Thông báo

Collapse
No announcement yet.

cách nối mass

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Điện áp 12VDC, thậm chí 3VDC cũng có thể làm ta bị giật khá mạnh !!
    Ví dụ : có một motor DC đang nối vào bình accu 12VDC, nếu bạn dùng tay trần để tháo một đầu dây ra khỏi cọc bình (vì cho rằng 12VDC no danger), bạn có thể bị giật đấy !
    Thậm chí động tác cầm que đo của VOM chạy pin 1,5VX2 để đo điện trở thuần của một cuộn dây chẳng hạn, cũng có thể gây điện giật đó, be careful!
    Trong 2 trường hợp trên, cảm giác giật khá mạnh vì dòng chạy từ tay này sang tay kia (ngang qua tim).
    Thủ phạm : Ldi/dt.
    Imagine all the people
    Living life in peace...

    Comment


    • #47
      ối dào,đang nói cái nguồn bác lại bàn về cuộn dây và động cơ,cái đó động vào mà không giật mới ngạc nhiên đấy,đố bác biết tại sao?

      ở đây vấn đề là:chạm tay vào cái acquy 12V đang để hở thì có bị giật ko?bác nào bị giật em đền!

      Comment


      • #48
        Tôi thấy người ta quy định ở một số nơi , điện áp an toàn là 40V. Với điện áp mức đó thì có thể bị giật nhưng trong trường hợp xấu nhất ko bị thiệt mạng Tất nhiên đấy là điện nguồn nhưng trong một số trường hợp thì khắt khe hơn như là thi Robocon luôn qui định nguồn accu dưới 24V. Còn chỉ số Ampe-giờ chỉ là nói về dung lượng của accu (hay là công suất của accu) thôi.

        Comment


        • #49
          mass tin hieu

          Ai có thể cho tôi biết làm cách nào để phân biệt mass đất và mass tín hiệu không

          Comment


          • #50
            + ý của bác muốn làm thế nào để nhận dạng nó?, hay muốn biết định nghĩa về nó?.

            Comment


            • #51
              Chào các bạn.
              QT xin phép bàn một số vấn đề, cả các vấn đề quá cũ trong luồng này.

              Điện DC 12 volt không bị giật, vì dòng của nó quá nhỏ không đủ sức (theo đinh luật Ohm). Điện áp nguy hiểm từ 40V trở lên. Tuy nhiên tiêu chuẩn an toàn của VN coi 24 V là điện an toàn, có thể sử dung trong các môi trường dẫn điện như trong bồn kim loại, ẩm ướt, trong đường ống có nước, trong lò...
              12V mà bị giật, thì do cam ứng cua các cuộn dây... Mà điện thế cảm ứng có thể lớn hơn 12V nhiều lần.

              Masse thì chúng ta phân biệt Mass nguồn, Mass tín hiệu, Thường là điểm quy ước 0V cho các mạch điện, điểm chung, có thể nối vỏ máy hay không. ) volt là so với mạch điện chứ không phải so với bên ngoài.

              Các thiết bị điện thường có 2 tụ điện nối từ 2 chân nguồn ra vỏ máy, để chống nhiễu và nối đến chân thứ 3. Ở VN, chân thứ 3 này thường bị cắt bỏ. Trong khi theo tiêu chuẩn QTế, chân thứ 3 phải nối xuống đất (xuống đất chứ không phải vào trung tính). Do đó, vỏ máy sẽ có điện thế xấp xỉ bằng 1/2 điện thế pha so với đất do bị chia bởi 2 tụ chống nhiễu nói trên. Chính vì vậy rất nhiều thiết bị điện sờ vào vỏ máy sẽ bị giật.

              Một số thiết bị còn sử dụng nguồn điện chỉnh lưu trực tiếp, không cách ly. Các thiết bị này thường không nối mas ra vỏ máy, hoặc bọc rất kỹ trong vỏ nhựa (Thí dụ một vài kiểu TV). Do đó không bị giật. Nhưng khi nối từ TV đấn các máy khác như Đầu đĩa DVD, đầu Karaoke, ampli... thì đụng đến chỗ nào cũng bị giật. Đã có người bị giật chết lúc hát Karaoke vì Micro.

              Bất kỳ hệ thống điện có nối trung tính với đất hay không thì việc tiếp đất vỏ máy bao giờ cũng là điều an toàn nhất. Người ta không coi việc nối trung tính vỏ máy là an toàn, vì nếu trung tính bị đứt, thì lại rất nguy hiểm.

              Trong các thiết bị tự động công nghiệp, người ta không dùng mass mà dùng common. Có Acom (analog common), DCom (digital common), 5VComm, 12VComm...
              Mặc dù tất cả các điểm đó đều nối về điểm 0 duy nhất (thường là không nối đất) nhưng họ vẫn đi thành từng đường riêng rẽ. Mục tiêu là để cho dòng điện đi qua các dây comm của hệ thống này không gây nhiếu đến hệ thống khác.

              Comment


              • #52
                Việc nối mass xuống đất có tốn điện không?
                Sẽ không tốn thêm tí điện nào, vì khi đó thực ra là chỉ có 1 tụ nối xuống đất, thay vì 2. Còn các mạch khác sẽ không đổi.

                Tuy nhiên, nếu những mạch chỉnh lưu trực tiếp không cách ly, việc nối mass xuống đất sẽ có nguy cơ ngắn mạch một số phần tử, thường là trong mạch nguồn. Vì vậy các thiết bị đó chẳng có chỗ nào để nối mass ra bên ngoài để nối đất cả.
                Trong máy bay lớp ngoài và lớp trong chẳng có cách ly gì đâu. Nhưng vì mọi thứ trên đó đều đẳng thế, nên chẳng có điện áp, và chẳng có ai bị giật. Khi đáp xuống đất thì nhiều thiết bị sẽ giải phóng điện tích đó xuống đất rồi.

                Bác Myxityn bị điện xe máy nó giựt, chắc là vì lúc máy nổ, điện Bugi nó kéo đấy. Hoặc bác thử rờ rẫm vào cái còi rồi bấm còi, cũng sẽ bị giật, vì điện thế cảm ứng của cuộn dây khi các tiếp điểm mở ra đóng vào...

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi quocthai
                  Bất kỳ hệ thống điện có nối trung tính với đất hay không thì việc tiếp đất vỏ máy bao giờ cũng là điều an toàn nhất. Người ta không coi việc nối trung tính vỏ máy là an toàn, vì nếu trung tính bị đứt, thì lại rất nguy hiểm.
                  Theo mình thì với lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp như mạng 220/380V thì phải dùng bảo vệ nối dây trung tính, tức là nối vỏ của thiết bị với dây trung tính của mạng. Khi đó nếu có chạm vỏ sẽ gây ngắn mạch đưa đến ngắt CB làm cô lập thiết bị.
                  Trên dây trung tính không được đặt cầu chì, CB..., và phải thực hiện tiếp địa lặp lại.
                  Imagine all the people
                  Living life in peace...

                  Comment


                  • #54
                    Chao tất cả!
                    Theo tôi , mass la điểm trung hòa giữa 2 điện cức trái dầu, khi điện nguồn áp là dương thì mass là âm, và khi điện áp nguồn là âm thì mass là dương.Điểm mass cũng là dạng hồi tiếp dòng, khi ta có một mạch điện , mà trong đó nguồn chính là điện áp dương thì mass là âm hồi tiếp dòng qua các linh kiện điên tử...., và khi nguồn chính là âm thì mass lại là dương,điện áp âm là mass hồi tiếp dòng qua linh kiện điện tử.

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi toymaker
                      Theo mình thì với lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp như mạng 220/380V thì phải dùng bảo vệ nối dây trung tính, tức là nối vỏ của thiết bị với dây trung tính của mạng. Khi đó nếu có chạm vỏ sẽ gây ngắn mạch đưa đến ngắt CB làm cô lập thiết bị.
                      Trên dây trung tính không được đặt cầu chì, CB..., và phải thực hiện tiếp địa lặp lại.
                      Theo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện, thì các thiết bị điện trong cơ sở công nghiệp bắt buộc phải có dây nối đất và nối trung tính.
                      Đối với trạm điện cao thế, phải nối đất thành mạng lưới, với nhiều cọc nối đất ở một số điểm nút của lưới. Đối với mạng điện hạ thế, có thể cho phép nối đất tập trung. Dây cáp dẫn điện đến các thiết bị phải có 1 dây tiếp đắt cho vỏ thiết bị. dây này thường có màu Xanh / vàng, kéo vào đến chỗ cấp nguồn phải nối vào thanh cái nối đất. Thanh cái nối đất phải được nối đất và đo điện trở nối đất định kỳ hàng năm.
                      Trong những trường hợp cho phép nối vỏ với trung tính, thì dây trung tính bắt buộc phải nối đất. Tiết diện của dây bảo vệ phải đủ lớn để chịu được dòng ngắn mạch.
                      Dây nối trung tính, phải là dây riêng, gọi là dây bảo vệ. Không cho phép dùng dây trung tính làm việc đi từ trung tính của máy phát hoẵc máy biến áp đến bảng phân phối làm dây nối đất. Ở cuối các đường dây cung cấp điện có chiều dài lớn hơn 200m thì bắt buộc phải có nối đất lặp lại cho dây trung tính bảo vệ.

                      Dựa theo những tiêu chuẩn đó, các điểm nối trung tính thực chất là những điểm nối đất theo kiểu nối đất tập trung. Đối với hệ thống hạ thế không nối đất trực tiếp, thì chỉ có nối đất, chứ không nối trung tính. Trong hệ thống đện > 1000V, bắt buộc phải nối đất.

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi quocthai
                        Chào các bạn.
                        QT xin phép bàn một số vấn đề, cả các vấn đề quá cũ trong luồng này.
                        Có một số vấn đề em phân tích kĩ ra thấy ngược với bác nên cũng muốn bàn.

                        Nguyên văn bởi quocthai
                        Masse thì chúng ta phân biệt Mass nguồn, Mass tín hiệu, Thường là điểm quy ước 0V cho các mạch điện, điểm chung, có thể nối vỏ máy hay không. ) volt là so với mạch điện chứ không phải so với bên ngoài.
                        Theo em, trong ngành điện học. Mass được chia ra nhiều loại: Mass nguồn, Mass tín hiệu.
                        Giống kí hiệu "Ground" trong mạch điện có: "ground 5V", "ground 10", "ground analog", thậm chí có cả "ground xoay chiều" có nghĩa là ground không cách li.

                        Nếu chọn một điểm làm điện thế chuẩn và tất cả những giá trị điện thế ở những vị trí khác nhau có được là so với điện thế chuẩn này.

                        Như gốc tọa độ, vậy đơn giản nhất là qui ước điện thế chuẩn này có giá trị bằng 0. Trên đồ thị điện áp xoay chiều 220V (ví dụ trong điện dân dụng) điểm 0 là cái gì? đương nhiên đó là Đất (là 1 điện cực có kích thước khổng lồ), tại sao? tại vì ở nhà máy điện, điểm trung tính của nguồn nhiều pha họ đóng nó xuống đất, và điện áp sử dụng ở nhà chính là điện áp pha (hiệu điện thế giữa dây pha và dây trung tính. Đó cũng là nguyên nhân tại sao, khi ta đi chân đất sờ vào dây pha thì bị giật mãnh liệt, còn may mắn sờ vào dây trung tính sẽ không bị gì (để biết thêm chi tiết các bác có thể thử bằng bút điện).

                        Tại sao nhà máy điện phải đóng điểm trung tính xuống đất, một trong những nguyên nhân lớn đó là để đảm bảo chất lượng điện năng với điện thế 0 "gần như tuyệt đối" ở mọi điểm trên 1 điện cực khổng lồ. Từ đó, bất cứ một điểm chung nào trong một hệ thống điện muốn có điện thế 0 chuẩn nhất thì nối xuống đất, cái này gọi là nối Mass. Đất chính là Mass.

                        Nói vậy thì "ground" trong mạch cũng là Mass. Không, tất cả những điểm trên điện cực này thực tế không đẳng thế, vì nó luôn tồn tại "tổng trở kí sinh" với thành phần chính là điện trở kí sinh và điện cảm kí sinh (điện dung và hổ cảm có thể bỏ qua). Nếu điểm ground này nối vào vỏ máy sẽ tăng diện tích tản dẫn đến các thành phần kí sinh giảm đáng kể ==> điện cực trở nên gần đẳng thế. Nhờ có tác dụng như vậy vỏ máy được gọi là Mass.

                        Nếu Mass này được nối từ điểm trung tính của nguồn nối ra gọi là mass nguồn. Từ ground tín hiệu nối ra gọi là Mass tín hiệu.

                        Nguyên văn bởi quocthai
                        Các thiết bị điện thường có 2 tụ điện nối từ 2 chân nguồn ra vỏ máy, để chống nhiễu và nối đến chân thứ 3. Ở VN, chân thứ 3 này thường bị cắt bỏ. Trong khi theo tiêu chuẩn QTế, chân thứ 3 phải nối xuống đất (xuống đất chứ không phải vào trung tính). Do đó, vỏ máy sẽ có điện thế xấp xỉ bằng 1/2 điện thế pha so với đất do bị chia bởi 2 tụ chống nhiễu nói trên. Chính vì vậy rất nhiều thiết bị điện sờ vào vỏ máy sẽ bị giật.
                        Điện áp pha = 220V (trị hiệu dụng) ==> 1/2 điện áp pha = 110V (trị hiệu dụng), với giá trị này nếu ta sờ vào vỏ máy sẽ bị giật chết người rồi, vậy tại sao sờ vào vỏ máy tính cả tiếng đồng hồ mà chưa thấy chết, chỉ bị tê tê ở bàn tay. Theo em sờ vào vỏ máy bị giật không nằm ở nguyên nhân như bác nói.

                        Trong các thiết bị máy móc, giữa máy và vỏ máy bao giờ cũng tồn tại một điện dung kí sinh có giá trị lớn. Theo công thức I = C du/dt khi khi tần số càng lớn, biên độ biến thiên điện áp càng cao thì dòng đi qua tụ càng lớn. Nếu vỏ máy không nối với đất, thì sẽ không có dòng này sinh ra, nhưng khi tay người chạm vào, sẽ tạo nên một đường dẫn truyền xuống đất, và dòng này đi hết qua người.

                        Vì thế người nước ngoài họ sợ bị điện giật nên nối vỏ máy xuống đất cho chắc ăn. Tuy nhiên, nếu nối như vậy thì luôn luôn tồn tại dòng điện trên đi qua mạch điện nó lại sinh ra nhiễu điện từ, và đó là lí do tại sao trong các mạch cao tần luôn phải có bộ phận chống nhiễu, là sự tồn tại của 2 cái tụ bác nói.


                        Nguyên văn bởi quocthai
                        Một số thiết bị còn sử dụng nguồn điện chỉnh lưu trực tiếp, không cách ly. Các thiết bị này thường không nối mas ra vỏ máy, hoặc bọc rất kỹ trong vỏ nhựa (Thí dụ một vài kiểu TV). Do đó không bị giật. Nhưng khi nối từ TV đấn các máy khác như Đầu đĩa DVD, đầu Karaoke, ampli... thì đụng đến chỗ nào cũng bị giật. Đã có người bị giật chết lúc hát Karaoke vì Micro.
                        Trong trường hợp nguồn không cách li, nếu theo tiêu chuẩn quốc tế vẩn phải nối mass, ở đây là chỉ nối những lá tản nhiệt xuống đất. Lí do: cũng vì sự tồn tại điện dung kí sinh giữa phần tử chuyển mạch bán dẫn và lá tản nhiệt, và mục đích nối mass là để đưa dòng xuống đất tránh bị điện giật (chú ý: một số linh có vỏ linh kiện nối với chân ground thì phải đệm cách li cẩn thận hoặc không được nối lá tản nhiệt của nó xuống mass).

                        Nguyên văn bởi quocthai
                        Trong các thiết bị tự động công nghiệp, người ta không dùng mass mà dùng common. Có Acom (analog common), DCom (digital common), 5VComm, 12VComm...
                        Mặc dù tất cả các điểm đó đều nối về điểm 0 duy nhất (thường là không nối đất) nhưng họ vẫn đi thành từng đường riêng rẽ. Mục tiêu là để cho dòng điện đi qua các dây comm của hệ thống này không gây nhiếu đến hệ thống khác.
                        Theo em, nếu ground là riêng (tức là không cùng chuẩn điện thế) thì mục tiêu của họ là triệt để cắt đứt các phần tử kí sinh gây sụt áp làm mất tính đẳng thế.

                        Còn nếu ground vẫn đi chung, thì chỉ cần tăng tiết diện ground lên trong trường hợp lớn nhất có thể. (Lí do để giảm đó là R tỉ lệ nghịch với tiết diện dây dẫn. L cũng vậy, tỉ lệ nghịch với đường kính từ trường B).

                        Nguyên văn bởi quocthai
                        Việc nối mass xuống đất có tốn điện không?
                        Sẽ không tốn thêm tí điện nào, vì khi đó thực ra là chỉ có 1 tụ nối xuống đất, thay vì 2. Còn các mạch khác sẽ không đổi.
                        Việc nối mass xuống đất có tốn điện không? Chắc chắn là tốn rồi, vì nó đưa toàn bộ dòng điện kí sinh xuống đất. Theo nguyên lí bảo toàn năng lượng, thì phần điện đi xuống đất này không phải tự nhiên mà có, nó phải lấy từ nguồn mà ra. Nên chắc chắn tốn điện. Không nối mass xuống đất sẽ không tốn điện, nhưng lối suy nghĩ của người nhà giàu là "thà bị tốn còn hơn là bị khốn vì điện giật".

                        Comment


                        • #57
                          Lâu lắm mới thấy ToanThang88 có bài hay. Bạn cho hỏi nếu nối mass xuống đất có bị tốn nhiều điện không, vì theo tớ nghĩ dòng này là dòng rất nhỏ, lý do: sờ tay vào vỏ máy có thể thấy tê tê nhưng không giật mạnh -> dòng không đáng kể. Vì thế theo tớ thì việc nối xuống đất chỉ để người dùng khỏi bị giật tê tê thôi chứ với mục đính tiết kiệm điện hay không không quan trọng.

                          Comment


                          • #58
                            Nguyên văn bởi quocthai
                            Theo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện, thì các thiết bị điện trong cơ sở công nghiệp bắt buộc phải có dây nối đất và nối trung tính.
                            Thế cho em hỏi nếu thiết bị không được nối vào trung tính thì sao ạ, có loại máy nào chạy được mà không nối vào trung tính không ạ. Thế nên em khôn ghiểu câu của bác là bắt buộc nối trung tính


                            Nguyên văn bởi quocthai
                            Đối với trạm điện cao thế, phải nối đất thành mạng lưới, với nhiều cọc nối đất ở một số điểm nút của lưới. Đối với mạng điện hạ thế, có thể cho phép nối đất tập trung.
                            Lại không đồng ý với bác, việc dùng nhiều cọc hay ít cọc tiếp đất không phải do điện cao thế hay hạ thế mà phụ thuộc vào điện trở tiếp đất và dòng tối đa xuống đất có thể.

                            Nguyên văn bởi quocthai
                            Dây cáp dẫn điện đến các thiết bị phải có 1 dây tiếp đắt cho vỏ thiết bị. dây này thường có màu Xanh / vàng, kéo vào đến chỗ cấp nguồn phải nối vào thanh cái nối đất. Thanh cái nối đất phải được nối đất và đo điện trở nối đất định kỳ hàng năm.
                            Bác đem sách tiêu chuẩn ra chép à, với các hệ thống điện công nghiệp thì đúng nhưng em hỏi bác có ai đi đo điện trở nối đất hàng năm khộng ạ. Nếu có thì chắc là những ai không bình thường và tương đối rỗi việc.

                            Nguyên văn bởi quocthai
                            Trong những trường hợp cho phép nối vỏ với trung tính, thì dây trung tính bắt buộc phải nối đất. Tiết diện của dây bảo vệ phải đủ lớn để chịu được dòng ngắn mạch.
                            theo em biết thì tại các trạm biến áp (cao- trung- hạ thế) đều nối trung tính xuống đất -> bác đọc lại sách vật lý lớp 11 để biết tại sao nhé.
                            Còn về tiết diện dây thì câu của bác đúng cho mọi loại dây: pha, trung tính, nối đất... và phải được nói chĩnh xác là dây phải đủ lớn để chịu được dòng lớn hơn dòng danh định của cầu chì trong mạch. Vì khi ngắn mạch cầu chì sẽ là cái đứt trước tiên, nếu dây của bác không đủ lớn thì nó sẽ làm thay nhiệm vụ của cái cầu chì đó.

                            Em không có ý xoi bác đâu, nhưng em thấy bài bác viết bức xúc quá nên có vài lời gọi là tham gia.

                            Comment


                            • #59
                              Hì hì. Xo di, xo di.

                              Thôi để QT nói lại cho rõ hơn nhé.
                              Vì QT làm trong ngành điện. Do đó các "ný nuận" cũng theo kiểu ngành điện, có hơi khác với các bạn. Mong các bạn thông cảm.

                              Đây, để QT nói luôn:

                              Thứ nhất, điện trung thế sẽ không nối đất trung tính trực tiếp. Thí dụ như máy phát điện, người ta thường nối đất qua điện trở hoặc tổng trở, sao cho nếu có chạm đất, dòng chạm đất chỉ tối đa từ 5 đến 10 Amp thôi.

                              Hệ thống điện tự dùng 2,4 hoặc 3, hoặc 6kV: tất cả các cuộn dây biến áp đều phải đấu tam giác. hệ thống tự dùng hạ thế những nơi quan trọng cũng phải đấu tam giác. Không có dây trung tính.

                              Chỉ có điện tự dùng hạ thế sử dụng cho chiếu sáng, các dịch vụ công công... mới có trung tính và nối đất trung tính trực tiếp. Do đó, hệ thống điện không có dây trung tính mà vẫn chạy là chuyện bình thường.

                              Tuy nhiên, QT nói là nói nối vỏ thiết bị vào dây trung tính và nối đất, chứ không phài nối dây trung tính để sử dụng.

                              Thứ nhì. Nối đất theo mạng lưới trong hệ thống điện cao thế không phải vì điện trở nối đất không đủ nhỏ. Đó là điều bắt buộc. Dù 1 điểm có thể có điện trở đất đủ nhỏ, vẫn phải nối theo mạng lưới. Mục đích nối theo mạng lưới để giảm thấp nhất điện áp bước trong hệ thống khi bị chạm đất. Đồng thời làm cho các điểm đất ở các vị trí khác nhau phải có điện thế bằng nhau. Tất nhiên toàn bộ thiết bị cao thế phải nằm trong mạng lưới nối đất. Như vậy, các thiết bị bên ngoài mạng lưới có thể có điện thế đất không bằng với thiết bị bên trong mạng lưới. Tất nhiên, nếu bạn không có thiết bị cao thế, thì có thể nối đất một điểm hay nhiều điểm tùy thuộc vào những nguyên nhân khác.

                              Giả sử, trung tính của một hệ thống hạ thế nào đó kéo vào bên trong mạng lưới, thì trung tính đó, vào một thời điểm nào đấy, có thể có điện thế khá cao so với điện thế đất trong mạng lưới.

                              Do đó trong ngành điện, nhất là trong các nhà máy điện và trạm biến điện, toàn bộ các thiết bị điện dù hạ thế hay cao thế, vỏ thiết bị đều bắt buộc phải nối đất, chứ không nối trung tính.

                              Khi xây dựng bất cứ công trình nào, đồng thời với việc đào hố móng, phải là việc đóng cọc tiếp đất và đi mạng lưới dây tiếp đất.

                              Theo tiêu chuẩn của ngành điện, mỗi nhà máy có thể có quy trình kiểm tra tiếp đất riêng, 3 tháng hoâc 6 tháng hoặc 1 năm phải đo điện trở tiếp đất, tùy thuộc vào đặc tính của đất nơi đó, vào tình hình của mạng lưới nối đất. nhưng mỗi đầu mùa mưa, tất cả các đơn vị phải đo điện trở tiếp đất một lần và gởi báo cáo lên Tổng công ty. Đó là điều bắt buộc.

                              Sách lớp 11 chỉ nói về những nguyên tắc cơ bản của hệ thống điện dân dụng. Vì các em lớp 11 cũng chỉ cần biết đến thế thôi. Trong hệ thống điện lực thì: (Cái này, đôi chỗ có thay đổi chứ không nhất thiết như vậy).

                              0,4KV (hạ thế): dân dụng, chiếu sáng công cộng, dịch vụ công cộng: nối đất trực tiếp.
                              0.4kV tự dùng trong các nhà máy nhiệt điện Tua bin hơi: không nối đất, không dây trung tính.
                              0,4KV trong các nhà máy Tua bin khí: nối đất.
                              2kv, 3kV, 6kV: tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà nối đất qua tổng trở hoặc không nối đất, không dây trung tính.
                              11kV, 13,8kV: đầu cực máy phát: nối đất qua tổng trở lớn.
                              15kV: nối đất.
                              22kV: thường không nối đất.
                              66kV (mạng này cũ rồi, bây giờ không còn: nối đất qua tổng trở).
                              110 kV, 220 kV: nối đất.
                              500kV: QT không biết.

                              Hì hì. Nếu bạn còn bức xúc, chắc bữa nào anh em phải kéo nhau vào quán bia hơi giải quyết thôi.

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi diennang
                                Bạn cho hỏi nếu nối mass xuống đất có bị tốn nhiều điện không, vì theo tớ nghĩ dòng này là dòng rất nhỏ, lý do: sờ tay vào vỏ máy có thể thấy tê tê nhưng không giật mạnh -> dòng không đáng kể. Vì thế theo tớ thì việc nối xuống đất chỉ để người dùng khỏi bị giật tê tê thôi chứ với mục đính tiết kiệm điện hay không không quan trọng.
                                Theo ý của bác nói, thì chỉ đúng cho 1 trường hợp nhỏ trong gia đình mà thôi.

                                Có một hôm ở công ty của ông anh trai em, em đang chơi đá bóng quả bóng nó bay vào trong xưởng, em vào lấy nó ra. Vừa bước vào, tay em sờ đúng cái động cơ to đùng đang chạy (công suất cở 5 KW), nó giật cho một phát ... vãi linh hồn luôn. Tìm hiểu ra thì cái động cơ này nối mass không hiệu quả, chân mình lại không có dày, ăn trọn luồn điện kí sinh. (tới lúc ăn cơm mà tay gắp thức ăn nó còn rung rung kia mà).

                                Vì thế phần năng lượng này sẽ lớn với những phân xưởng có quy mô lớn, nhưng việc nối mass trong các xưởng, xí nghiệp phải đảm bảo an toàn là chính, tiết kiệm là phụ.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                duongbkvn Tìm hiểu thêm về duongbkvn

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X