tớ đang tìm tài liệu để viết về để tài:"điểu khiển động cơ điện 1 chiều" nhưng mà chưa tìm được tài liệu và vấn chưa biết trình tự làm thế nào.ai có kinh nghiệm giúp mình với.Email:nguyenkhuyen_bk@yahoo.com
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Điều khiển động cơ điện một chiều.
Collapse
X
-
Điều khiển động cơ điện một chiều.
tớ đang tìm tài liệu để viết về để tài:"điểu khiển động cơ điện 1 chiều" nhưng mà chưa tìm được tài liệu và vấn chưa biết trình tự làm thế nào.ai có kinh nghiệm giúp mình với.Email:nguyenkhuyen_bk@yahoo.comTags: None
-
Bạn hãy thử vào xem mục "Máy điện - truyền động điện và tự động hóa" ở địa chỉ sau (có thể phải cần đăng ký thành viên):
http://www.dieukhien.net/vn/discuss.php
Tại mục đó có trao đổi chi tiết về điều khiển động cơ điện một chiều và máy phát điện một chiều tự kích. Hoặc bạn cũng có thể tìm trong cuốn Automatic Control Systems của B.C. Kuo (nếu tìm được cuốn mới nhất thì sẽ có cả chương trình mẫu bằng MATLAB/Simulink) có viết khá đầy đủ về điều khiển (vận tốc và vị trí) động cơ một chiều nam châm vĩnh cửu (PM DC motors).
Hải Âu
-
mình có một câu hỏi về điều khiển tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập:
mình cần điều khiển cho một dây chuyền cán thép dùng động cơ kích từ độc lập (DC) gồm có 3 phần: 6 giá cán thô vận hành dưới tốc độ cơ bản;tiếp đến là 6 giá cán trung vận hành trên tốc độ cơ bản; cuối cùng là 6 giá cán tinh vận hành trên tốc độ cơ bản.
yêu cầu điều khiển là:
- Phần cán thô và cán trung theo nguyên tắc lực căng giữa hai giá cán liên tiếp không đổi. Tức là phải đảm bảo cho hiệu mô men của hai giá cán liên tiếp không đổi.
- phần cán tinh đảm bảo cho độ võng giữa hai giá cán liên tiếp không đổi.
Câu hỏi của mình là: vấn đề điều khiển tốc độ của các động cơ kéo giá cán được thực hiện như thế nào? khi nào thì điều khiển phần ứng, khi nào thì điều khiển phần kích ? Va việc tính toán mô men khi đó được thực hiện như thế nào?.Để tính được mô men khi đó cần đo các thông số gì của động cơ? Phần cán thô và cán trung không dùng cảm biến sức căng mà tính toán mô men theo công thức lý thuyết để điều khiển.
Rất mong các bạn chỉ giúp mình. Thanks a lot.
Comment
-
Như đã trao đổi ở trên, ở trang dieukhien.net hiện đang có chủ đề về động cơ một chiều và đang giải quyết một số bài toán điều khiển động cơ, bạn chipchipabc có thể đặt câu hỏi ở đó để chúng ta cùng tìm hiểu và giải quyết bài toán điều khiển đó.
Hải Âu
Comment
-
Nguyên văn bởi khuyen3i Xem bài viết
tớ đang tìm tài liệu để viết về để tài:"điểu khiển động cơ điện 1 chiều" nhưng mà chưa tìm được tài liệu và vấn chưa biết trình tự làm thế nào.ai có kinh nghiệm giúp mình với.Email:nguyenkhuyen_bk@yahoo.com
http://www.picvietnam.com/forum//showthread.php?t=485Falleaf
Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870
Comment
-
điều khiển bằng hồng ngoại
em có một cai đàu đĩa loại dùng pin và nó còn có cai RF để điều khiển
và bây giờ nó hủ mất dây tín hiệu nối với phần hiển thị
anh hay chị nào có sang kiến xin chỉ em cách chế lại để dùng vào việc khác như : điều khiển đèn ,động cơ đại loại vậy
và có thể cho em biết làm lai như the nào
mong các anh chị giúp đỡ
em xin cảm ơn trước.
Comment
-
Máy Xung EDM
Các anh ơi!
em đang làm đồ án về cái máy xung EDM. nhưng cái phần đầu tiên là tính toán và chọn động cơ 1 chiều! nhưng em lại chẳng biết tính toán kiểu gì nữa. các anh có biết làm thế nào để tính toán nó ko ah? các anh giúp em với!
động cơ có công suất khoảng 200w, điện áp dưới 100V
yêu cầu tính về cả Momen và gia tốc nữa
gia tốc a=(0,5-0,6)g
nếu ai có tài liệu gì liên quan thì cho em với
mail: juki_love@yahoo.com hoặc nvtoanbachkhoa@yahoo.com
Comment
-
Em đang làm đề tài tìm hiểu các phương pháp điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều. Các Anh/chị nào rành về điều khiển tốc độ động cơ cho em hỏi có bao nhiêu phương pháp, các phương pháp ra sao?
nếu ai có tài liệu cho em qua mail: minhsonlamlong@yahoo.com.vn
Comment
-
Em đang làm đề tài tìm hiểu các phương pháp điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều. Các Anh/chị nào rành về điều khiển tốc độ động cơ cho em hỏi có bao nhiêu phương pháp, các phương pháp ra sao?
nếu ai có tài liệu cho em qua mail: minhsonlamlong@yahoo.com.vn
Comment
-
cho em hỏi về địa chỉ mua động cơ điện 12 hoặc 24 VDC
[QUOTE=khuyen3i;41953]
mình đang làm 1 đề tài về điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng thuật toán PID nên cần mua những động cơ có thông số kỹ thuật chuẩn xác(có kèm theo datasheet)
động cơ có cả hộp giảm tốc và encoder gắn liền
ae nào biết chỗ chỉ dùm em với
Comment
-
Có mọt bài viết về điều khiển động cơ điện một chiều khá hay, mình lấy từ trang Robocon.vn, do tớ đọc lâuu rồi, sau đó cop vào word nên giờ không nhớ rỏ Link nguồn, mong bạn nào là tác giả của bài viết này bỏ qua.
================================================== =================
1.1 Giới thiệu hoạt động DC motor
Để cho motor 1 chiều hoạt động, chúng ta cần đặt 1 điện áp 1 chiều vào motor and 1 dòng điện 1 chiều sẽ chạy qua motor, motor sẽ quay theo 1 chiều nào đó.
Nếu chúng ta đổi chiều của điện áp 1 chiều này, motor sẽ quay ngược lại
Chú ý: điện áp V và dòng I không nên vượt quá giá trị được ghi trên motor, nếu không motor sẽ bị hỏng. Tuy nhiên nếu ta đặt 1 điện áp thấp hơn V hoặc 1 dòng điện thấp hơn I, thì tốc độ và độ chịu tải của motor sẽ giảm theo.
1.1 Điều khiển hướng chuyển động dùng mạch cầu H
Để điều khiển hướng quay của motor 1 chiều, chúng ta cần đặt điện áp lên motor. Có 1 mạch phổ biến dùng để điều khiển motor gọi là cầu H. Nó được gọi như vậy bởi vì mạch này trông giống hình chữ ‘H’. Một trong những khả năng cực hay của mạch này là nó cho phép điều khiển motor tiến lên hoặc lùi lại ở bất kỳ tốc độ nào, ngoài ra nó còn có thể dùng 1 nguồn điện độc lập [1].
Khi đầu vào ‘Direction’ ở trạng thái cao thì motor sẽ chuyển sang chế độ hướng bình thường. Nếu đầu vào ‘Direction’ ở trạng thái thấp thì motor sẽ quay ngược chiều.
Có rất nhiều loại IC dùng cho mạch cầu H. Loại phổ thông dùng cho motor dòng thấp là L293B và motor dòng cao là L298.
1.1 Điều khiển DC motor dòng nhỏ (1A) dùng L293B
Ứng dụng điển hình của L293B được vẽ trên hình dưới [2]. Vs là điện áp đặt vào motor và có thể lên tới 36V. Dòng lớn nhất của L293B có thể lên tới 1A mỗi kênh. Một IC L293B có thể dùng để điều khiển 2 motor. Đầu vào 2 và 7 dùng để điều khiển motor 1. Đầu 10 và 15 dùng để điều khiển motor 2. Diode D1 và D8 tạo 1 mạch cặp. L293B là một IC phổ thông có thể mua ở các cửa hàng điện tử (giá khoảng 20 ngàn đồng – tham khảo www.skynet.vn)
Trong các robot tự động, chúng tôi sử dụng con L293B để điều khiển motor rẽ trái và phải.
Trong sơ đồ P1.1 và P1.3 là các tín hiệu điều khiển chiều motor từ con vi sử lý 87C552. Những tín hiệu điều khiển hướng này được tổ hợp AND với các tín hiệu điều biến độ rộng xung PWM0 và PWM1 để điều khiển tốc độ motor. Chúng tôi sẽ giải thích việc điều khiển này trong mục sau.
Nguồn motor được cung cấp vào chân 8 của con L293B. Điện áp thực tế phụ thuộc vào thông số của motor, thường từ 9V đến 12V. Robot mẫu này sử dụng điện áp 12V. Chân 16 được nối vào điện áp 5V logic dùng làm nguồn IC.
L1 và L2 tách nguồn nuôi L293B ra khỏi hệ thống. Chúng hoạt động giống như những bộ lọc các tín hiệu nhiễu được sinh ra bởi motor.
1.4 Điều khiển DC motor dòng lớn (2A) dùng L298
L298 cũng tương tự như con L293B nhưng nó cho phép dòng lớn hơn. Ứng dụng điển hình được miêu tả như sau [3]. (Giá con này khoảng 40 ngàn đồng – tham khảo www.skynet.vn)
Cho ứng dụng dòng lớn hơn, chúng ta dùng 2 kênh như hình vẽ trên. Vs là nguồn motor và Vss là nguồn logic. Điện trở Rs được dùng để hạn chế.
Trong robot mẫu điều khiển bằng tay, chúng tôi dùng con L298 để điều khiển 2 motor dòng lớn (2A). Mạch được vẽ như hình dưới đây.
Điều khiển độ rộng của xung được làm bằng cách tắt bật nhanh nguồn điện lên motor. Nguồn áp 1 chiều DC sẽ chuyển thành tín hiệu xung vuông, thay đổi từ 12V xuống 0V, tạo cho motor một loạt các cú sốc điện.
Nếu tần số bật tắt mà đủ cao, motor sẽ chạy ở một tốc độ ổn định nhờ mômen quay của bánh xe.
Bằng cách thay đổi chu kỳ hoạt động của tín hiệu (thay đổi độ rộng xung – PWM), tức là khoảng thời gian “Bật”, nguồn điện trung bình đặt lên motor sẽ thay đổi và dẫn đến thay đổi tốc độ. [4][5]
1.5 Điều khiển tốc độ DC Motor dùng chỉnh độ rộng xung (PWM)
Điều khiển độ rộng của xung được làm bằng cách tắt bật nhanh nguồn điện lên motor. Nguồn áp 1 chiều DC sẽ chuyển thành tín hiệu xung vuông, thay đổi từ 12V xuống 0V, tạo cho motor một loạt các cú sốc điện.
Nếu tần số bật tắt mà đủ cao, motor sẽ chạy ở một tốc độ ổn định nhờ mômen quay của bánh xe.
Bằng cách thay đổi chu kỳ hoạt động của tín hiệu (thay đổi độ rộng xung – PWM), tức là khoảng thời gian “Bật”, nguồn điện trung bình đặt lên motor sẽ thay đổi và dẫn đến thay đổi tốc độ. [4][5]
1.4 Phần cứng Pulse Width Modulation (PWM)
Điều khiển độ rộng xung (PMW) có thể dùng IC thời gian NE555. Mạch dùng con này được thể hiện trên hình vẽ dưới đây. [6]
Trong mạch này độ rộng “Bật” của xung phụ thuộc vào điện áp đặt lên đầu vào chân 5 (RA và C giữ nguyên). Và chu kỳ của xung vuông phụ thuộc vào tín hiệu Trigger.
Trong robot mẫu điều khiển tay, 2 con NE555 tạo thành phần cứng để điều khiển độ rộng xung như trên hình vẽ. Tín hiệu điều biến MOD được truyền từ biến trở điều khiển tốc độ trên bàn điều khiển. VR1 và VR2 có thể được điều chỉnh để thay đổi chu kỳ của xung vuông. VR3 dùng để chỉnh chu kỳ của sóng.
1.4 Phần mềm Pulse Width Modulation (PWM)
Sử dụng con vi sử lý có sẵ các tín hiệu PWM, như 87C552 như chúng tôi dùng cho robot mẫu, chúng tôi có thể lập trình để tạo các sóng PWM.
Con 87C552 chứa 2 kênh điều biến PWM. Những kênh này tạo các xung theo độ rộng và khoảng cách được lập trình. Tần số lặp lại được định nghĩa bởi thanh ghi 8-bit trong tên là bộ chia PWMP, tạo nhịp đồng hồ cho bộ đếm. Bộ chia và bộ đếm dùng chung cho cả 2 kênh PWM. Bộ đếm 8-bit dùng đếm 255, tức là từ 0 đến 254. Giá trị của bộ đếm 8-bit được so sánh với nội dung của 2 thanh ghi: PWM0 và PWM1. Giả sử nội dung của những thanh ghi này lớn hơn giá trị bộ đếm, thì đầu ra tương ứng /PWM0 hay /PWM1 sẽ là THẤP. Nếu nội dung những thanh ghi này mà bằng hoặc nhỏ hơn giá trị bộ đếm, tín hiệu ra sẽ là CAO. Chu kỳ làm việc do đó được xác định bởi nội dung của 2 thanh ghi PWM0 và PWM1. Chu kỳ làm việc nằm trong khoảng từ 0% đến 100% và có thể được lập trình tịnh tiến 1/255.
Độ lặp lại của tần số fPWM, với các tín hiệu ra PWMn được xác định bởi:
Nó cho ta tần số lặp lại từ 84.7Hz to 21.7kHz (fOSC=11.0592MHz) trong trường hợp của chúng tôi. Bằng cách đưa vào các thanh ghi PWM giá trị là 00H hoặc FFH, các kênh PWM sẽ cho tín hiệu ra mức CAO hoặc THẤP tương ứng. Vì bộ đếm 8-bit đếm modul 255, nó có thể không bao giờ đạt tới giá trị của các thanh PWM khi chúng ta đặt FFH.
Khi thanh ghi so sánh (PWM0 và PWM1) được nạp giá trị mới, thì đầu ra tương ứng sẽ được cập nhật ngay lập tức. Việc này không cần phải đợi đến hết chu kỳ đếm.
Mã nguồn C sau đây được lập cho các đầu ra PWM:
/* PWM for Philips 87c552 */
sfr at 0xFC PWM0 ; //Define the registers addresses
sfr at 0xFD PWM1 ;
sfr at 0xFE PWMP ;
……
……
……
PWMP=53; //The period of the pulse (set to around 400Hz)
PWM0=127; //Set 50% duty cycle for /PWM0
PWM1=63; //Set 25% duty cycle for /PWM1
Nguồn: Robocon VN
Comment
-
minh cung dang tim hieu ve "dieu khien dong co dien 1 chieu" dang phai lam bai tap lon mon li thuyet dieu khien . ai co tai lieu gi lien quan share cho to moi nhe dia chi lienminh88@yahoo.com
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi bqvietServo cuối cùng vẫn chỉ là điều chỉnh tốc độ và đọc phản hồi vị trí
Qua cổng song song LPT cổ
https://www.electronicsforu.com/elec...eed-controller
Qua cổng USB - xem thêm đám FT232RL-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:56 -
-
bởi thiennam0703Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:32 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi bacthoMình cũng bị như vậy mà chưa biết ở đâu
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 21:00 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi nhathung1101Câu trả lời là không dùng được.
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
21-11-2024, 16:20 -
-
Comment on Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi Memem
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi MememMọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
bởi mantruongepuNhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
20-11-2024, 14:40 -
-
bởi TherulCảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
-
Channel: từ PIC tới dsPIC
20-11-2024, 07:20 -
-
Trả lời cho Em muốn hỏi mọi người về nguyên lý hoạt động, tần số của mạch công suất trong máy rửa siêu âm ạ.bởi nguyendinhvanBạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...-
Channel: Hỗ trợ học tập
19-11-2024, 22:44 -
Comment