Thông báo

Collapse
No announcement yet.

mạch điện cua robocon các năm trước

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi quoc_thaibk Xem bài viết
    Trước mình cũng xài kiểu đấy.
    Sau này bỏ hẳn.
    Hoạt động với động cơ công suất nhỏ thì đc khi lên đến cỡ (24V-6A) thì nó cháy FET như điên.
    Mò đủ cách cuối cùng có 1 cách hết sức đơn giản.
    Thêm trở trên đường tới cực Gate hạn bớt áp kích cho FET.
    Lan hương giải thích thử xem điểm này thế nào.
    Cần phải tra datasheet để biết điện áp V(G) tới hạn của FET mà sử dụng zenner phù hợp. Việc vượt điện áp tới hạn này (hay xung kích chứa đỉnh hài cao hơn điện áp V(G) tới hạn) phải trả giá bằng ... chết FET.

    Nhất là đối với motor BDC thì xung hài trả về gate có khi lên đến 18 --> 20 pV. Bắt buộc phải có điện trở R(G) kết hợp Zenner trong mọi trường hợp anh ạ.

    Ví dụ, theo datasheet thì IRF840B có V(G) = 8V. FQA10N80C thì V(G) = 11V. Mạch dưới đây dùng FQA10N80C nên R = 47; Zenner = 11V.



    Thân ái.

    Lan Hương.

    Comment


    • #17
      cái mạch như BK pro chỉ dùng ở những mạch công suất lớn đòi hỏi tần số cao , chứ nếu dùng cho ROBOCON thì quá thừa , chả có tác dụng gì cả . mà nếu như thế tôi thấy con trở 330 2W chả hiểu các bác tính toán kiểu gì mà dùng tới 2 W (dòng ở đâu ra mà phải dùng tới 2W?? tải cho cái gì ?? ) và có cái giá trị 330 ( qua nhỏ gây thiệt dòng có thể dẫn tới ko đóng hết mosfet nếu trường hợp đầu vào hơi yếu)
      mà bình tHừong MÒET chỉ cần dòng rất nhỏ là có thể đóng được.
      tôi thấy mạch này rất bất hợp lý
      |

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
        Cần phải tra datasheet để biết điện áp V(G) tới hạn của FET mà sử dụng zenner phù hợp. Việc vượt điện áp tới hạn này (hay xung kích chứa đỉnh hài cao hơn điện áp V(G) tới hạn) phải trả giá bằng ... chết FET.

        Nhất là đối với motor BDC thì xung hài trả về gate có khi lên đến 18 --> 20 pV. Bắt buộc phải có điện trở R(G) kết hợp Zenner trong mọi trường hợp anh ạ.

        Ví dụ, theo datasheet thì IRF840B có V(G) = 8V. FQA10N80C thì V(G) = 11V. Mạch dưới đây dùng FQA10N80C nên R = 47; Zenner = 11V.



        Thân ái.

        Lan Hương.
        - em thấy cái mạch này của chi LAn HƯƠNG có chỗ bất hợp lý ( có thể là sai)
        con MOSFET bên trên có đầu ra là LOAD đúng ko nhỉ
        - giả dụ tải của chị từ chân S qua tải rồi xuống GND . (dúng ko nhỉ?)
        - thì thử hỏi xem mạch có chay ko ??
        - theo em là ko bao h chạy
        |

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi quoc_thaibk Xem bài viết
          Trước mình cũng xài kiểu đấy.
          Sau này bỏ hẳn.
          Hoạt động với động cơ côgn suất nhỏ thì đc khi lên đến cỡ (24V-6A) thì nó cháy FET như điên.
          Mò đủ cách cuối cùng có 1 cách hết sức đơn giản.
          Thêm trở trên đường tới cực Gate hạn bớt áp kích cho FET.
          Lan hương giải thích thử xem điểm này thế nào.
          bình thường điện áp điều khiển đưa tới mosfet cho phép dưới 20v( tùy tùng loại , nhưng tầm từ đó trở xuống)(
          mình nghĩ nếu đầu vào của bạn vượt quá ngữong đó thì sẽ gây chết mosfet
          còn cái đoạn cấp nguồn cho cặp A1015-C1815 thì ko quan trong là nguồn cấp là bao nhiêu (vì điện áp vào lúc nay ko phục thuộc vào mạch này mà chỉ phụ thuộc vào điện áp điều khiển đau vào chân B ... mạch này chỉ là mạch đệm , nếu tính đến hệ số khuyếch đại thì nó <=1 )
          |

          Comment


          • #20
            thường thì đội BKPRO đưa cái mạch đó ra và nếu bạn nào lắp motor 24v mà ko đế ý thì thường là đốt mosfet như đốt giấy ( thương các bạn sinh viên quá ) ( nên tự làm cho mình một mạch đúng như hiểu biết , chứ ko nên sao chép những cái mà thự sự ko phả là tinh hoa
            mà tôi thấy con DIODE trước con NPN sẽ gây nhiều trục trặc cho mạch của bạn , và nó chả có ý nghĩa gì trong mạch

            đếm đi đếm lại thấy ít nhất có 2 chỗ vô lý (diode + trở)
            còn lại 2 con kia thì tùy các bác thôi . theo tôi là ko dùng
            |

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
              Cần phải tra datasheet để biết điện áp V(G) tới hạn của FET mà sử dụng zenner phù hợp. Việc vượt điện áp tới hạn này (hay xung kích chứa đỉnh hài cao hơn điện áp V(G) tới hạn) phải trả giá bằng ... chết FET.

              Nhất là đối với motor BDC thì xung hài trả về gate có khi lên đến 18 --> 20 pV. Bắt buộc phải có điện trở R(G) kết hợp Zenner trong mọi trường hợp anh ạ.

              Ví dụ, theo datasheet thì IRF840B có V(G) = 8V. FQA10N80C thì V(G) = 11V. Mạch dưới đây dùng FQA10N80C nên R = 47; Zenner = 11V.



              Thân ái.

              Lan Hương.
              hic nhìn em thấy hơi lạ .. so lại phải có tới 2 con diode ở chỗ nguồn 15V ???
              xin chỉ giáo
              |

              Comment


              • #22
                đúng như quocthai_bk nói có thể kích fet bằng cách thêm một điện trở nối với cực gate kích fet.song nó không phải để hạn bớt áp kích.
                Mình tán thành cách kích push-pull theo nmhai giải thích,cách kích fet này đóng mở fet dứt khoát.

                Comment


                • #23
                  Mạch điều khiển động cơ DC thì có nhiều loại, tùy theo ứng dụng mà các bạn chọn cho mình, đây là một số kiểu mạch dùng cho động cơ DC công suất nhỏ, thích hợp cho robocon. Mạch điều khiển động cơ DC

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi phucvinh_el Xem bài viết
                    hic nhìn em thấy hơi lạ .. so lại phải có tới 2 con diode ở chỗ nguồn 15V ???
                    xin chỉ giáo
                    Hai con diod mắc như thế khi nguồn cấp cho mạch MOSFET driver sử dụng chung với các tải phức tạp như động cơ hay các cuộn dây relay. Nhưng xung âm do chúng có thể rò qua mối nối của diod dẫn dòng 4007 phía trên (gây rối loạn tạm thời hoạt động của bộ FET driver) --> sẽ bị nối tắt bởi diod dập xung nghịch 4007 (phía dưới).

                    Một accu dùng cho cả một lô tải đủ thứ, phải cẩn thận từng chút một, nếu không có thể phải khóc mếu dở chừng cuộc chơi. Nguồn cho các bộ điều khiển khác cũng cần "đối xử ưu ái" thế này cùng với mắc lọc nhiễu LC.

                    Lan Hương.

                    Comment


                    • #25
                      mach robocon tu dong

                      cái này của bác dùng cho robot hay thạt

                      Comment


                      • #26
                        Không hiểu sao mình có thử qua mạch BKPRO ấy, Fet cháy + mấy con B562 và D468 cũng ra đi như điên...., không hiểu sao nữa(24V) Chán quá mình chẳng dùng nữa. Mà mạch cho robocon băm xung có đến 4k không chứ, động cơ lúc chạy có chưa đến 1A, lại dùng mấy con fet toàn 25A với 28A,50A...

                        Comment


                        • #27
                          xin lỗi vì đã múa rìu qua mắt thợ nha.mình cũng gà lắm nhưng cũng dc đóng góp ý kiến.Bác nmhai nói như vậy cũng đúng nhưng để cụ thể hơn thì:khi PWM2 mức 1 sẽ qua diode đến cực B của tranzitor nghịch D468 làm B468 thông khi đó sẽ có 1 dòng đi từ C xuống E.tranzitor thuận B562 lúc này sẽ tắt tức là k có dòng đi từ E xuống C.Vì vậy điện áp 12V đi đến mosfet IRF540 làm mosfet này thông.Điện áp 24V sẽ qua động cơ dc2 và xuống mass.-> động cơ chạy
                          Khi PWM 2 ở mức 0 thì ngược lại d468 sẽ tắt b562 sẽ thông->k có dòng đi qua mosfet k mở ->động cơ k chạy
                          điện trở công suất ở hình vẽ làm nhiệm vụ xả lượng điện áp còn dư xuống mass

                          Comment


                          • #28
                            Con diode trước con trans npn dùng để phân cực, giúp hai con trans driver không bị trùng dẫn, thường thì không cần thiết, có thể nối tắc lại vì bản thân cách mắc này đã có phân cực 1.5v rồi.
                            Con điện trở 330-2w đó thực ra chỉ cần 1w thôi cũng được, điện trở càng nhỏ thì thời gian xả Cin càng nhanh, giúp fet đóng ngắt tốt. Nói vậy chứ thường khi ai tiếp xúc với mosfet đều nghĩ là nó chỉ cần kích bằng áp, điều này đúng, nhưng khi cần đóng ngắt fet ở tốc độ cao thì dòng kích fet có thể rất lớn mới có thể nạp đầy Cin trong thời gian tính toán. Nói đơn giản, để nạp xả một cái tụ 30nC (tương đương total gate charge của con IRF540) trong thời gian 1uS thì dòng nạp xả là bao nhiêu? Và thử tính chẳng hạn cho con IGBT 2MBI150NC-060 mà tôi hay dùng thì dòng kích hoàn toàn không nhỏ.
                            Còn các fet này theo datasheet thì có dòng rất cao, nhưng bạn xem lại trong đồ thị vùng làm việc an toàn của fet mới thấy, dòng cao đó chỉ tương ứng với áp rất thấp, còn tại vùng áp cao thì không đạt, chẳng hạn IRF540 tại 24v chỉ an toàn khi làm việc khoảng 3a thôi.

                            Comment


                            • #29
                              Mạch của BKPRO kích fet khá tốt, tuy nhiên có điểm không hay là các bác ấy dùng 2803 đệm, lại thêm opto 521 do đó thời gian delay khá lâu, không phù hợp cho mạch kích tốc độ cao.
                              Các bạn nên xem thêm datasheet cũa mấy con opto kích fet và trans chuyên dụng như TLP 250, 350,351, pc921923,922 có thể có ích.

                              Comment


                              • #30
                                Ôi, mạch cho mấy con Robốt thôi ông ơi, làm gì đến mức độ vậy chứ. Động cơ chạy, dòng chưa đến 1A, băm xung chưa đến 4K

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hoasua_2005 Tìm hiểu thêm về hoasua_2005

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X