?
                            Thân ái.
                            Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
                            Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            Hard Nothing to say Tìm hiểu thêm về Hard

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X