em đang tìm về nguyên lý hoạt động và ứng dụng của động cơ servo. Vì làm tài liệu để thi. nếu có Bộ điều khiển nhiệt độ thì cho em xin luôn. Bác nào có chỉ giùm gởi vào "luongs77@yahoo.com.vn
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
giúp với các bác ơi! em tìm về động cơ servo
Collapse
X
-
Trong những năm gần đây động cơ bước đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ điều khiển chính xác. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những vấn đề phát sinh trong việc điều khiển một cách hiệu quả động cơ này, ngay cả đối với những người kỹ sư có kinh nghiệm. Trên cơ sở phân tích đặc điểm các phương pháp điều khiển loại động cơ thông dụng, Cấch đưa ra phương án khắc phục nhược điểm nhằm giảm thiểu những sai lầm dễ phạm phải trong việc thiết kế những hệ thống có sử dụng động cơ bước.
Giới thiệu động cơ bước
Động cơ bước nói chung có thể được chia thành hai loại chính, động cơ bước nguồn đơn cực (unipolar motor) và động cơ nguồn lưỡng cực (bipolar motor). Trước đây, loại động cơ nguồn đơn cực được sử dụng rộng rãi hơn do tính đơn giản trong cấu trúc điều khiển của chúng. Tuy nhiên, với sự phát triển của các mạch số có độ tích hợp cao, động cơ bước nguồn lưỡng cực ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn. Mặt khác, trong cùng một điều kiện hoạt động, các động cơ bước nguồn lưỡng cực luôn cho một mô men lớn hơn các động cơ bước nguồn đơn. Cũng chính vì những lý do trên mà bài báo sẽ chú trọng hơn đến phương pháp điều khiển loại động cơ nguồn lưỡng cực này.
Đặc tính cơ động cơ bước và các phương pháp điều khiển.
Tuỳ thuộc vào mô men yêu cầu trên trục động cơ và tốc độ quay mà ta có thể áp dụng các phương pháp điều khiển khác nhau cho động cơ bước. Trong vùng tốc độ thấp chỉ cần sử dụng phương pháp điều khiển điện áp trực tiếp, khi đó dòng điện sẽ được giới hạn bởi chính nội trở của các cuộn dây động cơ. Tuy nhiên tại vùng tốc độ cao, nếu tiếp tục sử dụng phương pháp này, mô men sẽ bị giảm nghiêm trọng do tính cảm của các cuộn dây sẽ giới hạn khả năng tăng của dòng điện Một phương pháp thường áp dụng để cải thiện tình hình này là sử dụng điện trở nối thêm vào các cuộn dây động cơ. Khi đó hằng số thời gian của động cơ sẽ giảm (vì L/nR thay vì L/R) dòng điện tăng nhanh hơn làm đặc tính cơ của động cơ cứng hơn. Tuy vậy, động cơ sẽ cần một điện áp điều khiển lớn hơn nhiều và hơn 70% công suất nguồn nuôi sẽ toả nhiệt trên các điện trở nối thêm này. Chính vì lí do này mà phương pháp điều khiển kiểu băm (băm xung) thường được sử dụng nhằm nâng cao hiệu suất, tăng độ cứng cho đặc tính cơ động cơ bước.
Trong thực tế, phương pháp điều khiển băm xung (băm xung) được sử dụng rất rộng rãi. Có rất nhiều phương pháp thực hiện, nhưng về cơ bản có thể phân thành 3 loại chính như sau:
*
Phương pháp băm xung duy trì tần số không đổi cũng được chia thành 2 loại sau đây.
a. Phương pháp băm xung pha.
b. Phương pháp băm xung có bảo vệ (inhibit băm xung).
*
Phương pháp băm xung duy trì thời gian toff không đổi
Phương pháp băm xung với tần số băm xung tự do
Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và mục đích sử dụng cũng khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích chi tiết đặc điểm chung và riêng của các phương pháp nêu trên.
Phương pháp băm xung tần số không đổi.
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp băm xung là duy trì dòng điện qua các cuộn dây động cơ không đổi với mọi cấp tốc độ. Để làm được điều này, một điện trở sun Rs được thêm vào mạch lấy tín hiệu phản hồi dòng điện. Dòng điện phản hồi này được so sánh với dòng đặt. Nếu dòng đặt còn lớn hơn dòng trong cuộn dây thì cho phép các transistor mạch lực dẫn dòng, khi đó dòng trong cuộn dây sẽ tiếp tục tăng, và ngược lại nếu nhỏ chạy qua động cơ giảm nhỏ hơn dòng đặt, các transistor ngay lập tức sẽ bị khoá và dòng trong cuộn dây sẽ giảm xuống.
Phương pháp băm xung tần số không đổi có cấu trúc cơ bản Tín hiệu phản hồi dòng điện thông qua bộ so sánh sẽ được so sánh với tín hiệu dòng đặt (Vref) rồi đưa tới chân resef (R) của RS FlipFlop. Tín hiệu clock đồng bộ (quy định tần số băm xung của mạch) được đưa tới chân SET (S) của RS FlipFlop. Như vậy, đầu ra Q của RS FlipFlop (có tác dụng điều khiển ON/OFF các transistor mạch động lực) luôn được SET mỗi khi có tín hiệu từ xung đồng bộ và bị RESET mỗi khi dòng điện trong cuộn dây vượt quá giá trị đặt. (Tác dụng của xung đồng bộ sẽ được giải thích rõ hơn trong phần dưới đây).
Do cấu trúc của hầu hết các bộ điều khiển và cấu tạo của động cơ bước, phương pháp băm xung này được chia thành pha băm xung và inhibit băm xung. Khác biệt cơ bản của hai phương pháp này là: Pha băm xung sẽ thực hiện ON/OFF trên các transistor thuộc pha nhất định, và inhibit băm xung sẽ thực hiện ON/OFF tất cả các transistor trong mạch cầu nhờ tín hiệu inhibit (enable). Sự phân loại này căn cứ vào nguyên tắc giải phóng năng lượng trên cuộn dây khác nhau ở hai chế độ này.
Giả thiết điều khiển một cuộn dây động cơ bipolar như hình bên, và A có giá trị 1, B có giá trị 0. Dòng động cơ chạy qua Q1, cuộn dây, Q4 và Rs. Khi điện áp trên Rs đạt tới điện áp đặt (Uref), nếu ở chế độ pha băm xung thì khi đó ngay lập tức B phải có giá trị 1 để khoá transistor Q4 (hoặc A phải có giá trị 0 tương ứng với việc khoá Q1 tuỳ theo thiết kế). Khi đó năng lượng tích trữ trong cuộn dây động cơ sẽ tiêu tan bằng cách khép vòng qua Q1, cuộn dây, D3 (hoặc D2, cuộn dây, Q4, Rs nếu A có giá trị 0, tuy nhiên nên tránh trường hợp này). Do điện áp trong chế độ này chỉ bằng tổng điện áp thuận trên điôt và điện áp bão hoà trên transistor nên năng lượng trong cuộn dây giảm rất chậm dẫn đến dòng điện suy giảm chậm. Đồng thời, rõ ràng khồng thể thực hiện chế độ pha băm xung đối với loại động cơ bước unipolar vì đối với loại động cơ unipolar các transistor nhánh A và B điều khiển các cuộn dây độc lập nhau nên không cho phép dẫn dòng cùng một lúc như với loại động cơ bipolar nêu trên. Do vậy nếu áp dụng chế độ pha băm xung thì khi nhánh A dẫn dòng băm xung lại được thực hiện đối với nhánh B (thay vì cho chính nhánh A) và ngược lại. Nếu động cơ bước hoạt động ở chế độ fullstep 2 cuộn dây thì chế độ này được gọi là băm xung 2 pha, fullstep 1 cuộn dây là băm xung 1 pha.
Vẫn trong trường hợp trên nếu thực hiện chế độ inhibit băm xung, khi đó thay vì kéo A xuống mức 0 hay đưa B lên mức 1 thì tính hiệu INH1 sẽ khoá tất cả 4 transistor trong mạch cầu. Lúc này năng lượng trong cuộn dây sẽ giải phóng theo đường D2, cuộn dây, D3 và do đó lúc này điện áp trên cuộn dây rất lớn (bằng điện áp nguồn cộng với hai lần điện áp thuận trên điôt) làm dòng điện giảm rất nhanh trong chế độ này.
Rõ ràng việc dòng điện giảm nhanh (năng lượng tích trữ trong cuộn dây giảm nhanh) rất có ý nghĩa trong việc điều khiển động cơ bước ở tốc độ cao và đối với những động cơ có công suất lớn (R rất nhỏ trong khi đó L (tính cảm) lớn). Vì vậy, chế độ inhibit băm xung cho phép điều khiển động cơ bipolar ở tốc độ lớn và là phương pháp duy nhất khi điều khiển động cơ unipolar. Dạng sóng cho hai chế độ pha băm xung và inhibit băm xung được trình bày trong hình 5.
Chú ýòng điện qua Rs trong cả hai chế độ chopping này đều gián đoạn và mọi quá trình đều đồng bộ với xung oscilator clock. ( OSC_tần số chopping được giữ không đổi)
Tuy nhiên, đối với chế độ pha băm xung do tính chất giảm chậm của dòng điện trong cuộn dây nên được áp dụng đối với những động cơ có L (tính cảm) nhỏ. Nếu đối với những động cơ này ta áp dụng phương pháp inhibit băm xung thì dòng điện ổn định trong cuộn dây có thể giảm xuống giá trị rất thấp làm giảm mạnh mô men trên trục động cơ.
Để tránh nhiễu gây ra trong quá trình băm xung đối với động cơ (đặc biệt đối với những động cơ công suất lớn) và đồng thời kiểm soát được nhiễu này, tất cả quá trình băm xung nên được đồng bộ với xung clock có tần số xác định (tần số này phụ thuộc vào động cơ, tốc độ làm việc của động cơ, loại băm xung sử dụng, và giá trị thực nghiệm vào khoảng 20KHz). Nếu trong hệ thống có sử dụng nhiều động cơ bước thì những động cơ này nên có cùng tần số băm xung và được lấy theo tần số của động cơ có công suất lớn nhất.
Một điểm quan trọng phải đề cập đến trong phương pháp điều khiểm băm xung này là xét đến sự ổn định của hệ thống. Khi mạch điều khiển đang thực hiện băm xung sẽ phát sinh ra nhiễu lớn hơn cho mạch và ảnh hưởng tới sự ổn định của toàn bộ hệ thống. Những xung dòng nhiễu gây ra trên điện trở phản hồi dòng những xung kim đánh lừa bộ so sánh và chúng được tạo nên trong quá trình tiêu tán năng lượng trên cuộn dây khép vòng qua điện trở Rs. Tuy những xung kim này chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn (từ 50 --> 150ns) nhưng sẽ làm bộ so sánh hoạt động sai và reset RS FlipFlop dẫn đến các transistor bị khoá quá sớm (chúng sẽ chỉ được mở lại ở xung đồng bộ tiếp theo hình 6a). Chính điều này sẽ làm cho mạch điều khiển hoạt động ở một tần số thấp hơn tần số đồng bộ quy định (thường nhỏ hơn 2,3 thậm trí 4 lần tần số mong muốn). Đây chính là lý do tại sao không nên để dòng tiêu tán trên cuộn dây khép vòng qua điện trở phản hồi (Rs).
Có hai cách khắc phục vấn đề trên, một là thêm vào mạch một bộ lọc RC có tác dụng lọc nhiễu xung kim (phải thêm phần tử vào trong mạch) và hai là tăng độ rộng xung SET cho RS FlipFlop (thời gian này phải lớn hơn thời gian xảy ra nhiễu trên Rs). Cả hai phương pháp này được trình bày trên hình 6b.
Hình 6: a, Ảnh hưởng của nhiễu với hệ thống
b, Hướng khắc phục:
- Tăng độ rộng xung SET cho FlipFlop
- Thêm bộ lọc nhiễu RC
Một vấn đề khác có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của hệ thống chính là chọn chế độ thực hiện băm xung. Nếu sử dụng phương pháp inhibit băm xung như đã trình bày ở phần trên năng lượng trong cuộn dây được giải phóng rất nhanh. Chính nhờ khả năng này mà chế độ này có thể điều khiển được những động cơ bước công suất lớn ở tốc độ làm việc cao. Tuy nhiên cũng chính sự giảm rất nhanh của dòng này sẽ làm mất ổn định hệ thống. Thật vậy, nếu bỏ qua ảnh hưởng của sức phản điện động(EMF) ta có thể tính được điện áp trên cuộn dây trong thời gian dẫn dòng (t1) và thời gian khoá của các transistor (t2) như sau:
U1 = Unguồn - 2U bão hoà - URs và U2 = Unguồn + 2Uđiôt thuận (1)
Mặt khác, tốc độ tăng và giảm dòng bị giới hạn bởi công thức:
U = L di/dt (2)
Rõ ràng điện áp trên cuộn dây trong thời gian giải phóng năng lượng (U2) lớn hơn điện áp đặt vào cuộn dây trong thời gian dẫn của các transistor (U1) tức là theo (2) ta sẽ có thời gian t1 sẽ lớn hơn t2(t1 > t2). Như vậy, thời gian dẫn dòng (t1) sẽ lớn hơn 50% chu kỳ xung đồng bộ (OSC. CLOCK). Nếu tính tới sức phản điện động thì t1 thậm trí sẽ còn lớn hơn nhiều vì sức phản điện động có xu hướng ngăn cản sự tăng dòng và hỗ trợ sự giảm dòng. Trong điều kiện này, nếu ngẫu nhiên trong lần đầu tiên dòng điện đạt tới giới hạn ngay sau khi có xung tín hiệu đồng bộ , khâu so sánh sẽ ngay lập tức ra lệnh khoá các transistor và dòng sẽ giảm dần. Vì tốc độ giảm dòng là rất nhanh và thời gian giảm dòng lớn (xấp xỉ 1 chu kỳ xung đồng bộ) nên khi có xung đồng bộ tiếp theo mở các transistor dòng đã giảm xuống một giá trị rất nhỏ. Chính vì vậy dòng điện sẽ không kịp tăng đến giá trị giới hạn trong 1 chu kỳ xung đồng bộ và chỉ đạt tới giá trị đặt này tại xung đồng bộ thứ 2. Quá trình sẽ lặp lại như vậy dẫn đến động cơ sẽ hoạt động ở tần số chỉ bằng 1/2 tần số băm xung mong muốn. Trong thực tế, mạch điều khiển sẽ hoạt động ở 1 trong 2 tần số nêu trên tuỳ thuộc vào ngẫu nhiên.
Điều này không xảy ra với chế độ pha băm xung do tính giảm chậm của dòng điện. Để khắc phục hiện tượng này ta có thể tăng tần số băm xung sao cho tần số này lớn hơn tần số băm xung nhỏ nhất (tuỳ thuộc vào hệ thống), hay sử dụng xung đồng bộ ngoài nhằm tăng độ rộng xung set cho RS FlipFlop lên tới 30% chu kỳ xung và trong quá trình quá độ khởi động mạch điều khiển, mạch lực nên được tách khỏi mạch điều khiển.
Một điểm đáng quan tâm cuối cùng về phương pháp điều khiển băm xung này là ảnh hưởng của sức phản điện động đối với động cơ. Sức phản điện động như đã phân tích có xu hướng kéo dài chu kỳ băm xung nhỏ nhất của động cơ (làm giảm tần số băm xung giới hạn được quyết định bởi xung đồng bộ OSC. CLOCK, tần số này càng lớn dòng điện trên tải càng mịn và tạo ít sóng hài trong mạch). Trong những trường hợp đặc biệt khi điện áp nguồn cấp nhỏ hơn so với sức phản điện động khi đó trường hợp mất ổn định như trên có thể xảy ra. Khi này, phương pháp băm xung duy trì tần số không đổi là không thể thực hiện được, ta buộc phải sử dụng những phương pháp băm xung khác (như phương pháp băm xung duy trì thời gian toff, thả nổi thời gian ton là thích hợp nhất sẽ được trình bày chi tiết dưới đây).
Phương pháp băm xung duy trì thời gian toff không đổi.
Đặc điểm khác biệt cơ bản của phương pháp này với phương pháp nêu trên có thể nhận thấy rõ qua chính tên gọi của phương pháp. Thay vì duy trì tần số băm xung không đổi phương pháp này chỉ duy trì thời gian toff không đổi. Chính vì chỉ cần duy trì thời gian khoá của các transistor lực nên phương pháp này không bị mất đồng bộ như phương pháp trên và đặc biệt thích hợp với những loại động cơ bước có sức phản điện động lớn.
Thay vì sử dụng RS FlipFlop như phương pháp băm xung tần số không đổi phương pháp này sử dụng một trigger để tạo thời gian trễ off (được quyết định bởi thông số mạch RC). Khi dòng điện đạt tới giá trị đặt, bộ so sánh sẽ kích hoạt trigger khoá các transistor mạch lực và bắt đầu tính thời gian toff. Kết thúc toff các transistor lại dẫn dòng.
Phương pháp này có tính bổ xung cho phương pháp thứ nhất đã trình bày ở phần trên. Nhược điểm của phương pháp là tần số băm xung không cố định, không biết trước và tuỳ thuộc tải nên khó kiểm soát nhiễu hơn so với phương pháp trên.
Phương pháp băm xung với tần số tự do
Đây là phương pháp băm xung đơn giản nhất. Phương pháp này không yêu cầu kiểm soát tần số băm xung cũng như thời gian toff nên tần số hoạt động là tuỳ thuộc vào đặc tính của hệ thống. Do vậy phương pháp mang tất cả những nhược điểm của cả 2 phương pháp đã phân tích ở trên và đặc biệt nhiễu do mạch gây ra không thể kiểm soát được, tuỳ thuộc vào đặc tính của hệ thống và tốc độ hoạt động của động cơ. Tuy nhiên ưu điểm của phương pháp là có cấu trúc mạch điều khiển cực kì đơn giản. Tín hiệu phản hồi dòng điện sau khi qua khâu so sánh sẽ trực tiếp ra lệnh ON/OFF các transistor. Như vậy động cơ sẽ luôn duy trì được dòng làm việc không đổi đối với mọi cấp tốc độ cho phép.
Kết luận
Sau đây là một vài lưu ý cho nhà thiết kế trong việc chế tạo hệ thống điều khiển có sử dụng động cơ bước. Thông thường trên nhãn của một động cơ bước có ghi 3 thông số quan trọng sau: Dòng điện định mức, điện áp cơ bản (điện áp này bằng tích số giữa nội trở cuộn dây động cơ và dòng điện định mức), và góc quay cho mỗi bước (thông thường là 1,8o). Hai thông số đầu tiên thực sự quan trọng trong việc thiết kế mạch điều khiển cho động cơ bước vì ta có thể xác định được dòng điện đặt (Uref) và điện áp nguồn cấp (yêu cầu ít nhất lớn hơn 8 lần điện áp cơ bản).
Như đã phân tích ở trên, vai trò của các điôt sử dụng trong mạch ở chế độ băm xung là đặc biệt quan trọng. Vì vậy, yêu cầu phải chọn loại điôt có đặc tuyến nhanh (fast diode) và chịu đủ dòng. Các họ điôt như 1N4001 không thoả mãn các yêu cầu nêu trên. Một điều cần chú ý nữa khi bố trí các điôt này trong mạch là các điôt phía dưới của mạch cầu nên được nối với đất thay vì nối với cực Emiter của các transistor lực nhằm tránh các xung kim trên điện trở phản hồi gây nhiễu đánh lừa bộ so sánh phát sinh trong quá trình vận hành động cơ.
Tuỳ thuộc vào yêu cầu kinh tếm, kỹ thuật mà nhà thiết kế nên chọn phương pháp băm xung phù hợp. Chỉ huy ý rằng trong hai chế độ pha và inhibit băm xung, chế độ inhibit băm xung làm nóng động cơ và cầu điều khiển hơn cả, do thời gian dòng chạy qua các thiết bị công suất lớn hơn các chế độ khác. Đối với các chế độ pha băm xung thì băm xung 1 pha ít gây phát nhiệt trên cầu điều khiển hơn so với chế độ băm xung 2 pha.
Đối với mạch điều khiển động cơ bước công suất vừa và lớn, các biện pháp bảo vệ quá dòng, ngắn mạch... phải được chú ý nhằm tránh những hư hỏng không đáng có.
Trên cơ sở những nghiên cứu và phân tích nêu trên, chúng tôi đa thiết kế thành công mạch driver điều khiển động cơ bước đa năng có độ chính xác cao, tần số làm việc lớn và ổn định :
*
Driver có khả năng điều khiển chính xác động cơ các loại: Động cơ bước bipolar, unpipolar, hỗ trợ cả hai chế độ băm xung pha và inhibit với tốc độ động cơ lên đến gần 300 vòng/phút.
*
Phù hợp với những động cơ có dòng điện định mức < 2A.
*
Điện áp làm việc của drive từ 7 --> 40VDC.
*
Có khả năng hỗ trợ điều khiển PWM cho hai động cơ điện một chiều.
*
Tương thích ghép nối (TTL, CMOS) với các loại vi điều khiển thông dụng.
*
Có bảo vệ quá nhiệt và ngắn mạch cho mạch điều khiển.Chu Minh Cương
Công ty tự động hóa Hoàng Gia
Tel 0989 1487 68
Website:
-
Nguyên văn bởi luongsonk198 Xem bài viếtbác có bộ điều khiển nhiệt độ không? tìm trên mạng mà không thấy
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi bqvietServo cuối cùng vẫn chỉ là điều chỉnh tốc độ và đọc phản hồi vị trí
Qua cổng song song LPT cổ
https://www.electronicsforu.com/elec...eed-controller
Qua cổng USB - xem thêm đám FT232RL-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:56 -
-
bởi thiennam0703Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:32 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi bacthoMình cũng bị như vậy mà chưa biết ở đâu
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 21:00 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi nhathung1101Câu trả lời là không dùng được.
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
21-11-2024, 16:20 -
-
Comment on Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi Memem
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi MememMọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
bởi mantruongepuNhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
20-11-2024, 14:40 -
-
bởi TherulCảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
-
Channel: từ PIC tới dsPIC
20-11-2024, 07:20 -
-
Trả lời cho Em muốn hỏi mọi người về nguyên lý hoạt động, tần số của mạch công suất trong máy rửa siêu âm ạ.bởi nguyendinhvanBạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...-
Channel: Hỗ trợ học tập
19-11-2024, 22:44 -
Comment