Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mở box dịch thuật ở picvietnam

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mở box dịch thuật ở picvietnam

    Vài lời cho Tổ dịch thuật


    http://www.picvietnam.com/forum//showthread.php?t=699

    Các tài liệu nghiên cứu là một điều rất cần thiết đối với việc nghiên cứu và sự phát triển khoa học kỹ thuật ở Việt Nam. Điều khó khăn lớn nhất của chúng ta, đó là hầu hết các tài liệu nghiên cứu đều bằng tiếng nước ngoài, vì các công trình nghiên cứu trong nước chưa nhiều và chưa đủ lớn mạnh. Rất nhiều chuyên gia đã dịch một số sách và nó đã trở nên những cuốn sách vô cùng hữu ích cho người đọc, là những sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam.

    Để phục vụ cho nhu cầu này, box "Tổ dịch thuật" được mở ra.

    Muốn một chương trình phát triển, chúng ta cần phải xem xét, việc chúng ta cần làm là gì? Có những hạn chế, và thuận lợi gì? Nhu cầu có thực sự là lớn đối với công việc chúng ta làm hay không? Chúng ta làm vì lợi ích gì? Rồi mọi chuyện sẽ đi tới đâu?... Những câu hỏi rối rắm và rất khó trả lời, và cách đặt câu hỏi về một vấn đề cũng rất khác nhau đối với nhiều người. Vậy nên bài viết này được viết để chia sẻ với các bạn một vài quan điểm trước tiên khi phát triển chương trình này, và mong rằng kêu gọi được sự nhiệt tình của các bạn.

    1. Nhu cầu của việc dịch thuật?
    Một thực tế cho thấy rằng, việc nói và đọc tiếng Anh của sinh viên Việt Nam hiện nay là chưa được tốt. Mặc dù có một số quan điểm rằng, chúng ta nên đọc và học bằng tiếng Anh để có thể tiếp cận với nền khoa học nước ngoài nhanh hơn.

    Đúng, điều này có lẽ có một phần đúng, nhưng thử hỏi có bao nhiêu phần trăm thực tế sinh viên có thể làm được điều này? Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta thấy rõ hai con đường, một là kích thích nghiên cứu khoa học, rồi tiếp cận tiếng Anh, hai là cố gắng ép học tiếng Anh để có thể đọc được tài liệu khoa học.

    Và nếu như chúng ta chỉ rõ ràng ra như trên đây, thì điều chúng ta thấy rất rõ, đó là chúng ta cần cái chính là khoa học, chứ không phải là tiếng Anh. Tiếng Anh chỉ là một công cụ hỗ trợ chúng ta nghiên cứu khoa học, và việc làm chính vẫn là nghiên cứu khoa học. Và cũng như vậy, thực tế không cho phép chúng ta biến một người không biết tiếng Anh có thể đọc được tài liệu khoa học tiếng Anh trong một học kỳ, và nếu như vậy, kiến thức của một người sinh viên đó sẽ bị hổng đi một lỗ khá lớn.

    Có lẽ, sẽ có những lập luận khác đối với vấn đề này. Nhưng ở picvietnam, chúng ta là một cộng đồng, và chúng ta sẽ giải quyết vấn đề của số đông, giúp họ giải quyết những khó khăn, chứ chúng ta không giải quyết những vấn đề của một thiểu số.

    Một câu chuyện có thực đã xảy ra ở một trường đại học ở nước ngoài, đó là một giảng viên Việt Nam, sau đi học xong bằng Thạc Sĩ, đã không thể lấy được bằng và phải về nước vì thiếu chứng chỉ ngoại ngữ, mà không thể nào học được, mặc dù anh này rất giỏi (F biết, và nhiều người của picvietnam cũng biết anh ấy). F kể ra câu chuyện này, không phải để nói xấu anh (như F nói, anh là một người nghiên cứu giỏi), mà muốn nói lên rằng, chúng ta phải nhìn vào thực tế, chúng ta có cái gì, và chúng ta cần cái gì.

    Nhiều người thích sự viễn vông rằng khi áp dụng một phương pháp dạy học mới, với tài liệu tiếng Anh, nói chuyện bằng tiếng Anh trên lớp, sẽ giúp cho sinh viên học tốt hơn? Không, hoàn toàn không. Sinh viên học tốt hơn không phải vì học bằng tiếng Anh, mà vì khả năng trình bày và diễn đạt của người thầy giáo đứng lớp, cũng như bản thân trình độ của người thầy giáo đó. Chính những sự lầm lẫn này, là một điều tai lại vô cùng lớn, đối với sinh viên.

    Hãy nên nhớ rằng, một khoá sinh viên với 500 sinh viên của một ngành, thì sau khi tốt nghiệp chỉ khoảng 10 - 20 sinh viên được giữ lại, và các thầy đứng trên lớp là, hoặc đã từng là 1 trong 10 hay 20 sinh viên đó. Vậy câu hỏi đặt ra là 480 sinh viên còn lại của một ngành học sẽ như thế nào?

    Chúng ta có nên dùng tiếng Anh để nhồi nhét họ, hay chúng ta nên truyền cho họ những kiến thức thực sự về chuyên môn, bằng trình độ và kinh nghiệm của mình?

    Thực tế, hầu hết các tài liệu chuyên ngành hiện nay, một số môn rất quan trọng, hầu như đều là sách dịch, và có biên soạn lại. Và thực tế nhu cầu cần đọc một cuốn sách chuyên ngành tiếng Việt là có, và rất lớn.

    Chỉ có điều, chỉ có những điều, hay có thể coi là tất cả, đó là danh tiếng và tiền bạc.

    2. Vấn đề dịch thuật và những khó khăn của nó
    Một giáo sư, một giảng viên, nếu dịch một cuốn sách sẽ bị coi rằng "Ôi, ổng dịch lại sách của người ta mà bán mắc như quỷ?"... Danh tiếng của giảng viên hay giáo sư đó sẽ có thể bị bôi nhọ, mà chả mấy ai chịu nhìn cái khía cạnh rằng họ dịch cuốn sách đó cho ai, và vì cái gì?

    Nói thẳng thừng một điều rằng, trình độ giáo sư ở Việt Nam về khoa học kỹ thuật, công nghệ, chưa thể so sánh với đội ngũ của nước ngoài, và lịch sử phát triển của chúng ta không cho phép chúng ta có một đội ngũ các nhà khoa học đủ để so sánh với thế giới. Đây là một điều thực tế. Với kinh nghiệm, truyền thống, và nền khoa học vốn có, những nhà nghiên cứu đủ trình độ và thời gian để xuất bản một cuốn sách, đã là một kỳ công. Và một khi một cuốn sách đã được chắt lọc theo thời gian, để trở thành những cuốn sách có giá trị, thì chúng ta khó mà so sánh được. Vậy một giáo sư của Việt Nam, dành thời gian viết sách, cũng khó có thể nào viết lại hết được kho tàng sách vở đó và mọi vấn đề mà hầu như các sách nước ngoài đều có. Ở đây tôi nói là khó, chứ không phải là không thể, tôi không coi thường khả năng của một người Việt Nam, nhưng tôi đang đứng trên khía cạnh tổng quát của vấn đề để nói.

    Không mấy ai hiểu cho họ, những người giao sư, giảng viên, nghiên cứu sinh khi nói về những điều này. Chúng ta thường yêu cầu một cách khắt khe rằng, hãy tự viết sách đi, hãy viết những điều mình đã làm, không thì thôi đừng viết... tại sao chúng ta lại gay gắt với họ, mà không đặt câu hỏi, họ viết và dịch những quyển sách đó là vì ai?

    Vì tiền? Một trong những câu hỏi ngớ ngẩn mà bạn đọc được ở đâu đó hay một người nào đó truyền cho bạn. Hãy cười khẩy với những ý tưởng đó và quên nó đi.

    Vì sao vậy? Nếu tôi muốn trở thành giàu có, tôi sẽ viết một cuốn tiểu thuyết lãng mạn của tuổi 8x, và mỗi cuốn tiểu thuyết tôi bán chỉ cần lời 1$, mà nó đủ hấp dẫn cả thế hệ 8x không cần giỏi chuyên môn nào cả, tôi sẽ có ngay 10 triệu $, và danh tiếng của tôi cũng sẽ nổi như cồn. Nguyễn Ngọc Tư có thể viết về đời sống ở miền Tây Nam Bộ, tại sao tôi là một giảng viên đại học mà tôi không thể viết được những điều xảy ra trong trường đại học nhỉ? Hãy đặt câu hỏi đó khi bạn muốn mình nổi tiếng, hoặc muốn kiếm tiền, hơn là ngồi dịch một cuốn sách chuyên ngành.

    Tôi viết những điều này ra để các bạn thấy viết một cuốn sách, hoặc dịch một cuốn sách chuyên ngành, nó không phải là đơn giản, và nếu như tôi muốn có thời gian, tiền bạc, tôi sẽ học như ba tôi, ba tôi đi dạy ở tỉnh 2 ngày thôi là kiếm được 10 triệu đồng. Và số tiền mà tôi ra Hà Nội gặp gỡ các bạn trong hội thảo "Tầm nhìn Điện Tử Việt Nam 2006" là ba tôi cho tôi đấy, với 2 ngày đi dạy.

    Tôi chỉ muốn kết luận, viết một cuốn sách, hay dịch một cuốn sách, không hoàn toàn đơn giản, và cần rất nhiều tâm huyết để có được nó.

    3. Đối tượng đọc là những ai?
    Ở phạm vi tài liệu chuyên ngành, một điều rất rõ ràng, tôi luôn hướng tới, đó là đối tượng sinh viên. Bởi vì đối tượng nghiên cứu sinh hoặc trên nữa là giảng viên, giáo sư... thì tốt hơn hết là họ nên đọc tài liệu bằng ngoại ngữ. Vì mấy lý do sau:
    - Họ không thể đọc sách, vì sách là những thứ hầu như đã cũ, và họ phải đọc báo khoa học.
    - Họ đọc quá nhiều và chẳng ai có thể dịch nổi cho họ đọc, vậy nên họ chỉ có cách là đọc các bản gốc, thường là tiếng Anh.

    Vậy xác định một cách rõ ràng, đối tượng của các tài liệu dịch, chỉ có thể là sinh viên chuyên ngành, và chúng ta phải chuẩn bị cho những đối tượng đó. Đôi khi, có những ngành liên quan tới nhau, hoặc có những tài liệu về công cụ làm việc, thì mọi ngành đều dùng (vd: Matlab, Labview...), thì chúng ta nên dịch, vì những người nghiên cứu sâu cũng có thể cần dùng.

    4. Dịch có lợi hay không có lợi?
    Bằng chứng đâu để nói rằng khi dịch sách ra thì sẽ kích thích được khả năng nghiên cứu khoa học, điều kiện nghiên cứu khoa học?

    Liên Xô, các bạn còn nhớ chứ, là một trong những nền khoa học lớn của thập kỷ 80,90. Khi đó, người nào nghiên cứu khoa học mà có thể đọc được tiếng Nga sẽ rất có lợi, vì hầu hết sách vở đều được dịch sang tiếng Nga, và giá sách rất rẻ. Đây là một trong những chính sách giáo dục của Liên Xô.

    Nói chuyện xa quá thì tôi chỉ nghe ba tôi kể lại, còn hiện tại tôi đang đi học ở Hàn, với sự phát triển mạnh mẽ như vậy, Hàn cũng dịch hầu hết các tài liệu cần thiết cho lớp học ra tiếng Hàn. Đâu đâu cũng thấy có bản dịch tiếng Hàn của một cuốn sách nào đó. Kể cả cuốn sách tin học MFC dày cộm, nếu đọc tiếng Anh vài chữ cũng không khó gì, nhưng cũng vẫn được dịch ra tiếng Hàn. Rất rất nhiều sách. Bằng chứng, sinh viên Hàn khi cần làm cái gì, họ mở sách ra đọc, và hiểu rất nhanh vấn đề.

    Hàn hiện này là một trong những nước hàng đầu về Điện Tử, Robot, và... Toán!!! << điều này ít ai ngờ, nhưng lại là sự thật.

    Vậy qua phần này, tôi muốn nói rằng, họ đã thành công. Và tôi chỉ đơn giản nói rằng họ đã thành công.

    Tôi không biết chúng ta có thành công hay không, nhưng họ đã thành công.

    Đây là những suy nghĩ, tâm tư tôi muốn trao đổi với các bạn, và tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ của các bạn.

    Trân trọng

    http://www.picvietnam.com/forum//showthread.php?t=699
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

  • #2
    * Không biết F xuất phát từ động cơ nào mà lại mở ra luồng này nhỉ?!
    Chắc anh F còn nhớ cách đây vài năm bên diễn đàn điện tử chứ? Đừng để 1 lần nữa tái diễn như bên diễn đàn điện tử nữa - mở ra - thảo luận- rồi....(để trống)!

    * Tôi có một vài góp ý mà bản thân tôi đã làm được như sau( xin lỗi anh chị em làm ban dịch thuật, có gì không phải xin lượng thứ):
    - Để dịch 1 tài liệu lớn trước hết nên dịch 1 bài báo nhỏ.
    - Để dịch thuận lợi về mặt nghữ nghĩa thì nên xem một số sách mẫu.
    - Nên đầu tư 1 quyển tự điển chuyên ngành.
    Và cuối cùng là vốn kiến thức tích lũy của bản thân người dịch thuật về chuyên môn, chuyên ngành.

    Comment


    • #3
      Không biết anh F có thật sự muốn góp sức hay không? Nếu được DuyPhi tôi có lời mời anh F cùng tôi biên soạn - và biên dịch thành tập sách:
      HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MẠCH MẠCH NẠP VI ĐIỂN PICxxx hoàn toàn trên tinh thần vì SINH VIÊN và cộng đồng sách Việt- Free 100%?

      Comment


      • #4
        Về vấn đề biên dịch sách, và soạn thảo sách, điểm thứ nhất đó là phục vụ công việc nghiên cứu tại Việt Nam. Những người làm việc trong ngành sẽ đánh giá những cuốn sách có giá trị để dịch, đặc biệt cuốn sách này đã được chính tác giả cung cấp miễn phí trên mạng.

        Do vậy cần phải chọn một cuốn sách để dịch, lựa chọn một cuốn sách tốt là điều không phải là đơn giản. Chính vì vậy, bên cạnh mở box này, có hai bài định hướng. Bài thứ nhất là bài viết này. Bài thứ hai là bài xin ý kiến của các thành viên về việc nên dịch cuốn sách nào, và sẽ thảo luận để chọn dịch cuốn sách đó. Bài thứ ba, để chuẩn bị phong trào, chúng tôi chọn dịch trước tiên cuốn Feedback Control Theory, là một cuốn rất hay và đầy đủ, là một giáo trình giảng dạy được cung cấp miễn phí, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển.

        Về vấn đề biên soạn tài liệu hướng dẫn PIC, bạn có thể đưa ra những vấn đề khung sườn cuốn sách, ý tưởng cuốn sách, mục tiêu cuốn sách... Những điều đó sẽ có ích lợi cho việc biên soạn nhiều hơn, và bạn có thể kêu gọi rất nhiều người ở đây cùng biên soạn, chứ không riêng gì F.

        Vậy điều đầu tiên bạn nên làm, đó là giới thiệu ra nội dung đó, và nếu những người tham gia có hứng thú với điều bạn muốn làm, họ sẽ tham gia.

        Vì sao hiện nay có 3 người tham gia dịch cuốn Feedback Control Theory, mà không phải là 30 người, hay 300 người, bởi vì hiện nay chỉ có 3 người có hứng thú với nó. Điều F muốn làm là mong muốn có nhiều người tham gia cùng làm hơn, và sẽ cố gắng tạo sự hứng thú hơn cho nhiều người tham gia.

        Nếu cuốn sách của bạn gây được sự hứng thú cho người khác, thì nó sẽ rất ích lợi cho người đọc, và cũng như vậy, sẽ có nhiều người tham gia với bạn. Không một ai nhận lời mời mà không biết mình sẽ làm cái gì.

        Vấn đề cuối cùng, khi bạn so sánh với diendandientu, bạn cũng nên so sánh thêm về tư tưởng và sự phát triển của nó. Hiện nay, dientuvietnam đang là diễn đàn số 1, picvietnam số 2, và diendandientu đã rớt xuống vị trí số 3, mặc dù diendandientu ra đời lâu hơn 1 năm, gấp đôi thời gian hoạt động của dtvn và pvn. Vậy câu hỏi tại sao?

        F xin trả lời ngay rằng, sự ra đời của dtvn ngày trước đến nay, cũng đã mang một tư tưởng khác hẳn dddt, cho nên vì đạo bất đồng, không thể đi chung được, nên dtvn mới phải xây dựng một diễn đàn riêng. Với tinh thần làm việc, và trách nhiệm đối với cộng đồng của pvn và dtvn, F cho rằng không có gì đáng chê trách, và tư tưởng này là một hướng đi đúng, đã được nhiều giảng viên trẻ, ThS, TS cùng tham gia hoạt động.

        Điều chúng ta đang làm, hoàn toàn khác với những cách làm chỉ có hô hào. DTVN đã từng làm được một số việc nhỏ, thì nay việc dịch thuật được thử nghiệm ở pvn sẽ chuẩn bị cho một phong trào lớn phía sau đó. Cũng giống như phong trào về PIC, chúng ta đã cùng nhau làm được, vậy thì chúng ta sẽ có thể làm và thử nghiệm, và thành công.

        PVN có lẽ là diễn đàn đầu tiên bằng tiếng Việt mở ra một cái box gọi là English Forum. Hình như đây cũng là một điều ngớ ngẩn, không có một điều ngớ ngẩn nào là hoàn toàn ngớ ngẩn.

        Một lần nữa xin tuyên bố, Tổ dịch thuật đã được thành lập!

        Chúc vui.
        Falleaf
        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

        Comment


        • #5
          Đâu đâu cũng thấy có bản dịch tiếng Hàn của một cuốn sách nào đó
          Hôm rồi down trên mạng được cuốn :'Embedded C Programming and the Atmel AVR " tui mừng quá trời, mở ra toàn là tiếng Hàn (hay Nhật gì gì đó ,Nhưng tựa vẫn giữ nguyên tiếng anh), hic.
          Tui đọc datasheet của AVR tới cái "Compare match" chẳng biết là gì , cũng nhờ có anh blackmoon.Việc dịch các thuật ngữ tui nghĩ cần thiết lắm (nói dịch hơi to tát thì gọi là giải thích các thật ngữ cho nó nhẹ nhàng).
          Một lần nữa xin tuyên bố, Tổ dịch thuật đã được thành lập
          Xin chúc mừng.

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X