Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Đố vui về PIC, các câu đố cực vui và cực hay... hehe..
Hôm qua sinh nhật PIC bang, thế mà tại hạ không hề biết. Vậy cáo lỗi với đồng đạo PIC bang một câu đố:
Với PIC12/16, hãy tạo một module phần mềm đếm thời gian sao cho đảm bảo các yếu tố sau:
1-Không dùng thêm thạch anh ngoài thạch anh dao động của chủ.
2-Còn sai số hiển thị có thể lớn hơn tẹo, nhưng sai số tích lũy coi như gần bằng sai số của thạch anh. Nghĩa là đếm cả năm cũng ko gây sai số đáng kể.
3-Chương trình có thể có nhiều ngắt
Xin mời quý vị thưởng thức
Câu đố này tiểu đệ đã nghĩ ra ngay từ đầu nhưng không nghĩ là nó đơn giản vậy. Anh BinhAnh nói em mới biết đó là phương án đúng.
Ngoài cách đó, em còn nghĩ ra một số cách "trên trời dưới biển" nhưng đều có sai số. Vậy em không tham gia câu đố này.
Không tham gia cái trên, nhưng có cái câu đố con con: Trong một ứng dụng em cần rất nhiều bộ A/D thậm chí bằng số chân IO của PIC - 1, vậy có đại hiệp nào giúp em được chăng ?
Nếu không yêu cầu tốc độ cao thì có thể dùng IC chuyển mạch analog kiểu 4051 hoặc tương tự để dồn các lối vào analog trước khi đi vào chân A/D của PIC.
Nếu không yêu cầu tốc độ cao thì có thể dùng IC chuyển mạch analog kiểu 4051 hoặc tương tự để dồn các lối vào analog trước khi đi vào chân A/D của PIC.
Không chấp nhận dồn kênh, hay bất cứ cách nào dồn vào 1 chân ADC. Nếu dùng cách này thì số lượng không thể tin được...
Mà con dồn kênh là con CD4052 chứ anh !
Chú Hoà cho thêm điều kiện đi, ví dụ: dùng PIC gì, PIC đó có adc ko? có cần thêm linh kiện phụ ko? chất lượng ADC thế nào? bao nhiêu bit...
CD4051/52 là các chuyển mạch analog cả thôi.
Chú Hoà cho thêm điều kiện đi, ví dụ: dùng PIC gì, PIC đó có adc ko? có cần thêm linh kiện phụ ko? chất lượng ADC thế nào? bao nhiêu bit...
Phần lớn PIC làm được trò này, 87x cho phổ biến, PIC có hay không có ADC đều được, ADC 8 bit, không nhanh lắm.
Có dùng thêm linh kiện phụ chứ, nếu dùng hết thì chỉ cần 25K tiền linh kiện, với giá trị HN.
He he... hôm nọ đọc nhầm là 10K, chứ 25 K thì dễ rồi. Số linh kiện = (số I/o-1) comparator+ 1R+1C+ít điện trở nữa. Dùng comparator tích hợp 4 chip sẽ tiết kiệm tý tiền và mạch in
Hi hi... nên dùng 1 chân kiểu PWM để tối ưu hơn, vì dòng PIC16 thường có PWM.
Tiện thể đây em đố luôn 2 câu liên quan đến câu cua bạn PTH, những ai giải được câu của anh CB và bạn PTH thì giải tiếp 2 câu sau:
1-Giả sử chỉ có 1 adc(không dùng adc trong, hoặc PIC ko có tích hợp adc trong), vậy giải thuật nào để thời gian lấy mẫu nhanh nhất và đều nhất.
2-Giải pháp nào đơn giản nhất để tăng độ tin cậy của phép lấy adc trên(để khắc phục tình trạng điện áp nguồn không thật ổn định)
He he... hôm nọ đọc nhầm là 10K, chứ 25 K thì dễ rồi. Số linh kiện = (số I/o-1) comparator+ 1R+1C+ít điện trở nữa. Dùng comparator tích hợp 4 chip sẽ tiết kiệm tý tiền và mạch in
Hehe... không cần nhiều RC như vậy đâu !
PWM --> RC --> Comparator
Tất cả các compator chung một nguồn PWM đó.
Vậy số chân IO PIC-1 là 32 chân (dòng 16 loại 40 chân) ta cần 32 opam, vậy cần 8 chú opam. Ở HN mua loại này 3K như vậy là 8x3 là 24K. Trở loại 5 vạch 1% + tụ xịn là 1K. Như vậy là 25K vừa xinh.
1-Giả sử chỉ có 1 adc(không dùng adc trong, hoặc PIC ko có tích hợp adc trong), vậy giải thuật nào để thời gian lấy mẫu nhanh nhất và đều nhất.
2-Giải pháp nào đơn giản nhất để tăng độ tin cậy của phép lấy adc trên(để khắc phục tình trạng điện áp nguồn không thật ổn định)
Hai câu này có thể sử dụng nguyên lý của ADC loại tích phân hai sườn xung.
Thời gian lấy mẫu sườn lên (tích phân điện áp chuẩn) là đại lượng không đổi nên có thể cố định thời gian này, chỉ cần tính sườn xuống.
Ý 2 hơi chuối hơn, một số ADC Dual Slope có bộ tạo Vref trong.
Hoặc dùng mạch cầu để đo, không nhớ là em đã biến đổi kiểu gì mà biểu thức thu được của ADC dùng mạch cầu bị triệt tiêu mất Vref. Để xem lại !
Nhanh nhất cơ mà loại dual slope lấy mẫu chậm lắm...
Mà 3T muốn hỏi về giải thuật. Chẳng hiểu 3T muốn hỏi về loại ADC nào nữa chắc là "loại thường".
Để tăng độ ổn định ADC cần tăng độ ổn cho Vref?
Hehe... không cần nhiều RC như vậy đâu !
PWM --> RC --> Comparator
Tất cả các compator chung một nguồn PWM đó.
Vậy số chân IO PIC-1 là 32 chân (dòng 16 loại 40 chân) ta cần 32 opam, vậy cần 8 chú opam. Ở HN mua loại này 3K như vậy là 8x3 là 24K. Trở loại 5 vạch 1% + tụ xịn là 1K. Như vậy là 25K vừa xinh.
Ặc ặc, thì tui đã nói là 1R+1C rồi còn gì, còn cái câu 1 ít trở nữa thì chú phải tự hiểu là các comparator thông dụng thường là opencolector nên cần phải mắc điện trở, ví dụ: LM311/339/393....
Nếu dùng opam thì loại rail to rail rất khó kiếm nên người ta hay dùng con so sánh là vì thế đó
Ý 3T chắc ko phải vậy, vì đây đang đề cập đến ADC kiểu đặc biệt này cơ mà, mà cái này thì không có Vref chuẩn đâu. Bác qmk(lần này gọi bác cho lịch sự) cứ giải xong câu trên thì sẽ tự biết là adc loại gì.
ADC có mấy loại không loại này thì loại kia:
- Successive Approximation Converter (Loại thường)
- Dual Slope Integrating Converter
- Charge Balancing Converter
- Flash Converter
- Sigma-Delta Converter
Không biết CB còn loại 'đặc biệt' nào nữa.
1-Giả sử chỉ có 1 adc(không dùng adc trong, hoặc PIC ko có tích hợp adc trong), vậy giải thuật nào để thời gian lấy mẫu nhanh nhất và đều nhất.
2-Giải pháp nào đơn giản nhất để tăng độ tin cậy của phép lấy adc trên(để khắc phục tình trạng điện áp nguồn không thật ổn định)
Hai câu này có thể sử dụng nguyên lý của ADC loại tích phân hai sườn xung.
Thời gian lấy mẫu sườn lên (tích phân điện áp chuẩn) là đại lượng không đổi nên có thể cố định thời gian này, chỉ cần tính sườn xuống.
Bản thân biểu thức đầu ra của ADC loại Dual Slope không phụ thuộc Vref, nên tất nhiên ý 2 thỏa mãm.
Không biết đáp án của hiệp nữ 3T thế nào. Đáp án trên hi vọng là đúng
Nghe hơi lạ pth à.
Hình như trong Dual Slope phụ thuộc rất lớn vào Vref nữa thì phải.
Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....
Mọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
Nhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
Bạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...
Comment