Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phần cứng cho PLC- chúng ta cùng thiết kế

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Cái vài chục V của bạn 2 con R5,R6 là được rồi. Chẳng qua cái nguồn SW có bộ lọc EMI. Nó cái tụ 102 giữa AC và GND DC. cái R5 và R6 cũng đủ bảo vệ rồi. Nếu không có thì hơi nguy hiểm.
    Bạn làm ở phân xưởng mà để lệch vài chục V là làm liều. Cẩn thận không đi tù nếu bạn là người thiết kế hệ thống đó.
    Nếu PC và PLC mà khác GND đến 100V thì bạn sẽ ra sao khi sờ vào vỏ PC.
    Chỉ bảo vệ được PC/PPI chứ không bảo vệ cho người sử dụng chúng.
    An toàn tuyệt đối thì dùng OPTO và nguồn cách ly.
    Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

    Biến tần
    Máy giặt
    Lò vi sóng
    Bếp từ.
    Tủ lạnh.
    Điều hòa

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi MinhHa
      Bạn làm ở phân xưởng mà để lệch vài chục V là làm liều. Cẩn thận không đi tù nếu bạn là người thiết kế hệ thống đó.
      Không dám ạ, em chỉ cắm cái thêm cái mạch của em lên đó thôi, gửi nó lên đó kiếm ít tiền. Mạch của em có cách ly hoàn toàn.

      Nguyên văn bởi MinhHa
      Nếu PC và PLC mà khác GND đến 100V thì bạn sẽ ra sao khi sờ vào vỏ PC.
      Giật tung người chứ sao.


      Nguyên văn bởi MinhHa
      Chỉ bảo vệ được PC/PPI chứ không bảo vệ cho người sử dụng chúng.
      An toàn tuyệt đối thì dùng OPTO và nguồn cách ly.
      Cái này thì ai chẳng biết
      -------------------

      Comment


      • #33
        Thêm một file ảnh minh họa cho khí thế (xem cho vui).
        Attached Files

        Comment


        • #34
          To Longimi
          Chân 2 và chân 9 của cổng 485 trên PLC để làm gì vậy. Mình không biết nhiều về PLC. Có phải để handsharking phải không?
          Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

          Biến tần
          Máy giặt
          Lò vi sóng
          Bếp từ.
          Tủ lạnh.
          Điều hòa

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi MinhHa
            To Longimi
            Chân 2 và chân 9 của cổng 485 trên PLC để làm gì vậy. Mình không biết nhiều về PLC. Có phải để handsharking phải không?
            Có sơ đồ cụ thể không anh?

            À, còn về giắc chuyên dụng để tiếp GND trước có thể mua ở đâu hả anh? Việt Nam có đâu bán không ạ?

            Em thấy module RS485 trên wedsite của anh chỉ có 2 lối ra thôi, vậy chân GND ở đâu? chuẩn RS485 cần vỏ bọc GND để tích thoát nhiễu. Ngoài ra cũng chưa thấy điện trở đầu cuối? Anh có thể post sơ đồ của anh lên đây được không? anh tham khảo một số sch về RS485 chưa? vì em thấy chưa thật hợp lý lắm.

            Comment


            • #36
              Cái giắc đó nhập từ TICO.
              Cái RS485 MH làm mạch đó chỉ để thí nghiệm truyền thông 485 không phải cho CN.
              Đây là mạch định làm cho PLC. Mới được 30% của PLC nên post tạm mạch 485.
              Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

              Biến tần
              Máy giặt
              Lò vi sóng
              Bếp từ.
              Tủ lạnh.
              Điều hòa

              Comment


              • #37
                Cái này hình như em bit !!!

                Nguyên văn bởi MinhHa
                To Longimi
                Chân 2 và chân 9 của cổng 485 trên PLC để làm gì vậy. Mình không biết nhiều về PLC. Có phải để handsharking phải không?
                Chân 9 không dùng anh ah .Còn chân 2 cấp 24VDC cho PPI .

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi MinhHa
                  To Longimi
                  Chân 2 và chân 9 của cổng 485 trên PLC để làm gì vậy. Mình không biết nhiều về PLC. Có phải để handsharking phải không?
                  Chân 2 và 7 là chân cấp nguồn 24VCD chân 3 và 8 là 2 chân data. Một vài hình ảnh về PLC 214 và cáp PPI multi-master. MH xem co chiến được không
                  Attached Files

                  Comment


                  • #39
                    Và PLC 224 nhân của nó là cái gì thì chưa rõ. hình 2553 là bo Đktt hinh 2555 là bo ngoại vi onboard.
                    To TTT cho hỏi con điện trở xanh kí hiệu 0R0 là cái gì vậy để làm gì?
                    Attached Files

                    Comment


                    • #40
                      0R0 là điện trở 0 ôm. Nó thường để nối giữa 2 GND ví dụ DNG A và D. Hay một số trường hợp nó thay cho jumper. Vì khi design thì hay có nhiều options. Khi SX nó sẽ dùng R 0R0 để phân loại ra từng option.Một số khác thì thay cho cái cầu chì. Để bảo vệ chống ngắn mạch.

                      CPU224 mình đã vẽ lại SCH rồi. output dùng MOSFET 2915. Không có PLC dùng role output nên không vẽ cái này.
                      Thực tế hay dùng loại output kiểu gì?

                      cái PC/PPI chắc là chế được. Trông hình nó cách ly bằng OPTO và co cái nguồn SW dùng lõi của PE để cách ly nguồn. Chắc là dùng ATMEGA để làm PWM cho nguồn qua transitor . Không thấy IC nguồn.

                      To longimi: Trông trên hình ảnh thì
                      2 con R 0R0 màu xanh để thay cho cầu chì bảo vệ. Nó nối với 2 con bảo vệ quá áp. Khi quá áp con bảo vệ hoạt động và làm đứt cái R 0R0. mình đoán thế.
                      Cái cáp này dư sức làm y chang. Và cũng nên làm y chang vì nó đã tối ưu lắm rồi. Có chăng thay linh kiện chỉ giảm không đáng kể. Chỉ thay con AT bằng con PIC cũng được.

                      Làm sao để mượn được 1 ngày nhỉ.
                      longimi cho xin số DT hay email
                      Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                      Biến tần
                      Máy giặt
                      Lò vi sóng
                      Bếp từ.
                      Tủ lạnh.
                      Điều hòa

                      Comment


                      • #41
                        Hi, có bác nào ở SG cho mượn vài con PLC hỏng được không?

                        Xin email về địa chỉ fxrteam@gmail.com
                        Last edited by qmk; 21-08-2006, 16:24.
                        Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                        Comment


                        • #42
                          Cáp PC/PPI:
                          - RS485 là cổng thông tin Half-duplex. Bình thường nó ở chế độ nhận. Khi máy tính gửi một byte ở phần RS232 thì nó đổi chiều RS485 thành phát và gửi byte đó đi. Sau một thời gian ( bằng n lần thời gian truyền đi một byte, số n có thể xem trong tài liệu của SIEMENS) thì nó tự động chuyển về chế độ nhận. Vì lý do đo mà ta phải gạt dip-sw cho đúng với tốc độ và số bít/byte thì mới có thể truyền được.
                          - Mạch trên mạng đặt trời gian bằng RC do vậy chỉ truyền được ở một tốc độ ( có thể còn không truyền được vì sai thời gian).
                          - Các thiết bị thường không có đất chung, sự sai khác điện thế đất thấp thì gây ra nhiễu khi truyền, cao thì chết linh kiện. Các ly quang là tốt nhất vừa không hỏng thiết bị vừa an tonà cho người dùng. Nếu không cách ly để an toàn ta nhớ nối vỏ hai jack ( vỏ này luôn tiếp xúc trước tín hiệu) do đó sẽ tránh được hỏng thiết bị và sẽ truyền tốt hơn.

                          Comment


                          • #43
                            Thank hanoipho73.
                            Bạn có thể post vài tài liệu về vấn đề này được không. Tài liệu của SEIMENS về PC/PPI và nếu có thể thì các chuẩn giao thức giữa PLC và các modul mở rộng khác.
                            Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                            Biến tần
                            Máy giặt
                            Lò vi sóng
                            Bếp từ.
                            Tủ lạnh.
                            Điều hòa

                            Comment


                            • #44
                              - Làm phần cứng của PLC không khó. PLC trong thực tế ( đề cập đến PLC cấp thấp như S7-200) là một hệ uP nó gồm một con uP ( S7-200 đời cũ chạy một con 8032 thạch anh cỡ 40hay 80 MHz gì đó, bây giờ SIEMENS dùng con do nó SX nhưng vẫn là lõi 8051 thôi), bộ nhớ EEPROM, cổng thông tin ( RS232, RS485), các cổng vào ra ( số, tương tự), nguồn......Các cổng vào ra được thiết kế module hoá và có khả năng mở rộng ( mới làm thì không cần mở rộng cũng được vì thực tế có nhiều PLC không có khả năng mở rộng chỉ có CPU và các I/O trên nó thôi).Vấn đề chính là thiết kế, vẽ mạch in sao cho hoạt động tin cậy, ổn định mới là khó, đòi hỏi có kinh nghiệm.
                              - Phần mềm. Đầu tiên ta phải viết phần mềm hệ điều hành cho PLC nó quản lý các vào ra, giám sát hoạt động, truyền thông và thực thi chương trình ứng dụng. Phần này sẽ được nạp sẵn vào PLC.Sau đó ta viết chương trình dịch chạy trên máy tính ( chương trình này giống như MicroWin) nó sẽ dịch từ ngôn ngữ như STL, LAD, FBD ra mã máy để có thể nạp xuống PLC qua cổng thông tin....
                              Để làm được như vậy không đơn giản cần có vài người và đầu tư ngiêm túc nhưng không phải quá khó.
                              Để làm PLC đơn giản nhất tôi có gợi ý như sau:
                              - Thiết kế hệ uP với 8951, các đầu vào ra số ( vào thì phải ghép quang bằng opto và theo mức áp CN là 24V hay 220VAC, ra có thể dùng opto với Transistor cho ra 24 VDC hay Relay, opto triac cho 220 VAC). Cổng thông tin RS232 hay 485.
                              - Dùng phần mềm LadderWork viết chương trình điều khiển ( LadderWork viêt chương trình dưới dạng LAD như viết với PLC, dịch ra file .HEX) . Sau đó lấy file.hex dùng Programmer nạp vào 8951 cắm vào mạch chạy như PLC của người lớn luôn.
                              Đây là ví dụ tốt để bước đầu làm PLC và hiểu rõ PLC hoạt động ntn.
                              Bạn nào SV ĐHBK HN khoa Điện nếu có nhu cầu tìm hiểu và phát triển PLC từ uP thì hãy liên hệ với các thầy cô BM Kỹ thuật đo và THCN ĐHBK HN các thầy, cô sẵn sàng giúp đỡ.

                              Comment


                              • #45
                                Thank hanoipho73
                                bạn có biết chính xác con CPU của 224 không nó là con gì? có datasheet của nó không?
                                nếu có giao thức truyền thông của PLC và IO bên ngoài thì hay quá. Vì ý định là làm PLC có thể tương thích với PLC của SEIMENS.
                                Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                                Biến tần
                                Máy giặt
                                Lò vi sóng
                                Bếp từ.
                                Tủ lạnh.
                                Điều hòa

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thaithutrang Tìm hiểu thêm về thaithutrang

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X