Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
25 tr làm được với điều kiện thiết bị và cơ sở vật chất có đấy đủ, nếu tính cả chi phí ăn ở, thì 25 tr chỉ đủ tiền chi phí ăn ở, còn sản xuất chế tác bằng O2!
ĐÚng roài. Nếu chỉ tính tiền vật tư linh kiện thì không nhiều lắm. Chỉ độ 15 triệu là mua được đầy đủ. Nhưng cái quan trọng là gia công. Với 2 bàn tay trắng thì ko làm được gì cả, phải có dụng cụ đồ nghề. Mà sắm cái này thì nó cũng kha khá. Rồi những khâu cần đem đi gia công ở ngoài thì nó chém đẹp. Không có chuyện làm đơn chiếc giá rẻ nên chi phí cộng lại cũng lên cao. Nói chung các bạn cứ xác định tầm 20 đến 25 triệu
Hix, đây là kinh nghiệm thực tế mờ! Tôi lấy ví dụ, ban đầu làm thì tưởng chả có rì mấy, nghĩ cũng chỉ khoảng chục triệu. Nhưng khi làm dính đến thiết bị đo, thiết bị nọ thiết bị chai! Ví dụ anh OSC êm ái chẳng hạn, không có thì bó chân rồi! Đi của em vài chục triệu, cộng thêm đốt linh kiện như đốt giấy! Hix!
Cái chính là các thiết bị dụng cụ để chế tạo và cơ sở vật chất sinh sống cho các anh em đó, chứ vài con ic chip để làm Robot thì tính mà làm rì!
Nói về mua thiết bị không biết bao nhiêu cho đủ. Thực tế các đội làm cũng chẳng cần thiết bị gì ghê gớm. Cùng lắm một cái OSC 2 triệu loại cũ, chợ Nhật Tảo bán đầy là thừa sức làm robocon.
Không cần phải lý tưởng hoá mọi việc lên như vậy. Thực tế thi và thua cấp trường, đúng là khoảng 10 triệu. Khi làm thêm, nâng cấp, sửa chữa... thì tốn thêm cả mớ.
Vd rất nhiều đội tốn kém cho việc làm và thiết kế mạch chạy, mạch đièu khiển động cơ, cháy lên cháy xuống. Bác MH đã chuẩn hóa rồi, và hoàn toàn support cho các cuộc thi robocon, tại sao lại không mua hẳn về mà dùng?
Mạch thiết kế các kỳ robocon trước còn hạn chế, hôm nay các mạch đã chạy tốt rồi, tại sao lại phải tốn kém chi phí?
Các loại mạch chạy, hiện nay PIC và AVR đã được diễn đàn support rất nhiều, người buôn bán qua mạng đã linh động hơn rất nhiều, tại sao lại không tận dụng chính những cái đó?
Tốn kém chi phí nhiều và thời gian nhiều để làm gì? Để chạy mạch in lại cho nó tự mình làm à? Để đi ra đặt một cái mạch in cả trăm nghìn trong khi bác MH sản xuất hàng loạt còn rẻ bèo à? Tư tưởng mỗi giai đoạn phải khác đi, và phải trong sáng hơn, phải linh động hơn. Đó là cách mà chúng ta sẽ làm.
Tôi rất không đồng ý về vấn đề này. Ví như bạn roboconaz quảng cáo về mạch cầu L298N 40K, quá rẻ. Đợt vừa rồi tôi mua về đang chuẩn bị làm mấy chục cái mạch cầu để chuẩn bị chương trình phòng thí nghiệm dtvn và pvn, vì không biết ở vn đã bán rồi cũng mất 80K con.
Mạch nguyên lý được cung cấp trên mạng. Nếu các bạn có làm mạch hết 100K/mạch, bạn có 10 cái động cơ 4A, đỉnh 6A, cũng chỉ hết 1 triệu đồng. Bạn nào muốn chơi 13A thì cũng chỉ có 1xxK cái của bác MH....
Hãy suy nghĩ thực tế, và rút ngắn thời gian làm việc, giảm thiểu chi phí tiền bạc. Nếu việc của bạn là thi robocon, hãy thi robocon, chứ không phải là thiết kế mạch in. Khi nào cần học thiết kế mạch in, tính sau.
Đây là tư tưởng học nhanh, đỡ tốn tiền, đỡ tốn chi phí.
Tiếp theo, phần khung sườn, giá nhôm không phải quá đắt. Mua về làm phần đế ngon lành trước rồi làm phần trên sau. Chạy được trước đã.
Phần mạch điều khiển dùng PIC hoặc AVR thì từ 200K/mạch (có cả PIC). Lại cho 10 cái mạch điều khiển 2 triệu. Còn nếu mà dùng cái PICCARD như của picvietnam thì cái card không là 15K, mua con PIC và linh kiện linh tinh gắn lên chỉ tầm 100K là có mạch chạy PIC.
Còn 3 - 7 triệu là chi phí cho phần cơ khí, và tuỳ mỗi đội làm. Như vậy là quá đủ để làm nếu biết tiết kiệm và tính toán cẩn thận.
Cái vấn đề F đưa ra ở đây, chính là để làm sao giải quyết vấn đề các đội quá tốn thời gian, tốn chi phí, và học được nhiều hơn về robotics, chứ không loanh quanh với những việc như gò đục đẽo cưa xẻ khoan quá nhiều. Quan trọng là vấn đề ý tưởng và robotics.
Bác nào mới chơi Robot nếu có ý tưởng xài khí nén thì cẩn thận nhé. Nên hỏi anh em những kinh nghiệm về cái này trước khi đi mua, coi chừng bị chém đẹp, tiền mất mà trắng tay đấy.
Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....
Mọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
Nhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
Bạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...
E có 1 laptop bị hỏng màn hình, e tháo ra thì thấy nó có 4 lớp , lớp ngoài cùng là 1 lớp nhựa rất mỏng màu hơi đen ( chắc là 1 loại film dán), tiếp theo là 1 lớp thủy tinh bị vỡ (màu đen) , đến 1 lớp thủy tinh trắng ( lớp này có...
Comment