Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hiểu biết sơ lược về CPLD/FPGA của Xilinx.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hiểu biết sơ lược về CPLD/FPGA của Xilinx.

    Mong các anh sơ lược về các họ chip của Xilink(CPLD/FPGA). Ví dụ như:
    -Virtex™-4 FPGA...
    -Spartan™-3 Generation FPGAs:Spartan-3E/-3/-3L/-IIE/-II/-XL
    -CoolRunner™-II CPLD...
    -XC9500XL CPLD...
    Thanks


  • #2
    Có anh đây.hehehe.
    Mong một ai đó post hết thông tin về những thứ đó là đòi hỏi hơi bị cao đó,vì thông thường thì người ta thường "xuống hố" trước khi làm việc hết với các loại trên.Mà sao không hỏi hết các loại của các hãng như altera,actel,quicklogic... luôn đi,còn khiêm tốn gì nữa.

    Nói thiệt nha,hỏi mấy cái này chẳng có ai trả lời đâu,vì muốn biết gì thì cứ việc down datasheet về mà đọc,giàu có thì chơi đồ xịn,tích hợp nhiều,lắm đồ chơi,nghèo thì sắm loại tích hợp ít,ít đồ chơi ráng chịu.Còn ứng dụng,kiến trúc của PLD,CPLD,FPGA sách vở nói hết rồi,post lại mỏi tay,về tự đọc.

    Mà sao học lẹ vậy? mới hôm bữa còn thấy nổ banh trời banh đất về xử lý ảnh,trí tuệ nhân tạo,nhận dạng đối tượng,rùi bình phương tối thiểu,lại còn cái không gian ba chiều gì đó nữa chớ,bây giờ lại chuẩn bị thành "chiên gia " ic design nữa,quả thật không hổ danh là vua spam bài.

    Comment


    • #3
      FPGA và CPLD

      Ái chà chà! nói đến cái này biết bắt đầu từ đâu đây!...
      CPLD, FPGA... Là những thiết bị logic có thể lập trình được bởi con người, thông qua bước cấu hình (configuration).
      Tiền thân của chúng bao gồm PAL,GAL.., được cấu tạo bởi các cổng AND,OR,XOR,NOT...có khả năng lập trình bắng cách đốt cầu chì cho chúng
      Cao cấp hơn nữa là các chip CPLD, cũng tương tự như PAL,GAL nhưng cấu tạo phức tạp hơn nhiều, bao gồm các Gate và FF...
      Tuy nhiên, khả năng nạp nhiều lần của CPLD vẫn còn hạn chế (tương tự như bộ nhớ EEPROM) vì thế Xilinx, vị cha đẻ của FPGA đã nghiên cứu và chế tạo thành công loại chip này, ưu điểm của FPGA số lần nạp vô hạn định, giá thành rẻ hơn CPLD, độ phức tạp cũng vượt trội...
      Tóm lại, CPLD sau khi cấu hình, dzù có tắt nguồn điện vẫn không bị mất, tương tự như bộ nhớ EEPROM. Ngược lại, FPGA tương tự như bộ nhớ SRAM, khi tắt nguồn điện, cấu hình sẽ bị mất.
      Các sản phẩm của Xilinx bao gồm : FPGA: Vitex, Spartan, SpartanII, SpartanIII. Các CPLD bao gồm : Họ XC95xx, Coolruner...
      Của Alterabao gồm : FPGA: FLEX,Cyclone. CPLD: MAX7000....
      Lattice: CPLD: ISP1016...

      Các bác nào hứng thú với đồ của xilinx xin được giao lưu học hỏi.
      To các bác bán chip : Tui đang nghiên cứu PCI, cần vài con chip CPLD, FPGA của xilinx, Altera cũng được. Tui nghèo lắm, các pác "nương" tay nha.

      Comment


      • #4
        Đồng ý là để nói hết về mấy con đó thì có đến tết Công gô. Nhưng tôi thấy trong cuốn sách Circuit Design with VDHL của MIT trong phụ lục có nói sơ qua về cách loại trên, có đủ cả về tổng quan cho từng loại. Và một đièu nữa,ai mới tìm hiểu về VDHL thì xem qua quyển đó, khá hay cho người mới, bởi tui cũng mới học mà đã thầy nắm dc VHDL khá nhanh. Đang hoàn thiên các bài tập cơ bản cho VHDL, khi nào xong sẽ pót lên.
        Còn quyển sách nếu ai cần qua tôi mà cóp, khá to, gàn chục MB. Ngoài ra còn có tài liệu TV hướng dãn dùng ISE do bạn tôi viết nữa.

        to kamejoko: Làm PCI thi nên dùng mấy con PCX hay PXI gì đó cho chuyên dụng, cái này hôm đến nhà a MinhHa nói cho mới biết. Tui cũng đinh làm đồ án tốt nghiệp FPGA với PCI, có j ta cung trao đổi thêm.

        linhnc308@yahoo.com
        0988006696
        Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
        CallerID, Cảnh báo BTS, ...
        0988006696
        linhnc308@gmail.com
        http://linhnc308.blogspot.com

        Comment


        • #5
          FPGA à? chà chà! cô bé lại "đá" sang cả Xilinx à? vậy em nghiên cứu cái này có mục đích gì không? Hay chỉ để câu bài và làm cho nhiều người để ý đến diễn đàn? Theo anh em nên "thu phí" của bác BA vì em đã có tác động rất tốt đến diễn đàn!
          Cũ người mới ta!

          Comment


          • #6
            GAL - PAL - CPLD - FPGA là gì vậy các anh >
            nó có giống mcu ko các anh ?
            em coi bài tren nhưng ko hỉu cho lém

            có phải cái này ko ạ ?

            http://images.google.com.vn/images?q=cpld&hl=vi
            Hok mang bút sao ký dc !

            Comment


            • #7
              GAL - PAL - CPLD - FPGA Nơi trao đổi các vấn đề liên quan đến kỹ thuật mạch G

              đề tài này bác Minh Hà có hướng dẫn đủ cả, mình ờ TP.HCM mua kít của MH về thực hành luyện 1 tháng là ok làm được gom 37 ic số vào 1 chip CPLD minh nghĩ lập trình phần cứng VHDL quá hay sử lý tốc độ cao 89,AVR,pic chao thua đề nghị bác MH hỗ trợ anh em nhiều hơn nữa để diện tử VN phát triển nhanh hơn. Về tài liệu việt có thể tham khảo 1 "lập trình ASIC" của bác Tống Văn On ĐHBK TP.HCM
              2 "Ngôn ngữ VHDL để thiết kế vi mạch" tác giả Nguyễn Quốc Tuấn ĐHBK TP.HCM
              Last edited by erom; 20-10-2006, 00:12.

              Comment


              • #8
                Lớp học FPGA

                Mình mới tham dự học FPGA do viện vật lý tổ chức và biết được khá nhiều, thật sự với sinh viên mình khái niệm về PFGA còn khá mới nhưng trên thế giới thì đã phát triển từ những thập niên 80 rồi. Các anh các chị ở viện Vật Lý tổ chức lớp học này nhằm mục đích giới thiệu công nghệ mới này với chúng ta,chúng tôi được học lý thuyết, thực hành trực tiếp luôn .Nếu như học ở trường tôi chắc rằng chỉ một số ít quan tâm đến nó thì tự mày mò đọc thôi chứ các thầy cô cũng không có giáo trình và dạy môn này cho chúng ta đâu. Trong tương lai FPGA sẽ phổ biến như VĐK vậy, trong khoảng thời gian gần nhất có lẽ các anh chị trong viện vật lý sẽ tổ chức lớp học nữa đấy, bạn chịu khó tìm thông tin trên mạng sẽ có thông báo đấy .

                Comment


                • #9
                  Bạn Coco có thể truyền đạt lại cho mình những gì bạn biết về những kiến thức bạn học hôm đó không, vì tôi đã liên lạc trực tiêp với viện vật lý theo số điênthoaij ghi trong file.doc mà không được.
                  Nhân tiện cũng xin hỏi các bác,quá trình cấu hình bên trong FPGA như thế nào, và khi cấu hình lại thì sẽ ra sao để xóa đi cấu hình cũ.

                  Và sau khi cấu hình thì có phải FPGa sẽ y như một bảng mạch gồm nhiều ic số tích hợp trong một chip ko?
                  Mong sớm được các bác giải đáp.

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  thaithutrang Tìm hiểu thêm về thaithutrang

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X