Bạn ToanThang88 nói luồng điện ký sinh là gì nhỉ? Mình không hiểu. Đúng là một kinh nghiệm tê tái !!
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
cách nối mass
Collapse
X
-
Các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng mà bạn Toàn Thắng gặp:
Trường hợp 1: Động cơ đó không nối đất, mà nối trung tính. Điểm nối đất của dây trung tính cách xa động cơ. Điểm nối vỏ vào dây trung tính lại gần động cơ. Do đó dòng điện trên dây trung tính khi tải 3 pha không cân bằng sẽ làm cho điện áp trung tính tại chỗ của động cơ khác với điện thế của đất. Thông thường, điện thế này sẽ khá thấp (5 hoặc tối đa là 10V). Nhưng nếu trên mạch lại có sử dụng những thiết bị có dòng kiểu xung (như các động cơ điều khiển bằng Triac) thì điện thế dây trung tính có thể có những xung nhọn khá lớn, do sụt áp trên điện cảm của dây trung tính. (điện cảm chứ không phải điện trở. Mà cảm thì ít chịu ảnh hưởng bởi thiết diện dây).
Trường hợp 2: Nếu điểm nối đất cách xa động cơ hơn 50m, mà ngay tại động cơ, có một pha nào đó chạm ra đất (dây cáp điện bị tróc vỏ đụng vào sườn nhà chẳng hạn) rất có thể dòng chạm đất sẽ không cao, vì sẽ bằng điện áp pha chia cho điện trở đất của 2 điểm. Như vậy giữa đất tại sườn nhà (lúc ấy sẽ có thế bằng thế của pha chạm đất) và dây trung tính sẽ có điện áp gần bằng điện áp pha. Nếu vỏ động cơ nối vào trung tính, thì đụng vào vỏ sẽ bị giật là chuyện đương nhiên
Trường hợp 3: Nếu vì lý do nào đó, mà mạch trung tính bị hở (mối nối tiếp xúc xấu chẳng hạn) dây trung tính sẽ không được nối vào trung tính của nguồn, tức là mất luôn nối đất, thì điện thế của nó sẽ được thả nổi, và tùy thuộc vào độ cân bằng dòng của 3 pha, vào cách điện và điện dung của 3 pha so với đất.
Đây là tình trạng phổ biến ở các mạng điện hạ thế có tuổi đời cao. Một số hộ sẽ bị điện thế thấp, một số hộ sẽ bị cao. Một số hộ muốn có đủ điện để xài, bèn nối dây trung tính xuống ống nước để cải thiện. Kết quả là mỗi lần đi tắm, bị giật tưng bừng. (Tình trạng này gọi là "mất nết". )
Comment
-
Nói về các điện xxx ký sinh.
Các điểm ký sinh như các anh nói, nhóc thấy dường như chỉ dùng trong mạch điện tử, và chủ yếu là ảnh hưởng trong lĩnh vực cao tần.
Trong việc nối đất thiết bị điện tử thì lại khác. Đó là dòng điện rò và dòng điện điện dung đóng vai trò đáng kể. Điện trở và điện kháng lại ít tác dụng hơn.
Các anh thấy giữa các linh kiện trong mạch, bao giờ cũng phải sử dụng cách điện. Mà chất cách điện lý tưởng thì không có. Do đó, chất cách điện nào cũng tồn tại một điện trở, gọi là điện trở cách điện.
Vì thiết bị có phần nào liên quan đến điện lưới, nên điện áp 220 có thể chảy qua các điện trở đó ra ngoài vỏ máy. Nếu R cd cao, thì dòng rò thấp. Nếu Rcd giảm xuống thì dòng rò tăng lên.
Song song với Rcđ, chất cách điện còn là một điện môi giữa 2 chất dẫn điện, là mạch điện của máy, và vỏ máy. Do đó nó hình thành một điện dung giữa mạch và vỏ máy. Nhưng điện dung này khá bé, nên không ảnh hưởng nhiều. Nó chỉ ảnh hưởng trong các nguồn điện cao thế thôi.
Các thiết bị điện thường có 2 tụ điện, nới từ 2 dây vào (Pha và trung tính, hoặc 2 pha) xuống đất. Hai tụ này mục đích để triệt tiêu những dòng xung cao tần xuất hiện trong những bộ chỉnh lưu có điều khiển, các bộ chỉnh lưu trực tiếp có nạp điện tụ điện, trong các mạch đóng cắt xung, và trong các động cơ có sử dụng chổi than. Việc đó nhằm tránh gây nhiễu đến các thiết bị cao tần khác.
Có thể coi đó là cầu phân chia điện thế giữa 2 dây vào, và lấy điểm giữa nối vỏ. Các tụ này khá nhỏ, nên dòng đi qua cũng khá nhỏ. Vì nhỏ như thế, nên có thể xem như nó không tiêu thụ gì của nguồn điện cả. Nhưng vẫn lớn hơn nhiều so với dòng điện rò của cách điện. Và cũng đủ lớn để giật cho người ta tê tái.
Nối đất 1 thiết bị điện có 1 pha, 1 trung tính cũng xem như nối ngắn mạch 1 trong 2 tụ điện. Như vậy dòng dung này coi như tăng gấp đôi, nhưng vẫn còn rất nhỏ để gọi là tốn điện. Nối đất các thiết bị sử dụng 2 pha, không dây trung tính, dòng dung này tăng gấp 1,732 lần. Nối đất thiết bị 3 pha, không tăng lên.
Còn nếu R cđ giảm thấp quá thì nối đất vỏ máy sẽ làm dòng rò đó tăng lên. Nhưng cũng chẳng tốn điện thêm bao nhiêu.
Nhưng quan trọng là vỏ máy bây giờ có điện thế bằng với điện thế của đất.Nhóc thích nghịch điện,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu mấy anh.
Hi hi.
Comment
-
Nối ra vỏ máy, nếu là mass. Dây mass này sẽ theo DÂY THỨ BA CỦA PHÍCH ĐIỆN (xanh vàng) ra ngoài và nối xuống đất.
Ở Việt nam dây thứ ba hầu như bị bỏ qua, để an toàn có thể trang bị loại ổ cắm 3 chấu, lấy lỗ cắm thứ ba đấu ra ngoài rồi cắm xuống đất (nghĩa đen) là xong việc, máy tính cũng hết tê luôn
Trong trường hợp của bạn tôi nghĩ sơ đồ mạch được thiết kế quá kỹ, có thêm mass, có thể bỏ không nối vào đâu cả cũng OK, dân ta hay làm thế mà.Last edited by Kilodeth; 17-03-2007, 13:37.Đẹp từng kilomét
Comment
-
Xin phép góp vui cùng anh em trong 4rum:
Dân Việt Nam ta có một tiêu chuẩn là :"Không có một tiêu chuẩn nào cả". Chính vì vậy mà khi về Việt Nam những dây cắm 3 chân đều bị bẻ một cách không thương tiếc thành dây hai chân. Kết quả là điện tích Mass khác với điện tích GND dẫn đến sự chênh lệch điện áp giữa Mass và GND => Dân Việt mình thành dây dẫn = Giật.
Cách khắc phục:
- Nối Mass vào GND.
Comment
-
...Rò rỉ ....
Chào tất cả!
Đọc qua các bài thảo luận, tôi cũng xin đóng góp vào đây một ý kiến nhỏ.
Hai vật liệu dẫn điện bất kỳ, khi được đặt gần nhau, chúng sẽ có tác dụng tương tự điện cực.
Ví dụ:Trong máy móc điện hoạc điện tử, thì nguồn điện , boar mạch , vỏ máy kim loại đều có thể tích điện, nhờ dung chất dung môi là không khí .Giữa thiết bị nguồn ,boar mạch được cấp điện hoạt động, lúc này chứa một giá trị điện áp, không khí lại là môi trường điện môi rất tốt,hấu như không đổi(tuy điện dung khó đạt giá trị lớn). Sự tích điện xảy ra trong 1 thời gian giữa thiết bị nguồn ,mạch điện, vỏ máy,và cộng thêm chất điện môi là không khí.Chúng hình thành nên một tụ điện,bình thường chúng không phóng điện ,khi có vật tải(tay người cham vào vỏ máy bằng kim loại hoạc dây đẫn nối đất, tạo ra 1 tổng trở ) nó tạo 1 dòng dẫn, điện áp sẽ theo vật tải xuống đất.
Đây cũng được gọi là ĐIỆN DUNG LIÊN CỰC,thông thường điện dung này rất nhỏ. Trong các mạch ac,và các mạch tần số âm thanh điện dung liên cực thường không có ý nghĩa lớn, nhưng nó sẽ gây các vấn đề ở các tần số. Hiện tượng phổ biến là sự hồi tiếp,làm thay đổi đặc tính, tần số của mạch điện.
Như vậy tại sao trong một số máy móc,ví dụ : ampli, máy vi tính....,trên vỏ máy thường có 1 chố dùng để nối dây te (mass) xuống đất.Chúng vừa bảo vệ máy móc cho độ chuẩn khi hoạt động,ví dụ: như ampli nối dây đất để cải tạo âm thanh tốt hơn,tủ lạnh có dây nối đất sẽ làm cho máy hoạt động tốt hơn, máy vi tính có dây nối dất để triệt tiêu điện áp tĩnh giúp tránh hư hại mạch .
Trên đây tôi có một chút kiến thức nhỏ mong cũng đóng góp phân f nào đó cho đề tài đang cùng thảo luận và học hỏi này,có gì thiéu xót xin niệm tình tha thứ.ĐA TẠ...ĐA TẠ..
Comment
-
Tôi cũng đang gặp trường hợp khó khăn này.
Chuyện là tôi làm 2 mạch điện 2 nơi khác nhau nhưng cùng nguồn và mass, có chung 1 vi xu ly. Khoảng cách của 2 mạch là 0,5 mét.
Nhưng tín hiệu xung điều khiển từ bên này qua tới bên kia thì nhiễu không thể chấp nhận được. Khi lấy dao động kí đo tín hiệu bên này mà lấy mass bên kia thì thấy ôi trời ơi sấu ơi là sấu. Nhưng nếu đo tín hiệu ở đâu mà lấy mass ở đó thì OK.
Tóm lại mạch bên này không nhận được tín hiệu điều khiển từ bên kia, và ngược lại. Hoặc nhận được nhưng không chính xác.
Xin các bác chỉ giáo cách nối mass như thế nào để 2 mạch có thể liên lạc với nhau như một mạch vậy. THANK...|
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi bqvietServo cuối cùng vẫn chỉ là điều chỉnh tốc độ và đọc phản hồi vị trí
Qua cổng song song LPT cổ
https://www.electronicsforu.com/elec...eed-controller
Qua cổng USB - xem thêm đám FT232RL-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:56 -
-
bởi thiennam0703Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:32 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi bacthoMình cũng bị như vậy mà chưa biết ở đâu
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 21:00 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi nhathung1101Câu trả lời là không dùng được.
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
21-11-2024, 16:20 -
-
Comment on Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi Memem
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi MememMọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
bởi mantruongepuNhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
20-11-2024, 14:40 -
-
bởi TherulCảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
-
Channel: từ PIC tới dsPIC
20-11-2024, 07:20 -
-
Trả lời cho Em muốn hỏi mọi người về nguyên lý hoạt động, tần số của mạch công suất trong máy rửa siêu âm ạ.bởi nguyendinhvanBạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...-
Channel: Hỗ trợ học tập
19-11-2024, 22:44 -
Comment