Thông báo

Collapse
No announcement yet.

mạch điện cua robocon các năm trước

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Xin góp thêm chút ý kiến !
    Em cũng không hiểu rõ lắm về thiết kế mạch công suất !
    Nhưng "học theo" BKPRO em làm giống theo nguuyên lý, giá trị linh kiện thì thay đổi chút ít !
    Thấy chạy rất ổn ! Chưa chết một con IRF540 nào !! hihih
    Chúc các bác một mùa ROBOCON thành công !
    0945061338(vocam.h@gmail.com,lehanhdtk3@gmail.com)
    ||
    PROGRAMING(C,ASM),HARDWARE,LMD,RTC,GPRS,GPS....ALL OF VDK

    Comment


    • #32
      mình cũng học theo mạch công suất của mấy bác bkpro nhưng robot chạy ko được mượt cho lắm(nó hay ngúc ngoắc).em dùng 89c51.có bác nào biết lí do chỉ giùm em.em cảm ơn nhiều

      Comment


      • #33
        Chạy mượt hay không là do mình lập trình, hoặc do cơ khí thiết kế không tốt, chứ phần mạch như vậy cũng ok rồi. Bạn nên dùng con P89x51Rx để có sẵn kênh điều xung, chứ dùng 89C51 phải tự lập trình điều xung bằng phần mềm không tốt lắm, ảnh hưởng đến chương trình chính.
        Good luck!
        Last edited by nmhai; 09-01-2009, 17:20.

        Comment


        • #34
          mình chú ý các bạn đùng dùng mạch này với điện 24v , nếu 24v thì phải sửa lại chút đấy ,
          còn cái vụ con trở 330/ 2W , theo bác gì ấy(ko nhớ tên) bảo là để xả điện còn dư xuống mass, thế em hỏi bác : con PNP (B562) để làm gì vậy ạ
          chẳng nhẽ cần tới 2 con để xả một lượng điện dòng nhỏ ( nó từ con opto ra đấy) ??
          tôi thấy đội gì gì của BK nhưng năm 2008 đã sửa lại mạch khác với bkpro là thấy rất hợp lý,
          năm vừa rôid mạch của đội tôi cũng như thế và chạy rất ốn định
          |

          Comment


          • #35
            mạch của bkpro đã tạo ra một sai lầm tương đối lớn cho các thế hệ đàn em
            bây h tôi thấy đội nào cũng làm mạch giống BK pro , nhưng thật là nhiều thứ thừa , và nếu ko hiểu sâu , ko áp dụng đúng là muối bỏ bể , vứt tiền qua của sổ
            |

            Comment


            • #36
              Cái gì cũng có quá trình của nó, đi từ thấp lên cao. Mạch đó đã được làm từ lâu rồi, nếu các thế hệ sau áp dụng mà thấy không tốt thì phải tự mình cải tiến lại cho good hơn. không thể trách ai được. các bạn có thể tham khảo mạch điều khiển động cơ DC ở đây để chọn một loại phù hợp với mình Một số loại mạch điều khiển động cơ DC
              Good luck!

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi phucvinh_el Xem bài viết
                mình chú ý các bạn đùng dùng mạch này với điện 24v , nếu 24v thì phải sửa lại chút đấy ,
                còn cái vụ con trở 330/ 2W , theo bác gì ấy(ko nhớ tên) bảo là để xả điện còn dư xuống mass, thế em hỏi bác : con PNP (B562) để làm gì vậy ạ
                chẳng nhẽ cần tới 2 con để xả một lượng điện dòng nhỏ ( nó từ con opto ra đấy) ??
                tôi thấy đội gì gì của BK nhưng năm 2008 đã sửa lại mạch khác với bkpro là thấy rất hợp lý,

                em nghĩ con trở 330/2W đó ko phải xả điện dư mà là hạn dòng qua con D468 khi D468 được kích dẫn

                Comment


                • #38
                  Điện trờ đó dùng tạo dòng cho con trans npn kích. Theo datasheet thì mỗi con trans sẽ làm việc ( ở đây là dẫn) khi dòng làm việc đạt một giá trị nào đó. Thực sự không cần phải nhỏ vậy đâu,chẳng hạn 2n2222 sẽ cho tốc độ max switching tại tải I = 20mA -> U=12v R = 600ohm.

                  Comment


                  • #39
                    Mấy bác mà nối con trở 330/2W đó xuống mass là sai lầm lớn rồi đó.Nếu làm như vậy các bác chỉ chạy được động cơ dưới 1A thôi chứ trên là con IRF 540 sẽ nóng rất nhanh (khoảng 10 s với động cơ 3A là không thể chạm tay vào con 540 được ngay cả khi có tản nhiệt).Máy bác phải nối con đó giữa 2 chân của con đẩy kéo với cực G của 540 thì sẽ không sao hết ,ngay cả dong 5 A cũng không có nóng,



                    Vài kinh nghiệm là robocon chia sẽ với các bạn.

                    Chúc vui

                    Comment


                    • #40
                      Không phải vậy đâu. Nó nóng là do trans D drive của bạn không bão hòa, nên ngay cả khi kích áp VGS không đảm bảo làm cho Fet bão hòa nên nó nóng. Nếu trans driver dẫn tốt, áp GS đạt cao hơn 10v thì làm sao fet nóng khi dẫn chỉ 1A? Còn mắc nối tiếp là đề setup risetime cho fet và hạn dòng cho con drive trong trường hợp Cin của fet lớn, thường người ta cùng vài chục ohm thôi, không hơn 100ohm đâu, fet nhỏ nhỏ, trans drive dòng lớn thì không cần. Mình thì thường dùng Rgs = 1k để dự phòng khi trans driver bị hỏng thì Fet tự tắt.

                      Comment


                      • #41
                        Ở đây mình nói là nối con trở giữa cực B của con D & B Với cực G của con 540.Thường thì mình dùng chỉ 10 ohm
                        Vừa rồi vì mạch này mà đội robo của mình mất gần 2 tháng trời để làm được mạch, nên mình mới nhận thấy được điều này.

                        Vài lời góp ý.
                        Chúc vui.

                        Comment


                        • #42
                          Ủa sao lạ vậy, bạn phải nối G của Fet với E chung của cặp trans drive chứ. Thông thường điện trở này khoảng vài chục ohm. Bạn làm 2 tháng còn mình thì đụng lĩnh vực này khoảng 5 năm rồi, từ lúc bắt đầu thì đốt fet cũng nhiều, giờ thì mấy con fet thấp áp tầm nhỏ nhỏ này cũng ít xài, chỉ cho mấy cái mạch robocon thôi.

                          Comment


                          • #43
                            Cái vấn đề này thì em mù tịt rồi , Robocon của em chạy tít mít có sao đâu , chưa hỏng 1 linh kiện nào từ ngày chạy đến khi thi, Tại mỗi mấy em cơ khí .....

                            Comment


                            • #44


                              @phucvinh_el
                              cái mạch như BK pro chỉ dùng ở những mạch công suất lớn đòi hỏi tần số cao , chứ nếu dùng cho ROBOCON thì quá thừa , chả có tác dụng gì cả . mà nếu như thế tôi thấy con trở 330 2W chả hiểu các bác tính toán kiểu gì mà dùng tới 2 W (dòng ở đâu ra mà phải dùng tới 2W?? tải cho cái gì ?? ) và có cái giá trị 330 ( qua nhỏ gây thiệt dòng có thể dẫn tới ko đóng hết mosfet nếu trường hợp đầu vào hơi yếu)
                              mà bình tHừong MÒET chỉ cần dòng rất nhỏ là có thể đóng được.
                              tôi thấy mạch này rất bất hợp lý
                              thường thì đội BKPRO đưa cái mạch đó ra và nếu bạn nào lắp motor 24v mà ko đế ý thì thường là đốt mosfet như đốt giấy ( thương các bạn sinh viên quá ) ( nên tự làm cho mình một mạch đúng như hiểu biết , chứ ko nên sao chép những cái mà thự sự ko phả là tinh hoa
                              mà tôi thấy con DIODE trước con NPN sẽ gây nhiều trục trặc cho mạch của bạn , và nó chả có ý nghĩa gì trong mạch

                              đếm đi đếm lại thấy ít nhất có 2 chỗ vô lý (diode + trở)
                              còn lại 2 con kia thì tùy các bác thôi . theo tôi là ko dùng
                              mạch của bkpro đã tạo ra một sai lầm tương đối lớn cho các thế hệ đàn em
                              bây h tôi thấy đội nào cũng làm mạch giống BK pro , nhưng thật là nhiều thứ thừa , và nếu ko hiểu sâu , ko áp dụng đúng là muối bỏ bể , vứt tiền qua của sổ
                              Có vẻ bạn chưa xem kỹ mạch của người ta đã phán "bất hợp lý" cho 1 sản phẩm đã hoạt đông ok trong thực tế. Cái điện trở 330ohm/2W đó 1 cậu sv năm thứ 2 học điện tử tử đại cương, thậm chí học sinh lớp 12 có học môn KT điện tử nó cũng biết là để làm gì mà. Còn chiếc diode chặn ở cực B của D468 đòi hỏi "trình độ" theo tỉ lệ 10% lý thuyết + 90% thực hành của bạn để biết chức năng thực sự của nó dùng vào trong mạch này để làm gì (giải thích ở dưới)


                              @GA_CN
                              Con diode trước con trans npn dùng để phân cực, giúp hai con trans driver không bị trùng dẫn, thường thì không cần thiết, có thể nối tắc lại vì bản thân cách mắc này đã có phân cực 1.5v rồi.
                              Con điện trở 330-2w đó thực ra chỉ cần 1w thôi cũng được, điện trở càng nhỏ thì thời gian xả Cin càng nhanh, giúp fet đóng ngắt tốt. Nói vậy chứ thường khi ai tiếp xúc với mosfet đều nghĩ là nó chỉ cần kích bằng áp, điều này đúng, nhưng khi cần đóng ngắt fet ở tốc độ cao thì dòng kích fet có thể rất lớn mới có thể nạp đầy Cin trong thời gian tính toán. Nói đơn giản, để nạp xả một cái tụ 30nC (tương đương total gate charge của con IRF540) trong thời gian 1uS thì dòng nạp xả là bao nhiêu? Và thử tính chẳng hạn cho con IGBT 2MBI150NC-060 mà tôi hay dùng thì dòng kích hoàn toàn không nhỏ.
                              Còn các fet này theo datasheet thì có dòng rất cao, nhưng bạn xem lại trong đồ thị vùng làm việc an toàn của fet mới thấy, dòng cao đó chỉ tương ứng với áp rất thấp, còn tại vùng áp cao thì không đạt, chẳng hạn IRF540 tại 24v chỉ an toàn khi làm việc khoảng 3a thôi.
                              Bạn phát biểu đúng về sự trùng dẫn có thể xảy ra của 2 chiếc trans D468 & B562 nhưng chưa chính xác về tác dụng của chiếc diode tại cực B của D468 đâu. It nhất là theo ý đồ thực sự của tác giả của sơ đồ này - BKPro.

                              Điện trờ đó dùng tạo dòng cho con trans npn kích. Theo datasheet thì mỗi con trans sẽ làm việc ( ở đây là dẫn) khi dòng làm việc đạt một giá trị nào đó. Thực sự không cần phải nhỏ vậy đâu,chẳng hạn 2n2222 sẽ cho tốc độ max switching tại tải I = 20mA -> U=12v R = 600ohm.
                              Về chế độ hoạt động của tranistor npn ở đây bạn đúng khi nói nó hoạt động ở chế độ switching

                              Có thể mình đang mắc sai lầm cổ điển là phê bình người khác nhưng nghe các bạn phán vội vàng trước 1 cái sơ đồ đã có kết quả hoạt động ok trên thực tế (mà cái sơ đồ đó không hẳn 1 mình BKPro tự thiết kế đâu, còn có cả sự hướng dẫn của các thầy cô giáo nữa đấy!) Vậy mà các bạn phán "ngọt" 1 câu chỉ sau khi đảo mắt vài giây mà không tìm hiểu cho thấu cái hay chứa đầy trải nghiệm thực tế của các bạn ý mà lại cố gắng "đếm đi đếm lại" để tìm cho ra cái nào đó bất hợp lý! Bây giờ các bạn chú ý vào các dòng in đậm nhé:

                              Con điện trở 330/2W là điện trở phân áp cho D468 mà theo sơ đồ nó mắc kiểu lặp emitter với trở 330 chính là tải, giá trị của điện trở này cần lấy sao cho nó dung hòa 2 điều kiện: Không thể lớn quá vì sẽ gây hồi tiếp âm lớn trên tiếp giáp B-E của D468 (Vbe = PWM2 - sụt áp trên trở), sẽ khiến transistor này ko thể bão hòa, dẫn tới sụt áp trên C-E lớn ==> kéo theo điện áp cực Gate của MOSFET quá thấp (Vg = Vcc - Vce[D468]) khiến MOSFET không thể mở. Nhưng cũng không thể lấy giá trị điện trở này quá nhỏ vì dòng điện chảy qua nó chính là dòng cực phát của D468 mà khi nó bão hòa gần như toàn bộ Vcc đặt lên điện trở này, nếu trở này quá nhỏ dòng điện chạy qua C-E của D468 sẽ rất lớn sẽ khiến transistor này bốc khói chỉ sau vài nhịp hoạt động. Vậy phải chọn điẹn trở này ở vùng trung gian, giá trị không nhất thiết phải tính toán bằng lý thuyết làm gì cả, người có kinh nghiệm thực hành mạch có thể áng chừng giá trị cho nó trong khoảng 100 ohms < R < 1K, mà ở đây họ đã chọn 330 ohms. Chỉ có điều sau khi đã ấn định giá trị cho nó thì phải tính toán công suất chịu nhiệt, ở đây: điện áp cực đại đặt lên điện trở chính là Vcc, vậy phải chọn loại trở có công suất tản nhiệt tối thiểu là 12*12/330 = 0.44W, nhưng cũng trong thực tế người thực hành mạch giàu kinh nghiệm không chọn loại 0.5W (loại có giá trị gần nhất có bán trên thị trường) vì rằng 0.44W là công suất tiêu tán nhiệt tối thiểu trong điều hoạt động lâu dài mà không làm hỏng hoặc biến đổi giá trị của điện trở, vì vậy nên chọn loại 1W trở lên, ở đây BKPRO đã rộng tay chọn loại 2W để hoạt động lâu dài cho chắc ăn! Ko tin cứ hỏi người thiết kế mạch này của BKPRO mà xem!

                              Về chiếc diode ở cực B của D468. Bạn đã học lý thuyết rồi nên không cần phải giải thích nhiều, nó là diode khử nhiễu lập lờ near-zero của tín hiệu PWM2 mà ở đây chắc chắn tín hiệu PWM2 của BKPRO không có mức 0 lý tưởng (0V) mà chỉ đạt mức 0.5-0.9V, như vậy dù PWM2 = 0 hay 1 thì D468 cũng đều dẫn trong khi B562 sẽ dẫn khi PWM2 ở mức logic 0, tức là xảy ra hiện tượng trùng dẫn khi PWM2 ở mức lập lờ near-zero như GA_CN đã nói đúng, mà khi điều này xảy ra thì cả 2 transistor này sẽ bốc khói nhanh chóng. Như vậy lý do để thêm diode này chính là vì D468 dẫn cả ở mức 1 và 0 của tín hiệu PWM2.

                              Nói thêm với phucvinh_el, mình đây cũng không phải thành viên BKPRO đâu, mình có kinh nghiệm đọc sách + cầm mỏ hàn gấp ... hơn 2 lần bạn GA_CN cơ, nhưng mình cũng không có thói quen phán vội vàng về thành phẩm của ai đó đâu. Đặc biệt mình rất thích xem và hỗ trợ các "đàn em" SV của BK làm robot vì mình cũng từ đó ra nghề mà. Đừng giận mình nhé, chúng mình vào đây để giao lưu học hỏi là chính mà. Chỉ góp ý với bạn đôi chút thôi. Ok nhé!
                              Last edited by hanguyen; 13-06-2009, 16:30. Lý do: viết lại cho đỡ dài dòng :)
                              "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi GA_CN Xem bài viết
                                Ủa sao lạ vậy, bạn phải nối G của Fet với E chung của cặp trans drive chứ. Thông thường điện trở này khoảng vài chục ohm. Bạn làm 2 tháng còn mình thì đụng lĩnh vực này khoảng 5 năm rồi, từ lúc bắt đầu thì đốt fet cũng nhiều, giờ thì mấy con fet thấp áp tầm nhỏ nhỏ này cũng ít xài, chỉ cho mấy cái mạch robocon thôi.
                                Thì mình nói vậy mà.Nối G của FET với cặp E chung của cặp tran đẩy kéo chứ sao.Lúc đầu mình nối xuống mass thì đốt FET rất nhiều đó.Kinh nghiệm của mình thì dùng loại N (IRF540N) tốt hơn,loại này hầu như không nóng gì cả,còn IRF540 thì cũng không sao nhưng nó chỉ hơi ám thôi.
                                Nó chỉ dùng cho robôcn thôi chứ dùng được gì.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hoasua_2005 Tìm hiểu thêm về hoasua_2005

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X