Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Viết chương trình nội suy cho mô hình máy CNC

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Viết chương trình nội suy cho mô hình máy CNC

    Mình đang làm đồ án tốt nghiệp với đề tài chế tạo một mô hình máy phay CNC 2,5 D (trục x,y phối hợp nội suy với nhau, còn trục z thì chỉ đơn giản là tạo chiều sâu cắt thui, không phối hợp nội suy với các trục còn lại)
    Mình đang nghiên cứu để viết phần mềm nội suy trên máy tính và dự định truyền các thông số xuống vi điều khiển qua cổng COM, vi điều khiển chỉ làm nhiệm vụ điều khiển động cơ thui
    Tuy nhiên do mình ít kinh nghiệm nên dù đọc khá nhiều tài liệu thì mình vẫn không biết ý định của mình như vậy là đã ổn chưa? Và mình cũng chưa hình dung cụ thể việc viết chương trình nội suy ra sao?
    Mong các bậc tiền bối, cao nhân giúp đỡ nhiều
    Sự học là vô bờ, lúc nào cũng mong được các bạn chỉ bảo thêm, và mình sẵn sàng học hỏi!!
    Nền kỹ thuật của VietNam mình còn thấp, và mình ghét nhất là câu :"Một người Việt Nam giỏi hơn một người Nhật, nhưng ba người Việt Nam thì thua xa ba người Nhật" (không nhớ mình nghe ở đâu nữa)
    Hãy giúp đỡ nhau vì một tuơng lai cho nền kỹ thuật VietNam
    Không phải mình đang nhờ giúp đỡ nên mới "kêu gọi" để mọi người quan tâm đâu, mình xin hứa là vấn đề nào mình biết, mình sẵn sàng chia sẽ với mọi người
    Thân ái!

  • #2
    đề tài khá hay,mình cũng đang muốn tìm hiểu cách làm 1 máy cnc,ai có kinh nghiệm thì chia sẽ nhé!

    Comment


    • #3
      Mình cũng đang làm đồ án tốt nghiệp về đề tài này! Bạn có thể chia sẻ chút ít những gì bạn đã nghiên cứu được ko?

      Comment


      • #4
        Mình học CTM Bk48 , năm trước khi tìm đề tài tốt nghiệp ra trường mình cũng đã tìm hiểu khá nhiều về vấn đề này .Mình đã định làm một mô hình CIM (giống như ở fong CIM trên C8_BKHN) nhưng rồi thất bại. Thất bại ko phải vì mình ko biết làm mà đơn giản là vì kinh tế và thêm nữa là ko có người làm cơ khí cho mình (một miinh thì ko thể làm hết được bằng ấy việc trong nửa năm mặc dù quy trình và cách thức làm đã nắm tương đối kỹ) . Để có thể làm được để tài này mình có mấy lời khuyên hy vọng có thể giúp được các bạn đôi chút:
        +)Phải thành lập được một nhóm ít nhất là 3 người (có khả năng và đam mê),vừa để chia công việc vừa để đỡ tốn . Mỗi người sẽ đảm nhận một việc trong đề tài này ,cụ thể thì có 3 phần chính là Cơ Khí +Điện tử + Giao tiếp PC.Nếu thêm một người nữa nghiêm cứu về thuật toán nội suy thì tốt hơn .
        Bạn làm có khí thì có thể ko cần biết nhiều về công việc của 2 ng` còn lại nhưng 2 người làm phần điện tử và giao tiếp PC thì nhất thiết phải hiểu được công việc của nhau.Trước đây thì mình dự định sẽ làm cả 2 phần này.
        Một điều rất quan trọng là 2 bạn làm điện tử và viêt giao diện PC đã tìm hiểu vấn đề này từ lâu rồi (tức là có thể dùng thành thạo một loại vdk ,viết giao diện bằng VB hoặc VC++ .. tương đối rồi) chứ giờ mới bắt đầu thì ko thể làm được.
        +)Bạn nên tìm các anh khóa trước đã làm đề tài này rồi để xin tài liệu và nếu được họ giúp đỡ thì sẽ rất tốt .Nên lên trường xem các mô hình của năm trước xem họ làm cơ khí như thế nào , điện tử ra sao ...
        +) Thôi! hết giờ làm việc rồi , mình về nhà sẽ viết tiếp
        Thân

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi Nguyen Cong Xem bài viết
          Mình đang làm đồ án tốt nghiệp với đề tài chế tạo một mô hình máy phay CNC 2,5 D (trục x,y phối hợp nội suy với nhau, còn trục z thì chỉ đơn giản là tạo chiều sâu cắt thui, không phối hợp nội suy với các trục còn lại)
          Bác nào bên cơ khí giảng giùm em cái dòng in đậm với, em còn gà về cơ khí lắm nên không hiểu, thanks các bác trước
          Và con tim đã vui trở lại ....

          Comment


          • #6
            Máy CNC 2,5 trục thực chất chỉ có 2 trục: trục X và trục Y thực hiện các chuyển động tịnh tiến (ra/vào, trái/phải), còn trục thứ 3 (trục Z) chỉ thực hiện chuyển động quay để tạo lực cắt, các chuyển động này có thể được thực hiện đồng thời. Còn chuyển động lên/xuống của bàn máy thì chỉ có thể thực hiện riêng với các chuyển động trên, không kết hợp được, do đó chỉ có thể coi là 1/2 trục thôi. VÌ vậy, máy CNC 2,5 trục chỉ có thể gia công được các mặt phẳng 2D.

            Máy CNC 3 trục thì cả 3 trục X, Y và Z có thể thực hiện đồng thời, do đó có thể gia công được các vật thể 3D (như hình cầu chẳng hạn).

            Theo mình biết thì trên thế giới hiện nay đã có máy CNC 5 trục (có thông tin nói là 6 nhưng mình không chắc lắm thông tin này :P)

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi kinhaxac Xem bài viết
              Mình học CTM Bk48 , năm trước khi tìm đề tài tốt nghiệp ra trường mình cũng đã tìm hiểu khá nhiều về vấn đề này .Mình đã định làm một mô hình CIM (giống như ở fong CIM trên C8_BKHN) nhưng rồi thất bại. Thất bại ko phải vì mình ko biết làm mà đơn giản là vì kinh tế và thêm nữa là ko có người làm cơ khí cho mình (một miinh thì ko thể làm hết được bằng ấy việc trong nửa năm mặc dù quy trình và cách thức làm đã nắm tương đối kỹ) . Để có thể làm được để tài này mình có mấy lời khuyên hy vọng có thể giúp được các bạn đôi chút:
              +)Phải thành lập được một nhóm ít nhất là 3 người (có khả năng và đam mê),vừa để chia công việc vừa để đỡ tốn . Mỗi người sẽ đảm nhận một việc trong đề tài này ,cụ thể thì có 3 phần chính là Cơ Khí +Điện tử + Giao tiếp PC.Nếu thêm một người nữa nghiêm cứu về thuật toán nội suy thì tốt hơn .
              Bạn làm có khí thì có thể ko cần biết nhiều về công việc của 2 ng` còn lại nhưng 2 người làm phần điện tử và giao tiếp PC thì nhất thiết phải hiểu được công việc của nhau.Trước đây thì mình dự định sẽ làm cả 2 phần này.
              Một điều rất quan trọng là 2 bạn làm điện tử và viêt giao diện PC đã tìm hiểu vấn đề này từ lâu rồi (tức là có thể dùng thành thạo một loại vdk ,viết giao diện bằng VB hoặc VC++ .. tương đối rồi) chứ giờ mới bắt đầu thì ko thể làm được.
              +)Bạn nên tìm các anh khóa trước đã làm đề tài này rồi để xin tài liệu và nếu được họ giúp đỡ thì sẽ rất tốt .Nên lên trường xem các mô hình của năm trước xem họ làm cơ khí như thế nào , điện tử ra sao ...
              +) Thôi! hết giờ làm việc rồi , mình về nhà sẽ viết tiếp
              Thân
              Kinh nghiệm của bạn rất bổ ích! Mình học ở CĐT, nhóm mình có 3 người. Nhưng quả thực lúc được giao đề tài làm bộ điều khiển cho máy CNC có sử dụng PIC, chẳng đứa nào trong nhóm biết PIC là cái quái gì cả! Hơn nữa, có vẻ trong nhóm có mỗi mình mình là chịu tìm hiểu, mấy đứa còn lại toàn chơi. Hic! Hiện giờ mình nắm được thằng PIC cũng tương đối, tìm hiểu được một chút về thuật toán nội suy. Cũng may là mình không phải làm phần cứng (vì có sẵn cái máy CNC mini ở trên trường rồi, mỗi tội nó dùng 8051, giờ mình phải thay bằng PIC), vấn đề bây giờ chỉ là lập trình phần nội suy và kết nối với máy tính thôi, phần giao diện điều khiển thì thằng khác nó làm, nhưng mà thằng này nó lười lắm, chẳng biết rồi sẽ đi đến đâu !

              Comment


              • #8
                Lâu rồi không lên mạng, không ngờ luồng thảo luận do mình tạo ra ngày mới nhận đồ án lại sôi động đến vậy, tưởng không ai thèm vào chứ. Hehe..
                Hôm nay trở lại thì mình đã xong đồ án rồi, có chút đỉnh kinh nghiệm để truyền lại cho anh em đây!
                Để lời nói của mình có tính thuyết phục thì mình xin tự khoe một chút: trong đồ án vừa qua, nhóm mình (nhóm Mekatech, ngành cơ điện tử, đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh) đã bảo vệ thành công đồ án: “Thiết kế, thi công và điều khiển máy CNC 3 trục” với số điểm khá cao (10.0; 9.9; 9.9; 9.9)
                Có thể xem kết quả tại đây: spktforum.info/index.php?showtopic=7956
                Kết quả nhóm mình đạt được như sau:
                Đọc file .DXF (một định dạng file của AutoCad) dưới dạng 2D (gồm các đoạn thẳng, cung tròn và đường tròn, không bao gồm các đường spline), tìm kiếm, sắp xếp và tạo ra file G code để điều khiển máy CNC theo hướng tối ưu hóa thời gian gia công với tâm dao chính là các đường có trong bản vẽ file DXF còn thông số công nghệ cắt gọt được nhập bởi người dùng. Phần mềm này nhóm tự viết, tạo ra file G code dưới dạng văn bản, và nhóm đã chạy thử file G code này trên các phần mềm mô phỏng (ví dụ Master Cam hoặc các phần mềm khác trên mạng). Kết quả rất tốt!
                Chế tạo phần cơ khí dựa trên một máy phay cũ và chế tạo mạch điều khiển cho máy với động cơ DC servo ở hai trục x, y và động cơ bước trục z. Phần cơ khí thiết kế theo hướng nhỏ gọn, đơn giản nhưng phải đảm bảo độ cứng vững và chắc chắn để phay trên vật liệu mẫu (ở đây nhóm mình dùng MICA)
                Phần điện tử, bọn mình dùng vi điều khiển giao tiếp điều khiển với hai IC điều khiển vị trí LM629. Vi điều khiển giao tiếp với máy tính theo chuẩn RS232 qua cổng COM
                Viết phần mềm đọc file G code và điều khiển máy hoạt động (có sự phối hợp giữa máy tính và vi điều khiển)
                Kết quả cuối cùng là nhóm đã có thể phay rất tốt các sản phẩm 2D có biên dạng phức tạp (như các chữ, ký tự) với độ chính xác cũng tương đối (0.2mm) một cách tự động hoàn toàn (từ bản vẽ >> file G code >> sản phẩm)
                Một số kinh nghiệm của mình
                Đúng như bác kinhaxac đã nói: làm máy CNC đòi hỏi không những phải có một nhóm đủ đông (3,4 người) mà còn phải đam mê nghiên cứu nữa. Mỗi người phải đảm trách một việc và phối hợp đồng bộ với nhau.
                Làm cơ khí máy CNC là rất tốn tiền, nên trước khi làm cần tính toán cẩn thận các phương án. Và phải biết chỗ mua hoặc gia công đồ nữa. Nói chung nếu có tốn tiền một ít thì cũng phải cố gằng. Đam mê cũng có cái giá của đam mê!
                Nhưng phần cơ khí phải đảm bảo tốt (độ rơ, độ cứng vững..). Đó là điều kiện cần để phần mềm có thể hoạt động được (chứ phần mềm tốt mà phần cứng không đảm bảo thì làm sao chạy tốt được)
                Người lập trình cần phải có kinh nghiệm (không cần thật giỏi đâu) về một phần mềm lập trình trên máy tính cũng như một ngôn ngữ lập trình và cấu trúc, cách sử dụng một loại vi điều khiển. Trong quá trình làm phải cố gắng mày mò nghiên cứu, học hỏi thêm. Nói chung đó là một phần khó, nhưng lại mang tính quyết định cho toàn bộ máy. Đó là việc hơi bị “nặng óc” nhưng lại đỡ “tốn tiền” (mà tiền thì sinh viên ai cũng thiếu, còn chất xám, dân Việt Nam mình đầy! Hehe.. Nổ tí!). Nhưng chắc chắn là bạn sẽ học hỏi được rất nhiều, sẽ trưởng thành rất nhiều sau khi hoàn thành đồ án này
                Nói chung, các bạn trong nhóm cần hết sức nỗ lực, đoàn kết và không ngừng cố gắng. Tôi chắc chắn các bạn sẽ thành công!

                Comment


                • #9
                  Các anh có thể share đồ án của các anh lên cho anh em tham khảo được không. Các anh nên chia sẽ cho anh em để anh em có thể từ cái máy của mấy anh phát triển lên cho tốt hơn, chứ bây giờ mấy anh ra trường rồi chắc không nghiên cứu về nó nữa, mà vứt xó thì phí quá. Chúng ta nên đi lên từ cái sẵn có chứ không nên cứ lặp đi lặp lại những cái đã có, có như thế thì đất nước ta mới phát triển được chứ. Còn không nếu bây giờ bọn em lại nghiên cứu từ đầu một cái máy CNC mới thì phí thời gian quá.

                  Comment


                  • #10
                    mình bảo về sẽ viết tiếp mà quên khuấy mất giờ mở mail mới nhớ .
                    Như bạn TYFN nói thì mình nghĩ đồ án của bạn ko thể hoàn thành như dự kiến được(tức là đạt được mục đích ban đầu).
                    Về máy CNC theo mình biết thì đã có loại 7 trục.
                    Có một cách làm khác mà ko cần dùng vdk , đó là giao tiếp qua cổng máy tính (tức là máy tính sẽ điều khiển các động cơ và các cơ cấu khác).cái này thì đòi hỏi phần giao diện PC phải mạnh , các bạn có thể tham khảo phần mềm Mach3 .
                    Nếu muốn làm theo cách này các bạn có thể dùng fần mềm Mach3 làm giao diện PC , vấn đề còn lại là thiết kế cơ khí và điện tử cho tương thích .Nếu ko cũng có thể tự viết 1 cái giao diện cho riêng mình nhưng sẽ vất vả đó
                    Khi nào có thời gian hơn mình sẽ up tài liệu cho các bạn tham khảo
                    Last edited by kinhaxac; 28-03-2009, 18:22.

                    Comment


                    • #11
                      cái luồng này đang sôi nổi mà sao tự nhiên không thấy ai tham gia thảo luận nữa vậy??? e đọc cả buổi thấy hay lắm thì tới đây dừng lại. rốt cuộc e cũng chẳng biết cách làm 1 cái máy cnc là như thế nào và bắt đầu từ đâu. mong các pro chỉ e với!!

                      Comment


                      • #12
                        Chào anh công. đầu tiên em xin chúc mừng anh đã hoàn thành tốt đồ án của mình

                        em có 1 số vấn đề cần sự chỉ bảo của anh.
                        nhóm em cũng nghiên cứu và đang làm đề tài tốt nghiệp khá giống của anh đã làm, chỉ khác chút là bon em làm máy cẵt kính, dùng động cơ bước thay vì servo như anh đã làm, trước mắt mục tiêu của nhóm em là viết được hàm nội suy, sau đó mới nghĩ đến việc khai triển từ CAD2D=> Gcode.

                        nhóm em đang nghiên cứu nhưng có nhiều khó khăn, nếu được anh giúp 1 số kinh nghiệm thì sẽ rất tốt.
                        anh có thể chỉ giúp em cách mà anh đã viết hàm nội suy được không?
                        anh có thể cho em xin số liên lạc, hay địa chỉ mail cũng được
                        rất mong nhận được sự giúp đỡ từ anh.

                        mail của em: ngocthiem3g@gmail.com
                        nếu có thể anh mail cho em được chứ

                        Comment


                        • #13
                          không hiểu các bác sao.
                          mấy cái thuật toán nội suy tui post rui và thực tế cũng đã làm rùi mà sao tui post lên ko thấy ai ý kiến gi` hết mà hỏi lại vậy.
                          tui cũng hay viết về cái nay`
                          bác nào mún trao đổi thì cafe đi
                          nói chuyện cho đã.
                          hihi
                          tp hcm
                          trần hoàng giang
                          0905438533
                          Cty TNHH Cơ Điện tử Hiệp Phát.
                          ------------------------------------------
                          Trần Hoàng Giang
                          11-04-1985

                          Mobil: 0905 438 533

                          Comment


                          • #14
                            em đang làm đồ án tốt nghiệp về đề tài thiết kế chế tạo mô hình máy phay cnc điều khiển 2d. nhưng vẩn chưa giải được bài toán tạo hình bề mặt và đường dịch chuyển dụng cu bằng phép nội suy, củng như ngưỡng tần số nội suy, có aiềui có tài liệu này không giúp em với. vui lòng gửi về email minhhuong202@gmail.com. xin cảm ơn mọi người rất nh

                            Comment


                            • #15
                              em cũng đang làm đồ án về vấn đề này...bác NguyenCong đã bảo vệ thành công, bác có thể chia sẻ tài liệu của mình cho em được không....quả thực em đang rất cần tài liệu về thiết kế máy CNC giống như bác....cảm ơn bác...mail của em : tieuvunth@gmail.com

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              Nguyen Cong Tìm hiểu thêm về Nguyen Cong

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X