Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
đó có phải là vấn đề lập trình đúng không bác.em cũng rất thích học món này ,chỉ có điếu la trường học ở VN chưa có điều kiện thực hành mà chỉ học trên lí thuyết,việc một số công ty VN sx IC em thấy rất hấp dẫn, nhưng theo tình hình chung của nước ta thì vẫn còn rất ít chuyên gia trong vấn đề này.bác có biết công ty đó chỉ thiết kế mô hình hay là sx vậy?
Lập trình thì chỉ đối với IC số.Nhìn chung các công ty IC số có xu hướng phát triển mạnh hơn ở VN, nhưng chủ yếu là gia công cho nước ngoài và không biết đã làm chủ công nghệ đến đâu.
Nói đến IC là phải nói đến thiết kế từ những phần tử cơ bản như CMOS hay bipolar.Cái này gọi là IC tương tự và tất nhiên không thể thiếu các khối logic làm chức năng điều khiến.VN đã làm được IC , sao ĐTVN không vào cuộc nhỉ?
Sao bác snowPnSahara lại nói các công ty VN chủ yếu gia công cho nước ngoài .
Thực tế thì họ đã chế tạo được các IC của riêng mình, nghe nói chỗ công ty anh Hoàng thiết kế IC nguồn rất thành công ,bây giờ đang nhận rất nhiều đơn đặt hàng của SONY,SAMSUNG ... đấy .Nói chung VN ta có thể làm được tất cả vì dân VN thông minh nhất thể giới mà (em trích dẫn lời của thầy Quốc Trung trưởng khoa ĐTVT_ĐHBKHN)
Sao bác snowPnSahara lại nói các công ty VN chủ yếu gia công cho nước ngoài .
Thực tế thì họ đã chế tạo được các IC của riêng mình, nghe nói chỗ công ty anh Hoàng thiết kế IC nguồn rất thành công ,bây giờ đang nhận rất nhiều đơn đặt hàng của SONY,SAMSUNG ... đấy .Nói chung VN ta có thể làm được tất cả vì dân VN thông minh nhất thể giới mà (em trích dẫn lời của thầy Quốc Trung trưởng khoa ĐTVT_ĐHBKHN)
Bác snowPnSahara nói đúng rồi,Việt Nam chủ yếu gia công cho nước ngoài,thiết kế xong gửi qua nước ngoài sản xuất thành phẩm,một fab tốn cả tỷ$,đợi đến lúc nào Việt Nam mới có nhỉ .Nói chung công nghệ của Việt Nam đang nằm ở thời kì đồ đá.
Ừ,tự sướng đi,người Việt Nam thông minh nhất thế giới,cái gì cũng làm được .Đúng là chó khen mèo dài đuôi.Hài vãi.Chịu khó nhìn thẳng vào sự thật đi bạn ơi.
Người Việt Nam thông minh hay không tôi không biết nhưng chuyện thiết kế IC không có gì là lạ và làm nó không dễ nhưng không quá khó. Cái khó chính là việc sản xuất IC. Nhiều người lầm tưởng là thiết kế và sản xuất là 1. Thực ra nó chênh nhau rất nhiều về trình độ.
Mình nghe nói là bây giờ người ta dùng CPLD và FPGA để thiết kế nên các IC. Nếu đúng như vậy thì tại sao chúng ta không thành lập nên một box cho lĩnh vực thiết kế IC số dùng CPLD (FPGA). Ngôn ngữ là VHDL, Veilog hay là ABEL-HDL đều được, ai biết ngôn ngữ nào thì post các bài thực hiện lên để mọi người học hỏi và rút kinh nghiệm.
Vài ý kiến tham gia cùng các Bác
Người Việt Nam thông minh hay không tôi không biết nhưng chuyện thiết kế IC không có gì là lạ và làm nó không dễ nhưng không quá khó. Cái khó chính là việc sản xuất IC. Nhiều người lầm tưởng là thiết kế và sản xuất là 1. Thực ra nó chênh nhau rất nhiều về trình độ.
Mình nghe nói là bây giờ người ta dùng CPLD và FPGA để thiết kế nên các IC. Nếu đúng như vậy thì tại sao chúng ta không thành lập nên một box cho lĩnh vực thiết kế IC số dùng CPLD (FPGA). Ngôn ngữ là VHDL, Veilog hay là ABEL-HDL đều được, ai biết ngôn ngữ nào thì post các bài thực hiện lên để mọi người học hỏi và rút kinh nghiệm.
Vài ý kiến tham gia cùng các Bác
IC Design cũng chẳng phải thứ gì trên trời,mấy đứa bạn tôi,đang làm luận văn tốt nghiệp về IC Design đầy,từ IC số cho tới tương tự,nhưng cuộc đời không đẹp đâu,thiết kế xong mô phỏng để đó,lấy gì mà tạo ra thành phẩm,dân Việt Nam thiết kế font end,tụi tây nó làm back end cho,khác biệt về trình độ một trời một vực đó,đừng có nghĩ IC Design ở việt nam mà sang.
Việt Nam cũng có một số công ty IC Design đấy,thích thì vào làm nhân viên cho họ (khó vào chứ chẳng chơi),nhưng chỉ là bộc phát thôi,còn khuya mới trở thành hệ thống để gọi là nền công nghiệp.Học thứ này chủ yếu để nhận thức sâu hơn về bản chất phần cứng,chứ còn kiếm ăn ở Việt Nam thì ..xxx.Có người nói sau khi Intel vào VN sẽ kích thích nền công nghiệp bán dẫn vn phát triển,hãy đợi xem .
Đừng nhầm IC Design ở đây với FPGA,CPLD,khác nhau đấy.
Bảo đảm nếu mở box này sẽ toàn quạ đen tò mò vào xin tài liệu,đọc chán không hiểu không vào nữa,chứ chả có mấy ai thảo luận đâu(biết gì mà thảo luận nhỉ) -> mở box để ngắm cho đẹp diễn đàn.
Tí thấy VN mình cũng có nhiều công ty làm liên quan đến thiết kế IC đó chứ nhưng đa phần là các công ty của Việt kiều. Ngày xưa họ làm cho các công ty nước ngoài, có nhiều mối quan hệ nên giờ về đây lập công ty để nhận hợp đồng gia công cho nước ngoài, cái đó cũng rất tốt mà.
Công việc mà Tí biết là các công ty VN (chủ VN và nhân viên VN) có làm là verification, layout, thiết kế và layout các phần nhúng như IP RAM (chỉ cần làm tốt một trong các cái này là cũng đủ ăn rồi). Còn về front-end thì cũng có nhưng hiện rất ít, đếm chưa hết 1 bàn tay.
IC Design cũng chẳng phải thứ gì trên trời,mấy đứa bạn tôi,đang làm luận văn tốt nghiệp về IC Design đầy,từ IC số cho tới tương tự,nhưng cuộc đời không đẹp đâu,thiết kế xong mô phỏng để đó,lấy gì mà tạo ra thành phẩm,dân Việt Nam thiết kế font end,tụi tây nó làm back end cho,khác biệt về trình độ một trời một vực đó,đừng có nghĩ IC Design ở việt nam mà sang.
Việt Nam cũng có một số công ty IC Design đấy,thích thì vào làm nhân viên cho họ (khó vào chứ chẳng chơi),nhưng chỉ là bộc phát thôi,còn khuya mới trở thành hệ thống để gọi là nền công nghiệp.Học thứ này chủ yếu để nhận thức sâu hơn về bản chất phần cứng,chứ còn kiếm ăn ở Việt Nam thì ..xxx.Có người nói sau khi Intel vào VN sẽ kích thích nền công nghiệp bán dẫn vn phát triển,hãy đợi xem .
Đừng nhầm IC Design ở đây với FPGA,CPLD,khác nhau đấy.
Bảo đảm nếu mở box này sẽ toàn quạ đen tò mò vào xin tài liệu,đọc chán không hiểu không vào nữa,chứ chả có mấy ai thảo luận đâu(biết gì mà thảo luận nhỉ) -> mở box để ngắm cho đẹp diễn đàn.
Em được làm front-end mấy năm ở nước ngoài nhưng khi về VN thì không tìm được chỗ nào khả dĩ có việc tương tự, trong TP HCM còn có còn ngoài bắc thì chịu mà em lại ở HN,
Là người làm việc rồi em thấy Front-End mà làm tốt cũng khó lắm rồi, còn Back-End thì cứ từ từ đã, nhưng ý kiến theo kiểu quên IC design đi thì không nên, nhất là những người theo ngành điện tử. Em tin là với công nghệ bán dẫn hiện nay và tương lai thì việc phát triển theo hướng này là tất yếu.
Tiện thể có bác nào cùng học về cái này thì liên hệ cho em hợp tác học hỏi cùng, mục đích học tập là chính thôi ạ.
Em được làm front-end mấy năm ở nước ngoài nhưng khi về VN thì không tìm được chỗ nào khả dĩ có việc tương tự, trong TP HCM còn có còn ngoài bắc thì chịu mà em lại ở HN,
Là người làm việc rồi em thấy Front-End mà làm tốt cũng khó lắm rồi, còn Back-End thì cứ từ từ đã, nhưng ý kiến theo kiểu quên IC design đi thì không nên, nhất là những người theo ngành điện tử. Em tin là với công nghệ bán dẫn hiện nay và tương lai thì việc phát triển theo hướng này là tất yếu.
Tiện thể có bác nào cùng học về cái này thì liên hệ cho em hợp tác học hỏi cùng, mục đích học tập là chính thôi ạ.
Bạn mô tả công việc của bạn đi, khái niệm front end với back end có chung chung quá. Bạn miêu tả công việc và khả năng của bạn đi, nếu thấy phù hợp thì không ai để phí tài năng của bạn đâu.
Front end thường dừng lại ở gate level netlist. Backend là phần còn lại. Phần sản xuất là fabrication. Trong thiết kế và sản xuất IC, phần nào cũng quan trọng. Phần sản xuất cần vốn nhiều nhất. Cách đây khoảng 15 năm, Mỹ và Âu châu bắt đầu out source fabrication vì thấy không có lời mấy do mức lương cao của công nhân. Họ chỉ còn giữ lại một số fab quan trọng. Việt Nam hiện giờ nhân công còn rẻ, rất có lợi trong cạnh tranh về sản xuất nhưng vốn đầu của fab rất cao, khoảng vài tỉ dolla và cũng khó cạnh tranh về kỹ thuật với những fab lớn như TSMC, UMC, Samsung, etc...
Fabless là thiết kế IC rồi thuê những fab làm sản xuất cho nên vốn đầu ít hơn fab rất nhiều. Hình như ở VN đã có một vài công ty dạng này. Công ty ở dạng này phải trả thù lao đầu cho công ty làm fab cho mỗi thiết kế và một trở ngại nữa là tùy theo volume, công ty fab có chịu nhận làm hay không cho nên có thể đọi hơi lâu. Công ty fabless làm cả 2, front end và back end.
Để tránh sự lệ thuộc vào fab, muốn có sản phẩm lẹ hơn và một số lý do kỹ thuật khác đã nẩy ra những sản phẩm chỉ dùng FPGA hoặc PLD. Những sản phẩm này có giá thành rất cao so với những sản phẩm dùng IC vì giá linh kiện của FPGA/PLD cho nên thường thì hay được dùng cho sản phẩm với volume thấp. Khi volume tăng, những FPGA/PLD có thể harden (làm cứng?) để giảm giá thành nhưng phải trả thù lao đầu để làm cứng.
IP (intellectual Property) là một dạng thiết kế khối để cung cấp những khối quan trọng cho những công ty khách hàng hoặc cho những bộ phận khác trong cùng một công ty. Làm về IP cần phải có trình độ cao về sự hiểu biết để thiết kế ra những cái mà người khác không nghĩ ra. IP phải hay (nhiều feature) và dẻo (đáp ứng cao). Nếu làm IP cho công ty khách hàng còn một nỗi lo nữa là để bảo vệ IP (tránh bị ăn cắp)
Làm ở khu nào cũng có khó khăn riêng cho nên mình cần phải biết mọi khía cạnh để lựa chọn cho thích ứng
Mình cần đặt hàng thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu 3 pha để cài đặt các thuật toán điều khiển động cơ FOC, DTC, ... Xin liên hệ trungaut@gmail.com để bàn chi tiết. Xin cảm ơn diễn dàn đăng tin!
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Comment