Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đi sâu về tìm hiểu về RS485, những câu hỏi khó trả lời

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Tín hiệu là vi sai . Hiệu của điện áp trên 2 dây so với đất chung tạo thành mức tín hiệu. Cái đó là nguyên tắc chung chứ không phải là tiết kiệm. Nếu thêm dây nguồn hoặc mát chẳng qua là chống nhiễu.

    2 con diode hay zener chỉ là giới hạn áp ngưỡng, nguyên lý thông thường.
    Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

    Comment


    • #17
      Theo mình biết thì RS485 là vi sai. Cáp dùng là cáp xoắn, nghĩa là nếu có nhiễu thì cả hai dây đều bị nhiễu, khi đó hiệu điện thế của hai đầu dây cũng không bị ảnh hưởng.
      Do đó có thể bỏ đi dây mass. Không biết các bạn nghĩ sao?

      Comment


      • #18
        Hoàn toàn có thể bỏ dây GND, tôi đã lắp nhiều project, và chẳng dùng dây gnd bao giờ. Đúng như các bạn nói, các IC driver có lối vào vi sai, và ưu điểm của RS485 so với 1 chuân khác như RS232 là ở chỗ đó.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi thaithutrang
          1-Hiện nay có 2 loại IC driver cho RS485 thông dụng có bán ở Hàng Trống, Nhật Tảo là DS75176 và MAX485. Giá của MAX485 thì đắt hơn nhiều so với DS75176. Cả 2 con này đều có thể làm tốt mạng vật lý RS485 32 node. Vậy tại sao? mong các anh giải thích dùm em với. Em dốt lắm...hihi... mong các anh tương trợ
          Cái này theo tôi được biết 75176 của hàng trống bán tiêu thụ nguồn lớn 150mA còn MAX485 thi tiêu thụ chỉ 0.5mA là khác nhau chủ yếu ngoài ra còn do yếu tố người bán cũng như mức độ hiếm của IC trên thị trường. Khác nhau về nguồn tùy từng ứng dụng cụ thể mà phải cần thiết dùng loại nào nếu sử dụng nguồn ngoài cho mạch thì không vấn đề gì còn sử dụng nguồn trong thì cần phải chú ý đến khả năng cung cấp của nguồn trong. Ví dụ trước kia bài học xương máu của tôi là sử dụng 75176 hàng trống để làm cáp PPI truyền thông cho PLC S7-200 thì nổ cổng sau này mới biết là do quá tải nguồn. Nếu bạn nào có ý định làm cáp PPI thì không nên sử dụng 176 hàng Trống vì tiêu thụ dòng quá lớn nên sử dụng MAX485.

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi thaithutrang
            Hihi... nếu bỏ dây GND chung của hệ thống, nghĩa là truyền chỉ dùng có 2 dây thì có nguy hại gì đến hệ thống không các anh nhỉ? Hay là ta bớt đi dây đó để tiết kiệm?
            Linh kiện giống như 2 con diot zener ngược đầu, một số tài liệu người ta ghi giống như con diac. Nó là con bảo vệ quá áp, vậy nó hoạt động ra sao? nếu quá áp chuyện gì xảy ra? một số thông số kỹ thuật chủ yếu của nó là gì trong ứng dụng này? và mua nó ở đâu tại VN cũng như trên các site trên mạng?
            Hihi.. khó quá
            Cái GND đó là GND bảo vệ (tức là dùng cho các mục đích bảo vệ quá áp, chống tĩnh điện ....) chứ không phải là GND làm việc, nó tương tự như chấu giữa của nguồn PC vậy mà.
            Linh kiện dùng để bảo vệ quá áp thường ký hiệu là VDR (voltage depent resistor) hay MOV (metal-oxide varistor) hoạt động trên nguyên tắc giảm điện trở hoặc bị đánh thủng khi điện áp tăng đến 1 giá trị quy định, giá trị này chính là thông số kỹ thuật chủ yếu, với điện áp 220V thường chọn loại 260V.
            Imagine all the people
            Living life in peace...

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi thaithutrang
              Hihi... nếu bỏ dây GND chung của hệ thống, nghĩa là truyền chỉ dùng có 2 dây thì có nguy hại gì đến hệ thống không các anh nhỉ? Hay là ta bớt đi dây đó để tiết kiệm?
              Linh kiện giống như 2 con diot zener ngược đầu, một số tài liệu người ta ghi giống như con diac. Nó là con bảo vệ quá áp, vậy nó hoạt động ra sao? nếu quá áp chuyện gì xảy ra? một số thông số kỹ thuật chủ yếu của nó là gì trong ứng dụng này? và mua nó ở đâu tại VN cũng như trên các site trên mạng?
              Hihi.. khó quá
              Nguyên văn bởi toymaker
              Cái GND đó là GND bảo vệ (tức là dùng cho các mục đích bảo vệ quá áp, chống tĩnh điện ....) chứ không phải là GND làm việc, nó tương tự như chấu giữa của nguồn PC vậy mà.
              Linh kiện dùng để bảo vệ quá áp thường ký hiệu là VDR (voltage depent resistor) hay MOV (metal-oxide varistor) hoạt động trên nguyên tắc giảm điện trở hoặc bị đánh thủng khi điện áp tăng đến 1 giá trị quy định, giá trị này chính là thông số kỹ thuật chủ yếu, với điện áp 220V thường chọn loại 260V.
              3T hỏi về transient protection diode, bác lại giải thích nó là VDR hay MOV.

              MOV là MOV, còn transient protection diode là transient protection diode (linh kiện bán dẫn).

              Thân,
              Biển học mênh mông, sức người có hạn

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi namqn
                3T hỏi về transient protection diode, bác lại giải thích nó là VDR hay MOV.

                MOV là MOV, còn transient protection diode là transient protection diode (linh kiện bán dẫn).

                Thân,
                Trong 1 số ứng dụng DC-DC converter, ví dụ input trong khoảng 18-33VDC luôn duy trì output là 24VDC thì Transient protection diode sẽ cắt tất cả các xung áp đầu vào lớn hơn 33VDC như vậy sẽ giữ điện áp đầu vào trong một tầm an toàn cho mạch converter. Còn nguyên tắc hoạt động thì em nghĩ nó giống như zener. Các bác nghĩ sao?

                http://www.wartsila.com/Wartsila/doc...ge_control.pdf
                Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
                Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi thaithutrang
                  1-Hiện nay có 2 loại IC driver cho RS485 thông dụng có bán ở Hàng Trống, Nhật Tảo là DS75176 và MAX485. Giá của MAX485 thì đắt hơn nhiều so với DS75176. Cả 2 con này đều có thể làm tốt mạng vật lý RS485 32 node. Vậy tại sao? mong các anh giải thích dùm em với. Em dốt lắm...hihi... mong các anh tương trợ
                  Giá ở Nhật Tảo 2 con này là bao nhiêu hả các bác? em ở xa nên muốn mua hay bị ép giá lắm.
                  Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
                  Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

                  Comment


                  • #24
                    Con như diode là con bảo vệ transient protection diode . Nó thường ít khi đứng 1 mình. Trong mạch tín hiệu thì có thể đứng 1 mình ( trên cáp PC/PPI của longimi post hình có 2 con này). Trong mạch công suất thì nối tiếp với 2 con polyswitch nữa. Khi quá điện áp nó hoạt động giống zener nhưng tốc độ nhanh hơn zener nhiều. Với mạch công suất khi đó polysitch đồng thời hoạt động. Lúc bình thường R của polyswitch cỡ 10 ôm khi hoạt động nó tăng lên đến vài trăm K ôm.như vậy làm cho điện áp trên TPD giảm đáng kể và bảo vệ cho tải phía sau.
                    PVT có loại có khả năng phục hồi và có loại không.
                    Loại này chịu được dòng rất cao. Có con chịu dòng xung 8uS lên đến KA.
                    Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                    Biến tần
                    Máy giặt
                    Lò vi sóng
                    Bếp từ.
                    Tủ lạnh.
                    Điều hòa

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    thaithutrang Tìm hiểu thêm về thaithutrang

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X