Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Đố vui về PIC, các câu đố cực vui và cực hay... hehe..
Hôm qua sinh nhật PIC bang, thế mà tại hạ không hề biết. Vậy cáo lỗi với đồng đạo PIC bang một câu đố:
Với PIC12/16, hãy tạo một module phần mềm đếm thời gian sao cho đảm bảo các yếu tố sau:
1-Không dùng thêm thạch anh ngoài thạch anh dao động của chủ.
2-Còn sai số hiển thị có thể lớn hơn tẹo, nhưng sai số tích lũy coi như gần bằng sai số của thạch anh. Nghĩa là đếm cả năm cũng ko gây sai số đáng kể.
3-Chương trình có thể có nhiều ngắt
Xin mời quý vị thưởng thức
Câu đố này tiểu đệ đã nghĩ ra ngay từ đầu nhưng không nghĩ là nó đơn giản vậy. Anh BinhAnh nói em mới biết đó là phương án đúng.
Ngoài cách đó, em còn nghĩ ra một số cách "trên trời dưới biển" nhưng đều có sai số. Vậy em không tham gia câu đố này.
Không tham gia cái trên, nhưng có cái câu đố con con: Trong một ứng dụng em cần rất nhiều bộ A/D thậm chí bằng số chân IO của PIC - 1, vậy có đại hiệp nào giúp em được chăng ?
Nếu không yêu cầu tốc độ cao thì có thể dùng IC chuyển mạch analog kiểu 4051 hoặc tương tự để dồn các lối vào analog trước khi đi vào chân A/D của PIC.
Nếu không yêu cầu tốc độ cao thì có thể dùng IC chuyển mạch analog kiểu 4051 hoặc tương tự để dồn các lối vào analog trước khi đi vào chân A/D của PIC.
Không chấp nhận dồn kênh, hay bất cứ cách nào dồn vào 1 chân ADC. Nếu dùng cách này thì số lượng không thể tin được...
Mà con dồn kênh là con CD4052 chứ anh !
Chú Hoà cho thêm điều kiện đi, ví dụ: dùng PIC gì, PIC đó có adc ko? có cần thêm linh kiện phụ ko? chất lượng ADC thế nào? bao nhiêu bit...
CD4051/52 là các chuyển mạch analog cả thôi.
Chú Hoà cho thêm điều kiện đi, ví dụ: dùng PIC gì, PIC đó có adc ko? có cần thêm linh kiện phụ ko? chất lượng ADC thế nào? bao nhiêu bit...
Phần lớn PIC làm được trò này, 87x cho phổ biến, PIC có hay không có ADC đều được, ADC 8 bit, không nhanh lắm.
Có dùng thêm linh kiện phụ chứ, nếu dùng hết thì chỉ cần 25K tiền linh kiện, với giá trị HN.
He he... hôm nọ đọc nhầm là 10K, chứ 25 K thì dễ rồi. Số linh kiện = (số I/o-1) comparator+ 1R+1C+ít điện trở nữa. Dùng comparator tích hợp 4 chip sẽ tiết kiệm tý tiền và mạch in
Hi hi... nên dùng 1 chân kiểu PWM để tối ưu hơn, vì dòng PIC16 thường có PWM.
Tiện thể đây em đố luôn 2 câu liên quan đến câu cua bạn PTH, những ai giải được câu của anh CB và bạn PTH thì giải tiếp 2 câu sau:
1-Giả sử chỉ có 1 adc(không dùng adc trong, hoặc PIC ko có tích hợp adc trong), vậy giải thuật nào để thời gian lấy mẫu nhanh nhất và đều nhất.
2-Giải pháp nào đơn giản nhất để tăng độ tin cậy của phép lấy adc trên(để khắc phục tình trạng điện áp nguồn không thật ổn định)
He he... hôm nọ đọc nhầm là 10K, chứ 25 K thì dễ rồi. Số linh kiện = (số I/o-1) comparator+ 1R+1C+ít điện trở nữa. Dùng comparator tích hợp 4 chip sẽ tiết kiệm tý tiền và mạch in
Hehe... không cần nhiều RC như vậy đâu !
PWM --> RC --> Comparator
Tất cả các compator chung một nguồn PWM đó.
Vậy số chân IO PIC-1 là 32 chân (dòng 16 loại 40 chân) ta cần 32 opam, vậy cần 8 chú opam. Ở HN mua loại này 3K như vậy là 8x3 là 24K. Trở loại 5 vạch 1% + tụ xịn là 1K. Như vậy là 25K vừa xinh.
1-Giả sử chỉ có 1 adc(không dùng adc trong, hoặc PIC ko có tích hợp adc trong), vậy giải thuật nào để thời gian lấy mẫu nhanh nhất và đều nhất.
2-Giải pháp nào đơn giản nhất để tăng độ tin cậy của phép lấy adc trên(để khắc phục tình trạng điện áp nguồn không thật ổn định)
Hai câu này có thể sử dụng nguyên lý của ADC loại tích phân hai sườn xung.
Thời gian lấy mẫu sườn lên (tích phân điện áp chuẩn) là đại lượng không đổi nên có thể cố định thời gian này, chỉ cần tính sườn xuống.
Ý 2 hơi chuối hơn, một số ADC Dual Slope có bộ tạo Vref trong.
Hoặc dùng mạch cầu để đo, không nhớ là em đã biến đổi kiểu gì mà biểu thức thu được của ADC dùng mạch cầu bị triệt tiêu mất Vref. Để xem lại !
Nhanh nhất cơ mà loại dual slope lấy mẫu chậm lắm...
Mà 3T muốn hỏi về giải thuật. Chẳng hiểu 3T muốn hỏi về loại ADC nào nữa chắc là "loại thường".
Để tăng độ ổn định ADC cần tăng độ ổn cho Vref?
Hehe... không cần nhiều RC như vậy đâu !
PWM --> RC --> Comparator
Tất cả các compator chung một nguồn PWM đó.
Vậy số chân IO PIC-1 là 32 chân (dòng 16 loại 40 chân) ta cần 32 opam, vậy cần 8 chú opam. Ở HN mua loại này 3K như vậy là 8x3 là 24K. Trở loại 5 vạch 1% + tụ xịn là 1K. Như vậy là 25K vừa xinh.
Ặc ặc, thì tui đã nói là 1R+1C rồi còn gì, còn cái câu 1 ít trở nữa thì chú phải tự hiểu là các comparator thông dụng thường là opencolector nên cần phải mắc điện trở, ví dụ: LM311/339/393....
Nếu dùng opam thì loại rail to rail rất khó kiếm nên người ta hay dùng con so sánh là vì thế đó
Ý 3T chắc ko phải vậy, vì đây đang đề cập đến ADC kiểu đặc biệt này cơ mà, mà cái này thì không có Vref chuẩn đâu. Bác qmk(lần này gọi bác cho lịch sự) cứ giải xong câu trên thì sẽ tự biết là adc loại gì.
ADC có mấy loại không loại này thì loại kia:
- Successive Approximation Converter (Loại thường)
- Dual Slope Integrating Converter
- Charge Balancing Converter
- Flash Converter
- Sigma-Delta Converter
Không biết CB còn loại 'đặc biệt' nào nữa.
1-Giả sử chỉ có 1 adc(không dùng adc trong, hoặc PIC ko có tích hợp adc trong), vậy giải thuật nào để thời gian lấy mẫu nhanh nhất và đều nhất.
2-Giải pháp nào đơn giản nhất để tăng độ tin cậy của phép lấy adc trên(để khắc phục tình trạng điện áp nguồn không thật ổn định)
Hai câu này có thể sử dụng nguyên lý của ADC loại tích phân hai sườn xung.
Thời gian lấy mẫu sườn lên (tích phân điện áp chuẩn) là đại lượng không đổi nên có thể cố định thời gian này, chỉ cần tính sườn xuống.
Bản thân biểu thức đầu ra của ADC loại Dual Slope không phụ thuộc Vref, nên tất nhiên ý 2 thỏa mãm.
Không biết đáp án của hiệp nữ 3T thế nào. Đáp án trên hi vọng là đúng
Nghe hơi lạ pth à.
Hình như trong Dual Slope phụ thuộc rất lớn vào Vref nữa thì phải.
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Xin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
Cho e hỏi là phần chân X thì nối cái j thì mạch mới chạy được ạ và kiểm tra đúng sai kiểu j ạ
Đề bài thiết kế mạch dãy đồng bộ nhận biết dãy tín hiệu vào ở dạng nhị phân được đưa liên tiếp ở đầu vào X và được đồng...
Comment