Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Làm chi cho mạch điện tử phức tạp sao không ra mua hẳn một bộ máy bơm nước tự động về mà nghiên cứu cải tiến . Muốn làm một việc gì trước tiên phải xem thực tế có chưa nếu có rồi thì tìm nguyên lý phát triển thành một nhánh riêng hoặc cũng có thể cải tiến tốt hơn !
Mạch nạp Little Programmer
MSC-51,AVR,EEPROM ... etc
Tôi nghĩ thế này!Sử dụng triac để ĐK khởi động từ và sử dụng cảm biến hall để khởi động triac. Ai làm thử xem, nhà tui không có máy bơm nên chắc không cần
1--Máy bơm chạy có quán tính, đến khi cắt relay thì mắy bơm vẫn còn quay nên vẫn bơm nước lên=> nước sẽ bị hút sâu hơn ngưỡng đặt trước=> relay không hút nhả liên tục nữa.
2--Sử dụng sensor đo dòng có vẻ hiệu quả hơn do tính đơn giản và hiệu quả của nó. Làm như kiểu của em 3T thì chỉ áp dụng với máy bơm vỏ sắt hoặc phải tháo máy bơm ra để lắp cảm biến(máy mới còn bảo hành thì làm thế nào nhỉ?bóc tem ra à?). Nếu sử dụng một con cảm biến dòng rồi cho nó tắt máy bơm khi nào có dòng thay đổi đột ngột do máy bơm hết nước (phụ tải thay đổi). Đây mới chỉ là ý tưởng, ai đó chịu khó ngồi thiết kế cái mạch cho mọi người đi!
1--Anh nói thế cũng không đúng, vì khi đó theo quán tính nước bơm lên thì mực nước sẽ giảm, nhưng do sự rung của máy bơm, của ống nước, của lực hút nên nước luôn luôn sóng sánh. Câu này dễ lắm, kiến thức cơ bản thôi. Nhưng 3T cứ để đấy để các anh đâu đầu một tý.
2--Theo em biết thì cũng ít loại vỏ nhựa? gần như toàn vỏ sắt và có lớp sơn bảo vệ? cách cảm biến dòng của anh lại gặp phải trường hợp khi mới bơm khởi động, tải lớn... và xử lý nhầm ở đây. Nếu một mạch analog làm tốt điều này e cũng hơi khó đấy anh nhỉ?
Làm chi cho mạch điện tử phức tạp sao không ra mua hẳn một bộ máy bơm nước tự động về mà nghiên cứu cải tiến . Muốn làm một việc gì trước tiên phải xem thực tế có chưa nếu có rồi thì tìm nguyên lý phát triển thành một nhánh riêng hoặc cũng có thể cải tiến tốt hơn !
Anh nói vậy thì chịu rồi. Em không đồng ý với quan điểm:
"Mua một cái có sẵn về copy" hay "Cái này đã có người làm rồi thì không làm nữa". Chính những tư tưởng này làm ỳ trệ cả một thế hệ điện tử, làm đất nước đi xuống, giảm tính sáng tạo, ỳ trệ... và nếu còn những tư tưởng này thì bạn không thể là một người điện tử chân chính, một người điện tử dám làm được
Về câu đố của 3T anh nghĩ chắc là ở chỗ độ nhạy của bán dẫn không lớn đến mức có thể cảm nhận được độ sóng sánh của nước, nghĩa là có thể hình dung nó như một relay 2 vị trí có trễ. Phải không nhỉ? (đoán mò thế)
AFH
Anh nói vậy thì chịu rồi. Em không đồng ý với quan điểm:
"Mua một cái có sẵn về copy" hay "Cái này đã có người làm rồi thì không làm nữa". Chính những tư tưởng này làm ỳ trệ cả một thế hệ điện tử, làm đất nước đi xuống, giảm tính sáng tạo, ỳ trệ... và nếu còn những tư tưởng này thì bạn không thể là một người điện tử chân chính, một người điện tử dám làm được
ít nhất muốn làm một điều gì đó ta nên thư thập một số thông tin về vần đề mình muốn làm . Xem người ta đã đi đến đâu rồi chứ ! còn nếu giảm tính sáng tạo thì mình không đồng ý cho lắm ! Vì một khi bạn đã có đầy đủ tài liệu nguyên lý cơ bản gì đó thì bạn cũng có thể làm ra một sãn phẩm tốt hơn cái của người ra hiện giờ . Lúc đó ai nói là không có tính sáng tạo .
nếu như bạn nói vậy ai lập trình vdk cũng thiếu tính sáng tạo hết à ! Vì phải đi mua chip à . Không thật sự như thế ! Tính sáng tạo được phát huy cao độ ở chổ là sản phẩm bạn làm ra có những tính năng tiên tiến gì vượt bậc hơn các đối thủ cạnh tranh và bạn bán được hàng cho mau ( cái bán hàng dân kinh tế rành hơn mình ) . Và tính sáng tạo chỉ thật sự phát triển khi ta muốn làm một điều gì đó và điều đó wá tầm tay với sức lực của ta hiện thời , khi đó ta sẽ ước mơ một và ta phải làm điều gì đó để thực hiện ước mơ !
Và mình phải luôn luôn làm việc không ngừng nghỉ luôn luôn hướng về phía trước , luôn cập nhật thông tin . Rồi khi đó ta sẽ có những gì ta cần và ta có những gì ta muốn !
Mạch nạp Little Programmer
MSC-51,AVR,EEPROM ... etc
Hihi... mạch của bạn Toàn Thắng nhìn có vẻ ko ổn nhưng thực ra lại ổn. Thoạt nhìn thì có vẻ sẽ thiếu mất mạch kiểu trigersmith nên có thể sinh ra hiện tượng rơ le đóng ngắt liên tục tại thời điểm điện trở lưng chừng(khi mực nước ở giữa đoạn dây đồng). Nhưng thực tế lại ko? vậy đố bạn Toàn Thắng tại sao lại vậy?
Móp ơi móp, hỏi như móp thật thà quá anh đoán ra liền . Ở đây cái relay đóng vai trò của trigger schmitt nên mạch của Toanthang sẽ không bị đóng cắt liên tục (khi mức nước ở giữa đoạn giây đồng).
Nói thật nhé nếu móp không nhắc đến trigger schmitt thì anh bó tay luôn rồi đó. Kiến thức của anh do không được tu luyện ở danh ngôn chính phái nên cũng tạp nham lắm, nếu không có câu hỏi này của móp chắc anh mãi mãi chẳng biết được đặc tính giống trigger schmitt này của rơ le - một linh kiện tưởng chừng xưa như trái đất của điện tử.
Cám ơn moderator ThaiThuTrang nhé, câu hỏi của em rất hay.
Để đóng rơ le thì I>Id, để ngắt rơ le thì I<Im nào đó. Id>Im nên tạo ra hai ngưỡng. Chính hai ngưỡng này là có lẽ là ý 3T và opendoor2507 muốn nói. Hình như vấn đề này được bàn khá kỹ ở một luồng nào đó trên diễn đàn này do anh TheLam khởi xướng thì phải.
Nhìn vào mạch điện, thấy cái rơ le chúng ta thường không mấy để tâm. Thời buổi vi tính hóa, người ra dùng mạch tích hợp, hay ít ra là linh kiện bán dẫn, chứ mấy ai hơi đâu mà bận tâm mấy cái cục to đùng, dùng cuộn dây cho dòng điện đi qua tạo ra từ trường hút cái thanh thép làm cho tiếp điểm đóng đến cạch một cái chứ có quái gì đâu.
Ấy thế mà khi nghe 3T hỏi: tại sao mạch của Toanthang không bị đóng cắt liên tục tại điểm tới hạn ?, ta mới giật mình hiểu ra rằng thì ra mình vẫn còn chưa hiểu rõ lắm về cái con linh kiện gọi là rơ le ấy. Ta cũng mù mờ đoán rằng hình như con rơ le nó có trễ. Xem qua đối đáp của mấy vị cao thủ, thấy câu trả lời của các vị ấy đều bị 3T bác bỏ cả, ta cũng nên thận trọng.
Ta lần mò vào mạng hỏi cái ông google, ông này thì đúng là uyên bác thật nhưng bị mỗi cái tật chỉ tay năm ngón. Ta hỏi ông ấy mỗi một câu ngắn ngủi "relay basic delay" thế mà ông ấy chỉ ta một lít dài ngoằng các địa chỉ cần tới. Ta lại phải bới tung cả cái mớ bòng bong ấy lên, và tìm ra một địa chỉ tin cậy mà trước đây ta cũng hay đến, đó là http://www.allaboutcircuits.com/vol_4/chpt_5/1.html .
Ta đọc đến đoạn:
While relays are essentially binary devices, either being completely on or completely off, there are operating conditions where their state may be indeterminate, just as with semiconductor logic gates. In order for a relay to positively "pull in" the armature to actuate the contact(s), there must be a certain minimum amount of current through the coil. This minimum amount is called the pull-in current, and it is analogous to the minimum input voltage that a logic gate requires to guarantee a "high" state (typically 2 Volts for TTL, 3.5 Volts for CMOS). Once the armature is pulled closer to the coil's center, however, it takes less magnetic field flux (less coil current) to hold it there. Therefore, the coil current must drop below a value significantly lower than the pull-in current before the armature "drops out" to its spring-loaded position and the contacts resume their normal state. This current level is called the drop-out current, and it is analogous to the maximum input voltage that a logic gate input will allow to guarantee a "low" state (typically 0.8 Volts for TTL, 1.5 Volts for CMOS).
The hysteresis, or difference between pull-in and drop-out currents, results in operation that is similar to a Schmitt trigger logic gate. Pull-in and drop-out currents (and voltages) vary widely from relay to relay, and are specified by the manufacturer.
Hihi.. em có đố 2 anh đâu. Em chỉ đố các bạn beginer để các bạn ấy nhớ lâu.
Ví dụ: dòng tới 100ma thì đóng rơ le, nhưng nếu sau đó hạ thấp xuống 90ma thì rơ le vẫn không ngắt, mà phải hạ xuống thấp nữa ví dụ dưới 40ma thì mới ngắt rơ le.
Vậy khoảng 40ma-100ma là khoảng triger smith đó.
Với cách nói chuyện này: em chỉ nói một chữ...... "THUA".
Anh cũng nghĩ như chú .
Anh nghĩ chú nên cho bà chị 3T của chú mượn cái last name của chú rồi ghép vào đằng trước cái mid name là "hiếu" nữa mới hợp với chị ấy.
1--Anh nói thế cũng không đúng, vì khi đó theo quán tính nước bơm lên thì mực nước sẽ giảm, nhưng do sự rung của máy bơm, của ống nước, của lực hút nên nước luôn luôn sóng sánh. Câu này dễ lắm, kiến thức cơ bản thôi. Nhưng 3T cứ để đấy để các anh đâu đầu một tý.
Cái này thì khó bàn rùi vì nó phụ thuộc vào dạng bể nước, công suất máy bơm, kích thước ống v.v Em bít lý do tại sao thì nói luôn đi!
2--Theo em biết thì cũng ít loại vỏ nhựa? gần như toàn vỏ sắt và có lớp sơn bảo vệ? cách cảm biến dòng của anh lại gặp phải trường hợp khi mới bơm khởi động, tải lớn... và xử lý nhầm ở đây. Nếu một mạch analog làm tốt điều này e cũng hơi khó đấy anh nhỉ?
Cái cảm biến nhiệt khi mắc vào máy bơm thì có độ trễ do nhiều nguyên nhân:
- Máy bơm là khối sắt tương đối lớn nên nhiệt dung riêng lớn => khó thay đổi nhiệt độ nhanh.
- Máy bơm là bơm nước nên bình thường rất mát do tính giải nhiệt của dòng nước đi qua.
- Lớp sơn cũng làm cách nhiệt cũng gây trễ chút ít.
Nếu cắt máy bơm trễ thì sẽ làm cho chất liệu quấn dây stator , rotor hay vật liệu cách điện lâu ngày bị lão hóa và gây ra giảm tuổi thọ máy bơm.
Với giải pháp dùng cảm biến dòng thì tác động nhanh hơn và an toàn hơn.Muốn loại bỏ thời điểm quá độ ban đầu thì chắc không phải là vấn đề với 3T nhỉ ?.Một tụ + một trở mắc theo kiểu phóng nạp là OK đúng không?
nhân tiện cho mình hỏi thêm về cái phần test hipot (cao áp),là để kiểm tra độ bền cách điện giưa các cuộn dây,mà thấy thông số test thường ở mức 4kvac,vậy nếu mấy con fail đó xài bình thường vẫn dduocj phải không ạ,vì điện mình làm gì lên tới mức đó
Xin chào mọi người, tôi đã sử dụng Flashforge Inventor 2 được gần 5 năm và rất hài lòng với nó, nhưng tuần trước đã xảy ra sự cố. Có vẻ như động cơ bước đưa sợi in vào đầu nóng đã bị hỏng. Mọi thứ khác có vẻ ổn trên máy...
Comment