Thông báo

Collapse
No announcement yet.

cách nối mass

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi thaithutrang
    Dạo này mình ko nhiều thời gian lên diễn đàn đâu. Nhà mình ko có ADSL như trước nữa, nên ko có thời gian tìm hiểu và trả lời mọi câu hỏi của các bạn được. Mong các bạn tích cực và giúp đỡ lẫn nhau,
    Thảo nào 3T lâu rồi ít viết bài thế, vụ gì mà ADSL bị cắt, hay là do không hứng thú lên diễn đàn nên dùng lý do đó. He he.. đùa tý... lý do gì vậy 3T? chỉ có 3T mới khuấy động phong trào sôi nổi lên được. Có hơi nói quá đi một tý nhưng tại hạ thấy đúng thật.
    -------------------

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi ToanThang88
      he he. Vậy bác khẳng định lại một lần nữa vỏ máy tính có nối với cực Mass của bác định nghĩa không nào?

      Thứ 2: bác nói nhiều lí do? vậy bác cho em một lí do thật cụ thể để em phục bác một cái.

      he he. Em biết bác Châu là một thành viên rất nhiệt tình đấy.
      nguồn máy tính là nguồn xung switching,tôi không nghiên cứu cái này nên ko dám lạm bàn.

      nhưng thật sự ko phải hễ nối mass vào vỏ là ko bị giật,tôi vẫn thường bị cái amply,đầu VCD giật tê tê đấy chứ

      còn chuyện nhiệt tình hay ko thì tùy nhận xét của bạn,tôi ko quan tâm

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi caybapcai
        mass là điểm chung,có điện thế quy ước là 0V,nó ko phải là khái niệm hữu hình nên ko thể nói là nối vào đâu (?!?!)

        Trời đất!
        Đáng thương thay cho nền điện tử VN, từ nay sẽ mãi mãi ko vào 4room này nữa
        .
        Trời đất!
        Đáng thương thay cho những ai là người Việt mà quay lưng lại với điện tử Việt Nam, từ nay tôi sẽ gắn bó với 4room này cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay.

        Comment


        • #19
          Xin đóng góp một chút kiến thức nghèo nàn mà tôi học được từ môn An toàn điện:
          Ở các thiết bị dùng điện xoay chiều người ta thường nối trung tính vào vỏ máy. Khi xảy ra sự cố pha chạm vỏ sẽ xảy ra ngắn mạch, thiết bị bảo vệ sẽ nhảy -> người vận hành chạm vào không bị giật.
          Ở máy tính khi trung tính bị nối ra vỏ, ta sờ vào thấy tê tê vì vỏ chưa được nối xuống đất, giữa điểm tiếp xúc của tay ta tại vỏ và đất vẫn tồn tại điện áp->có dòng điện. Khoảng vài chục mA là đủ để tê tê rồi.
          Khi nối đất, các thiết bị chưa đóng vào thì khỏi nói, còn khi đã đóng thì dòng vẫn đi theo trung tính về nguồn nên không tốn điện. Chỉ xảy ra hiện tượng dòng qua đất khi dây pha chạm đất, lúc đó sẽ xảy ra ngắn mạch (nếu nối đất tốt) hoặc quá tải dẫn đến thiết bị bảo vệ cắt, không gây nguy hiểm cho người đi vào khu vực chạm đất.
          Trong các thiết bị điện tử dùng nguồn một chiều, theo tôi người ta không nối thế 0V ra vỏ vì sẽ gây nhiễu...Cái này xin các bạn bổ sung thêm.
          Gà..

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi VietPhuong
            Xin đóng góp một chút kiến thức nghèo nàn mà tôi học được từ môn An toàn điện:
            Ở các thiết bị dùng điện xoay chiều người ta thường nối trung tính vào vỏ máy. Khi xảy ra sự cố pha chạm vỏ sẽ xảy ra ngắn mạch, thiết bị bảo vệ sẽ nhảy -> người vận hành chạm vào không bị giật.
            Ở máy tính khi trung tính bị nối ra vỏ, ta sờ vào thấy tê tê vì vỏ chưa được nối xuống đất, giữa điểm tiếp xúc của tay ta tại vỏ và đất vẫn tồn tại điện áp->có dòng điện. Khoảng vài chục mA là đủ để tê tê rồi.
            Khi nối đất, các thiết bị chưa đóng vào thì khỏi nói, còn khi đã đóng thì dòng vẫn đi theo trung tính về nguồn nên không tốn điện. Chỉ xảy ra hiện tượng dòng qua đất khi dây pha chạm đất, lúc đó sẽ xảy ra ngắn mạch (nếu nối đất tốt) hoặc quá tải dẫn đến thiết bị bảo vệ cắt, không gây nguy hiểm cho người đi vào khu vực chạm đất.
            Trong các thiết bị điện tử dùng nguồn một chiều, theo tôi người ta không nối thế 0V ra vỏ vì sẽ gây nhiễu...Cái này xin các bạn bổ sung thêm.
            Hi,
            Bác VietPhuong nói hoàn toàn đúng, các bác chưa biết về vấn đề này sẽ được học trong môn an toàn điện (năm thứ 5 trong trường BKDN). Để nói một cách dễ hiểu thì nói như trên là quá đủ không cần phải bổ sung gì. Thực ra ở Việt Nam mới có chuyện sờ vào vỏ máy bị giật chứ ở các nước khác mạng điện luôn có dây trung hòa (dây nối đất) nên các vỏ máy đều được nối đất cả tức là điện áp giữa vỏ máy và đất là 0V nên không bao giờ bị giật. Việt Nam có thể nói là nước liều lĩnh nhất không những trong chống giặc ngoại xâm mà còn liều lĩnh trong cách sử dụng các loại máy móc.
            Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
            Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi VietPhuong
              Xin đóng góp một chút kiến thức nghèo nàn mà tôi học được từ môn An toàn điện:
              ....................
              Trong các thiết bị điện tử dùng nguồn một chiều, theo tôi người ta không nối thế 0V ra vỏ vì sẽ gây nhiễu...Cái này xin các bạn bổ sung thêm.
              nối điểm trung tính 0V ra vỏ thật sự không gây nhiễu,hệ thống truyền hình cáp dùng 1 sợi dây cáp có mass bọc ngoài mà có nhiễu gì đâu?
              trong một số amply người ta nối trung tính ra vỏ vì lý do:điểm trung tính này đã được nối với đất! còn mấy cái máy có thiết kế không tốt,mass không tiếp đất hoặc tiếp d8ất kém thì chuyện giật tê tê là đương nhiên

              việc nối mass chỉ hữu dụng trong hệ thống điện có trung tính nối đất (như ở VN)

              Comment


              • #22
                Em hỏi các bác cái này nhé : khi kết nối PC với các thiết bị ngoại vi khác : Chẳng hạn kết nối một cái mạch nạp với cổng LPT chẳng hạn . Rỏ ràng sẽ có sốc điện ở đây. Điện áp không nhỏ .VDK died .Cũng có thể lắm chứ ,Biện pháp đặt ra là nối đất vở PC nhưng nối đất như thế nào với cái vỏ PC đây .Không lẽ em đục cái lỗ rồi dòng sợi dây từ tầng 3 về đất ah. Các bác nói rỏ hơn cho em về vụ nối đất này với.

                Comment


                • #23
                  He he...Thuydt1 là con trai hay con gái vậy. Con trai thì tự biết phải làm sao mà, còn con gái mới hỏi vậy.

                  he he.....em ko có ý chế giễu bác đâu nhé! để em gợi ý cho, bác có để ý thấy cái tấm kiếng chắn Monitor không, nó có một sợi dây đồng màu xanh xanh ấy, tháo con ốc trên vỏ PC ra, gắn cái đầu cuối của dây đồng này vào PC rồi xiết ốc lại là. Bác làm tương tự như vậy là ok rồi. He he.... không nối đất vi điều khiển có nguy cơ bị die đấy.

                  Comment


                  • #24
                    Ngày nay mấy PC có tấm kiếng đó đâu . Toàn là màn hình phẳng không ah .

                    Comment


                    • #25
                      híc híc....thì bác đi dạo một vòng quanh cửa hàng bán máy vi tính. Chắc có chứ nhỉ

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi ToanThang88
                        Mass: dịch từ điển có nghĩa là Tập Trung (nơi tập trung một lượng lớn điện tích âm).
                        Một ví dụ dễ hiểu: Máy vi tính ở nhà. Đi chân đất rờ tay vào vỏ CPU sẽ bị giật tê tê
                        Lí do: vỏ máy chính là Mass

                        Trong bộ nguồn máy vi tính điện áp từ 220VAC chuyển xuống +12VDC và +5VDC nhờ biến áp xung cách li, các ngõ ra bên thứ cấp của biến áp xung đều có chung một cực GND (G), tất cả dòng điện đi từ các +DC khác nhau đều đổ vào cực G này, công suất tiêu thụ trong máy tính tương đối lớn (trên dưới 100W) nên diện tích tản của chân G phải đủ lớn đó là lí do tại sao trong bộ nguồn máy vi tính chân G được nối vào ngay cái vỏ, rồi cái nguồn gắn lên cái vỏ CPU, như vậy vỏ CPU trở thành chân G luôn, và vỏ máy được gọi là MASS luôn (Mass là một diện tích tản đủ lớn). Chạm tay vào CPU sẽ có một dòng điện đi qua người truyền xuống đất.

                        Để tránh bị giật: trong bộ nguồn đã nối sẵn cực G vào chân thứ 3 của phích cắm nguồn, dùng một cây đinh hàn một đầu sợi dây đồng sau đó 1 đầu còn lại hàn vào chân thứ 3 này, đóng thẳng xuống đất, dòng truyền hết xuống đất.

                        he he ...... em mới học lớp 12 nên chỉ giải thích được như vậy thôi, các anh chị đừng cười nhé.
                        Tai sao khi ta đi chân đất đụng vào vỏ máy (thùng máy) CPU thì bị điện giật tê tê?????

                        Thông thường trong các thiết bị điện tử như bộ nguồn ATX, Monitor, TV ... ở bộ nguồn người ta thường dùng 1 hoặc 2 tụ có điện dung khoảng 4,7nF được nối từ đầu nguồn 220VAC xuống vỏ máy (xem hình) thủ phạm gây giật chính là tụ C2 và C3 đó, nếu cắt bỏ 2 tụ này thì sẽ không bị giật nữa, việc làm này không hay lắm vì nó làm mất đi khả năng kháng nhiễu, tốt nhất là nên nối dây SHIELD (vỏ máy) xuống đất là xong...

                        Comment


                        • #27
                          Thế cái máy bay nó nối đất như thế nào nhẩy ?

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi nguyendinhvan
                            Đúng rồi !!!!!
                            Cắt tất cả các đường Mass của mạch thì ..... không tốn một tý điện nào ??????
                            Đồng thời mạch cũng ..... nghỉ luôn
                            Cái này em công nhận

                            Nhà em dùng cái ổn áp Lioa ( loại to đùng )
                            híc, nếu dùng qua cái này mỗi tháng tốn thêm từ 5 - 10 số điện chứ chẳng chơi, còn nếu không xài thì máy móc trong nhà chắc đi tong hết á !

                            Có cách nào hạn chế không các bác !

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi mickey
                              Thế cái máy bay nó nối đất như thế nào nhẩy ?
                              Khi máy bay bay, ma sát giữa thân và không khí cực kì lớn => điện tích cao, cao lắm ý, bác nào không để ý đụng vào thân máy bay thì nó giật cho bung chi...m, và khi máy bay hạ cánh sẽ có một bộ phận truyền dòng này xuống đất ( theo em thì khi nó dừng hẳn mới thế các bác nhỉ, chắc cũng như kiểu nối đất của xe chở xăng thôi, hông biét em nói có đúng không nữa ?

                              Đi máy bay, em vẫn vô tư sờ vào các vật dụng kim loại , có lẽ là do nó được cách điện cẩn thận ( hình như còn có cả chân không bao xung quanh hay sao mà, không thì lạnh ai mà chịu nổi )

                              Comment


                              • #30
                                ha ha....ha ha ha...Bác vivid nói chuyện em cười không chịu nổi. Máy bay khi bay ấy, vỏ của nó tích điện vô cùng lớn, giữa lớp trong và lớp ngoài được cách li cực kì cẩn thận rồi. Bác tha hồ rờ .

                                Bộ phận truyền dòng xuống đất của bác là cái bánh xe máy bay ấy. Nó là loại hợp chất đặc biệt có pha kim loại, khi tiếp đất nó phải đi một quảng đường dài, đủ an toàn rồi mới dừng hẳn.

                                ha ha.....Trong khoang máy bay đương nhiên phải có điều hòa nhiệt độ loại cực xịn để đảm bảo sức khỏe cho bác vivid,

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                duongbkvn Tìm hiểu thêm về duongbkvn

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X