Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đố vui về PIC, các câu đố cực vui và cực hay... hehe..

Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • -Đo điện áp dùng chân AN0.
    Có thể xuất ra mức áp khác nhau tại chân TIP. Bởi vậy:
    -Tạo được các dạng sóng khác nhau tại đó.
    -Đo được điện trở bằng cách xuất điện áp ra tại chân TIP, đo áp thực tế tại đây-->R? và có thể tahy đổi thang đo
    -Tương tự--> đo được C = cách đo thời gian nạp.
    -------------------

    Comment


    • xem chi tiet ve Super Probe tai day
      http://members.cox.net/berniekm/super.html

      Comment


      • Hay quá cảm ơn bác, tại trong máy em lúc dọn rác thấy có cái này mà không có được code của chương trình. Cảm ơn nhiều. Cái này hay thiệt là hay. Phải công nhận họ quá giỏi.
        Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
        CallerID, Cảnh báo BTS, ...
        0988006696
        linhnc308@gmail.com
        http://linhnc308.blogspot.com

        Comment


        • Một câu đố khác về vi điều khiển

          Em cũng có một câu đố tiết kiệm chân cho vi điều khiển:
          Thiết kế 16 phím ấn chỉ dùng:
          + Duy nhất 1 chân có chức năng ADC >=8 bit.
          + Số điện trở <10 điện trở
          + 16 nút ấn.

          Ngoài ra ko thêm bất cứ linh kiện nào ngoài vi điều khiển và các linh kiện đi kèm để vdk có thể hoạt động được(thạch anh, nguồn...).

          Comment


          • khà khà,,,, bạn này là nữ mà cũng ra được câu đố chứng tỏ là siêu nữ cao thủ rồi.

            Tớ đoán bạn dùng 9 điện trở nối tiếp nhau từ Vcc xuống GND. chân lấy vào VĐK là ở giữa điện trở R0 và R1 (thực ra là dùng một điện trở kéo lên VCC)
            Vcc - R0 - (0) - R1 - R2 - R3 - R4 - ..........- R8 - GND
            Chân vào VĐK lấy ở (0)
            8 công tắc sẽ lần lượt ngắn mạch R1 đến R8.
            7 công tắc còn lại sẽ ngắn mạch từng cặp (R1-R2), (R2-R3), ......... (R7-R8)
            1 công tắc ngắn mạch (0) với GND.
            Vậy đủ 16 công tắc rồi nhé.
            Về điện trở thì chọn R1 = 1k, R2=2k, R3=4k, R4=5k, R5=7k, R6=8k, R7=10k,R8=11k. R0 thì lấy đủ lớn là được 5,6k chẳng hạn.
            Chọn bao nhiêu thì chọn miến sao kô có một điện trở nào = tổng của 2 điện trở kề nhau.
            Nhược điểm của phương pháp là lúc nào cũng có một dòng rò từ Vcc ->>> GND
            Okie chưa bạn Trang?
            Thực ra nếu biết chọn khéo các điện trở thì có thể làm nhiều nút ấn hơn con số 16 đấy bạn ạ. Vì bạn có thể có thêm công tắc ngắn mạch 3 điện trở, 4 điện trở, 5 điện trở....... nhưng càng nhiều lại càng khó chọn điện trở và giá trị điện áp vào analog lúc này lại sát nhau, dế bị nhiễu giữa các trạng thái nút ấn.
            Chả biết có đúng ý đồ của bạn Trang kô nữa.
            AFH
            Last edited by AFH; 04-01-2006, 23:48.

            Comment


            • bằng cách chọn R1=1k, R2=2k, R3=4k, R4=5k, R5=8k, R6=10k, R7=14k, R8=21k. Thì ta có thể tạo được 36 nút ấn cơ đó. Tất nhiên các mức độ điện áp hơi sát nhau.
              AFH

              Comment


              • Nguyên văn bởi AFH
                bằng cách chọn R1=1k, R2=2k, R3=4k, R4=5k, R5=8k, R6=10k, R7=14k, R8=21k. Thì ta có thể tạo được 36 nút ấn cơ đó. Tất nhiên các mức độ điện áp hơi sát nhau.
                AFH
                Để tăng thêm độ khó cho các anh:
                1-Phát hiện và bắt được phím ngay cả trường hợp 2 phím cùng ấn một lúc. Ví dụ phím 1 & 3 ấn thì nó cũng phát hiện và giải mã ra được trường hợp này.
                2-Các giá trị điện trở dễ kiếm và biểu thức tính toán cũng rất dễ tính như điện trở ấy...
                3-Mạch điện pcb cũng rất dễ vẽ.
                Em chỉ cần 16 phím thôi, nhiều hơn cũng có thể đc nhưng gây sai số do điện trở sai số 5%.

                Comment


                • To thaithutrang
                  Hy vọng là trả lời được câu đố của em. Tuy nhiên còn một vấn đề thelam vẫn chưa nghĩ ra để detect được cả 2 key trường hợp nếu cả hai key đều nằm phía trên hay đều nằm phía dưới (key1 + key2... hay key9 + key10...xem hình) thì chỉ có một key được detect (key nào cho giá trị ADC lớn hơn). Còn trong trường hợp một bất kỳ key ở trên và một key ở dưới thì đều có thể detect được (key combination: key1 + key9, key1 + key10....). Code thì thelam nghĩ dùng LUT (look up table) là nhanh nhất bằng cách tính các giá trị của tổ hợp phím dựa trên giá trị của các điện trở. Cái này thelam chưa test thử nên không dám chắc, nếu có gì sai sót mong được các cao nhân chỉ điểm thêm cho để tại hạ được mở rộng tầm mắt. Đa tạ, đa tạ.

                  Comment


                  • Có lẽ cách của anh Thelam thì có mấy lợi thế:
                    1-Dễ vẽ mạch in, check lỗi,rõ ràng.
                    2-Trị số linh kiện dễ kiếm và rất ít loại.

                    Nhưng:
                    -Chắc chắn vẫn ko detect được trường hợp cả 2 phím cùng phía được ấn, nếu cả 2 phím cùng phía ấn đông thời, nó sẽ ngắn mạch, nên phím sau sẽ vô giá trị. Ví dụ phím 10 và 11 được ấn đồng thời,(hoặc nút 10 ấn giữ, rồi ấn nút 11) thì nó chỉ bắt được phím 10 thôi.(2 nút ấn nhưng chỉ bắt đc 1 nút đứng trước cùng phía).
                    -Về phần mềm thì anh nói đúng, dùng kiểu bảng. Ngoài ra có thể dùng 2 mảng một mảng lưu trữ, ví dụ nút x thì:
                    v_min[x]=100
                    v_max[x]=120
                    và for (x=0;x< key_max;x++)//kể cả tổ hợp 2 nút ấn đồng thời
                    if(v_min[x]<vl,v_max[x])
                    {
                    Nút x được ấn, thoát khỏi for
                    }
                    Tất nhiên có thể dùng thuật toán chia đôi cung để tăng tốc(gần giông thuật toán lấy mẫu của adc xấp xỉ liên tiến). Chương trình có thể chạy nhanh hơn: =lô ga rit cơ số 2 của key_max lần.
                    Trường hợp 16 nút: key_max=16(nút đơn)+16*15/2(tổ hợp chập 2 cua 16)=16+120=136. Vậy chỉ mất 8 lần hỏi vòng.

                    Em vẫn chờ một đáp án hoàn hảo hơn.
                    Last edited by thaithutrang; 05-01-2006, 07:36.

                    Comment


                    • Nếu tổ hợp số lượng nút ấn nhiều như trên có lẽ phải dùng trở 5 vạch các anh nhỉ

                      Comment


                      • Phải chăng đáp án của bạn là một thiết kế kinh điển về analog gồm 9(4+4+1) điện trở mắc kiểu matrix 4*4 như ở một Appnote x?

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi BinhAnh
                          Phải chăng đáp án của bạn là một thiết kế kinh điển về analog gồm 9(4+4+1) điện trở mắc kiểu matrix 4*4 như ở một Appnote x?
                          Có anh nào trả lời được ngoài anh này nữa ko nhỉ? Thôi, em phải đố câu khó hơn đây, câu vừa rồi vẫn dễ:
                          Dùng một cổng(8 chân) của PIC hoặc AVR + và chỉ thêm một con linh kiện dễ kiếm,rẻ tiền khác(<=1000 đ), hãy tạo ra khoảng 22 mức điện áp khác nhau(ko cần tuyến tính lắm). Phương án này làm DAC có khi lại được đấy các anh nhỉ?
                          Em đố vậy chứ ko có ý gì đâu.

                          (Chú ý: nếu ghép một con DAC thì ko được vì: đắt hơn nữa lại phải thêm linh kiện phụ nữa nên càng không được)

                          Comment


                          • Mèng ơi, khó dữ quá ha. Hôm qua thì còn mấy anh trêu chọc, hôm nay các anh chạy đâu hết cả rùi.
                            Công nhận là khó.
                            -------------------

                            Comment


                            • Re

                              Ko biết cô bé này học được bí kíp gì mà lợi hại thế???

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi thaithutrang
                                Có anh nào trả lời được ngoài anh này nữa ko nhỉ? Thôi, em phải đố câu khó hơn đây, câu vừa rồi vẫn dễ:
                                Dùng một cổng(8 chân) của PIC hoặc AVR + và chỉ thêm một con linh kiện dễ kiếm,rẻ tiền khác(<=1000 đ), hãy tạo ra khoảng 22 mức điện áp khác nhau(ko cần tuyến tính lắm). Phương án này làm DAC có khi lại được đấy các anh nhỉ?
                                Em đố vậy chứ ko có ý gì đâu.

                                (Chú ý: nếu ghép một con DAC thì ko được vì: đắt hơn nữa lại phải thêm linh kiện phụ nữa nên càng không được)
                                Thậm chí tôi chẳng cần dùng vi sử lí làm cái gì cả , ra nhà bà LOAN BÉO ở trong chợ mua con trở chuyển mức , có 1000 đồng , có tận tới 32 thang chứ không phải 22 mức nha.

                                Còn ở đây đang nói về PIC , tại hạ chắc kém cái này lắm nhưng chỉ dùng một port thì lãng phí quá , ý của bạn thutrang là đưa 22 mức này ra dùng cả 8 chân ( port ) hay chỉ dùng 1 chân ??? Để tại hạ giải tiếp.
                                Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                CHIBANG Tìm hiểu thêm về CHIBANG

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X