Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Biến tần cổ điển, từng bước tiếp cận

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Nguyên văn bởi dinhtumobile Xem bài viết
    anh đã dùng cái gì để vẽ nên hình mo phỏng này
    xin cho em biết em đang rất cần
    xin cảm ơn
    Cái đấy vẽ bằng PSIM. Mình có bản 6.0: http://www.mediafire.com/?zon2y2axjkw

    Comment


    • #92
      Biến tần Mitsubishi

      Bác nào có bảng mã lỗi của biến tần Mitsubishi A740 cho em xin nhé. Cám ơn các bác nhhiều!

      Comment


      • #93
        Mô phỏng bộ nghịch lưu 3 pha nguồn áp

        Các bác cho em hỏi vấn đề này: em đang mô phỏng bộ nghịch lưu 3 pha nguồn áp bằng pp điều chế vector,theo lí thuyết thì điện áp pha sẽ ra dưới dạng 6 bậc điện áp khác nhau,nhưng khi em mô phỏng thì điện áp pha ra cũng dưới dạng 6 bậc nhưng không hoàn toàn giống với lí thuyết,còn điện áp dây thì hoàn toàn giống,như vậy là đúng hay là sai?các bác trả lời giúp hộ em.E cám ơn nhiều!
        Attached Files
        YM :

        Comment


        • #94
          Nguyên văn bởi H.Hai Xem bài viết
          Các bác cho em hỏi vấn đề này: em đang mô phỏng bộ nghịch lưu 3 pha nguồn áp bằng pp điều chế vector,theo lí thuyết thì điện áp pha sẽ ra dưới dạng 6 bậc điện áp khác nhau,nhưng khi em mô phỏng thì điện áp pha ra cũng dưới dạng 6 bậc nhưng không hoàn toàn giống với lí thuyết,còn điện áp dây thì hoàn toàn giống,như vậy là đúng hay là sai?các bác trả lời giúp hộ em.E cám ơn nhiều!
          Đúng như vậy. Điện áp pha có dạng hình vuông như hình 2( so với nguồn âm), còn điện áp dây có dạng hình bậc thang như hình 1. Vấn để này tôi đã thưc hiện cách nay gần 30 năm rồi. Bạn hãy xem kỹ lại giáo trình Truyền động điện phần biến tần. Tuy nhiên với kỹ thuật mới hiện nay dùng phương pháp MPW thì sóng mang có tần số từ 10KHZ đến 20KHZ được đưa vào để dòng điện gần với hình sin hơn. Với IGBTS và tần số mang lên đến 20KHZ thì tổn hao do sóng hài bậc cao sẽ giảm rất nhiều và kết cấu biến tần sẽ gọn nhẹ hơn so với kỹ thuật dùng SCR của mình làm trước đây. Dạng sóng này đã được trình bày ở các bài trước.Tuy nhiên nếu sử dụng công suất cao hơn 500KW thì vẫn phải dùng SCR và có dạng sóng như bạn đã vẽ.
          Thân chào.
          Last edited by quanghien54; 16-01-2009, 20:16. Lý do: them chi tiet

          Comment


          • #95
            Cám ơn bác!nhưng em đọc trong cuốn truyền động điện thông minh của Nguyễn Phùng Quang thì dải tần số sóng mang chỉ nằm từ 2,5kHz đến 10kHz,ở bài mô phỏng của em,em đã đặt tần số sóng mang là 10kHz,dòng điện ra hoàn toàn sin với %THD<1%,nhưng em chỉ có hơi thắc mắc là dạng điện áp 6 bậc như lí thuyết đã trình bày thì nó không được như ý!
            YM :

            Comment


            • #96
              Nguyên văn bởi H.Hai Xem bài viết
              Cám ơn bác!nhưng em đọc trong cuốn truyền động điện thông minh của Nguyễn Phùng Quang thì dải tần số sóng mang chỉ nằm từ 2,5kHz đến 10kHz,ở bài mô phỏng của em,em đã đặt tần số sóng mang là 10kHz,dòng điện ra hoàn toàn sin với %THD<1%,nhưng em chỉ có hơi thắc mắc là dạng điện áp 6 bậc như lí thuyết đã trình bày thì nó không được như ý!
              Theo mình biết thì dạng điện áp 6 bậc có được theo phương pháp nghịch lưu đa bậc (multi-level inverter), còn bạn làm theo phương pháp điều biến độ rộng xung (PWM - Pulse Width Modulation) thì ra kiểu kia là đúng rồi.

              Comment


              • #97
                Nguyên văn bởi H.Hai Xem bài viết
                Cám ơn bác!nhưng em đọc trong cuốn truyền động điện thông minh của Nguyễn Phùng Quang thì dải tần số sóng mang chỉ nằm từ 2,5kHz đến 10kHz,ở bài mô phỏng của em,em đã đặt tần số sóng mang là 10kHz,dòng điện ra hoàn toàn sin với %THD<1%,nhưng em chỉ có hơi thắc mắc là dạng điện áp 6 bậc như lí thuyết đã trình bày thì nó không được như ý!
                Tài liệu của em đã lạc hậu rồi. Trước đây dùng IGBT thì tần số mới chỉ đạt đến 10KHZ.Tần số mang của biến tần thế hệ thứ 5 dùng IGBTS hiện nay đã lên đến 20KHZ rồi. Em cứ tra trên mạng những biến tần thế hệ mới của FUJI thì rõ. Công nghệ ngày nay tiến bộ theo từng ngày. Điện áp 6 bậc đó chỉ đúng trong trường hợp là tải trở thuần túy. Nếu là tải cảm thì dạng sóng nó hơi khác đi. Nhưng dạng sóng dòng điện mới là quan trọng bởi vì nó biến thiên theo hàm số mũ đối với tải cảm và sẽ quyết định từ trường cảm bên trong động cơ. Giá trị tổn hao của động cơ cũng sẽ định bởi dạng sóng hài được phân tích theo chuổi Fourrier. Hài bậc 3 không tạo ra moment quay mà chỉ làm nóng động cơ. Hài bậc 5 tạo ra moment thuận còn hài bậc 7 thì tạo ra moment ngược so với moment chính bậc 1. Vì thế trên động cơ người ta luôn tìm cách để giảm bớt tác động của moment bậc 7 này như dùng dây quấn bước ngắn, rảnh rotor xéo 1 góc.Vấn đề này cách nay gần 30 năm anh đã phân tích rất rõ trên đồ án của mình. Tiếc rằng sau này bị thất lạc nhưng anh vẫn còn nhớ rõ từng chi tiết.

                Comment


                • #98
                  Bây giờ thì em hiểu rồi!Cám ơn các bác
                  Last edited by H.Hai; 18-01-2009, 09:37.
                  YM :

                  Comment


                  • #99
                    Nguyên văn bởi vth Xem bài viết
                    Cảm ơn bác Toanthang88 đã quan tâm đến vấn đề của em.
                    Biến tần gián tiếp lấy nguồn từ xoay chiều qua chỉnh lưu rồi lọc rồi nghịch lưu trở lại để trở thành nguồn xoay chiều có tần số thay đổi được nhờ đóng mở các van điều khiển. Ngày nay ta thường dùng IGBT có khả năng điều khiển hoàn toàn với công suất nhỏ. Tuy nhiên dạng điện áp đầu vào và dạng điện áp đầu ra là không giống nhau. Dạng điện áp đầu vào là hình sin, trong khi đó dạng điện áp đầu ra lại là dạng xung vuông và nếu có điều khiển độ rộng xung thì xung vuông đó còn bị băm theo một luật điều khiển nhất định để có thể có điện áp ra như ý.
                    Ngoài PWM ra còn có phương pháp điều chế vecto không gian. Nghe các anh đi trước nói thì phương pháp này đã có từ lâu chỉ có điều là hôm nay thầy giáo hướng dẫn yêu cầu dùng phương pháp này cho bài tập thiết kế bộ nghịch lưu nên thật sự nó rất mới với mình.
                    Nói thật là đã đọc rồi nhưng cũng chưa hiểu gì cả, chắc phải đọc lại thêm vài lần nữa và phải có cả sự giúp đỡ của các anh và các bạn nữa. Mong mọi người ủng hộ.
                    Yêu cầu bài tập : Thiết kế bộ nghịch lưu áp đầu vào là 440V ( mạng 3 pha xoay chiều ); đầu ra là 220V ( cũng 3 pha); dòng I=5A; với tần số ra có thể thay đổi trong khoảng 10-50 Hz.
                    Không biết là thay đổi PWM thành phương pháp điều chế vecto không gian thì mạch điều khiển có thay đổi gì nhiều không. Vì thiết kế mạch điều khiển cũng không phải chuyện đơn giản, dù đã học điện tử tương tự và điện tử số đi nữa.
                    Mình đang nhận đề tài thiết kế biến tần nguồn áp dùng AVR. Bạn có kinh nghiệm hoặc tài liệu gì thì trao đổi cho mình với. Làm ơn gửi qua mail vuongdaonhan@gmail.com.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi H.Hai Xem bài viết
                      Cám ơn bác!nhưng em đọc trong cuốn truyền động điện thông minh của Nguyễn Phùng Quang thì dải tần số sóng mang chỉ nằm từ 2,5kHz đến 10kHz,ở bài mô phỏng của em,em đã đặt tần số sóng mang là 10kHz,dòng điện ra hoàn toàn sin với %THD<1%,nhưng em chỉ có hơi thắc mắc là dạng điện áp 6 bậc như lí thuyết đã trình bày thì nó không được như ý!
                      Bạn có thể chỉ cho mình phần nào trong sách của thày Nguyễn Phùng Quang viết như vậy không? Với điện tử công suất, mình biết có những ứng dụng tần số băm xung lên tới 100 kHz, và với công suất nhỏ còn có thể lên tới cỡ MHz.

                      Comment


                      • Em thấy khó hiểu quá.

                        Comment


                        • Bạn nào cần lí thuyết về biến tần thì vào trang của mình thử coi: giaotrinhbientan.12h.us
                          nó không hoàn chỉnh lắm, nhung với những bạn mới học về biến tần thì cũng có ích đó

                          Comment


                          • toanthang88 co the cho to mot mạch điều khiển về động cơ co được không ? pots lên cho tôi nhe. nêu có cả lập trình về BT nữa thì tốt quá cam ơn nhiều. quyet_dung79@yahoo.com

                            Comment


                            • Chào anh em! Mình cũng đang làm bài tập lớn về thuật toán điều chế vector không gian. Mình cần phải mô phỏng thuật toán vector không gian bằng matlab/simulink. Mong các bác giúp đỡ mình với nha.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi H.Hai Xem bài viết
                                Các bác cho em hỏi vấn đề này: em đang mô phỏng bộ nghịch lưu 3 pha nguồn áp bằng pp điều chế vector,theo lí thuyết thì điện áp pha sẽ ra dưới dạng 6 bậc điện áp khác nhau,nhưng khi em mô phỏng thì điện áp pha ra cũng dưới dạng 6 bậc nhưng không hoàn toàn giống với lí thuyết,còn điện áp dây thì hoàn toàn giống,như vậy là đúng hay là sai?các bác trả lời giúp hộ em.E cám ơn nhiều!
                                Anh H.Hai ơi! Em cũng đang làm mô phỏng về cái này.Anh chia sẻ cho anh em ít kinh nghiệm đi. À, anh có thể send cho em tài liệu vệ phần mô phỏng này được không? Em cần quá. Anh giúp em nhé. Cảm ơn anh nhiều. À, mail của em là: dinhthuanpham@gmail.com

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thaithutrang Tìm hiểu thêm về thaithutrang

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X