Robot giao thông được thực hiện bởi một nhóm sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM. Robot được chế tao nhằm tự động hoá việc điều khiển giao thông tại các chỗ giao lộ, robot sẽ nhận diện tình trạng giao thông qua các camera đặt ở các góc đường, hình ảnh được truyền về trạm trung tâm xử lý hình ảnh và cuối cùng đưa ra động tác cho robot.
Hiện tại robot có 12 bậc tự do, có thể thực thiện các động tác ở tay, cổ nhuần nhuyễn như một CSGT thực sự.
Hình 1. Robot giao thông tại trung tâm công nghệ cao, DH SPKT TP.HCM
Hình 2. Một khớp của robot giao thông.
Hình 3. Trung tâm điều khiển sẽ thu nhận hình ảnh hiện tại của chỗ giao lộ và điều khiển động tác robot giao thông.
Hiện nay robot giao thông đã được phát triển ở các nước công nghệ phát triển như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan nhằm cảnh báo và tự động việc điều khiển giao thông, sự ra đời của robot cũng làm nhẹ một phần công việc cũng như giảm bệnh nghề nghiệp của cảnh sát giao thông (Khi cảnh sát giao thông ra đứng điều khiển giao thông ở ngoài đường thì rất dễ bị bệnh phổi do phải hít nhiều khói xe, ngoài ra điều kiện làm việc ngoài trời chịu nhiều nắng và gió khắc nghiệt).
Hình 4. Robot giao thông tại ngã tư đường thành phố Buôn Ma Thuột
Robot giao thông đang được trưng bày triễn lãm Techshow ở Tp. Buôn Ma Thuột, do đài truyền hình Việt Nam tổ chức. Techshow là một chương trình biễu diễn công nghệ của các trường đại học Việt Nam, song hành cùng cuộc thi Robocon 2010.
Robot giao thông được ứng dụng ở Việt Nam sẽ góp phần cải thiện tình hình giao thông ở các thành phố lớn (nếu phát triển một mạng robot giao thông sẽ dễ dàng kiểm soát tình hình giao thông cả toàn thành phố do có thể cập nhật thường xuyên tình trạng giao thông tại chỗ giao lộ). Đồng thời robot cũng góp phần cả thiện bộ mặt đất nước, góp phần tính hiện đại và tự động hoá cho đất nước.
Hiện tại robot có 12 bậc tự do, có thể thực thiện các động tác ở tay, cổ nhuần nhuyễn như một CSGT thực sự.
Hình 1. Robot giao thông tại trung tâm công nghệ cao, DH SPKT TP.HCM
Hình 2. Một khớp của robot giao thông.
Hình 3. Trung tâm điều khiển sẽ thu nhận hình ảnh hiện tại của chỗ giao lộ và điều khiển động tác robot giao thông.
Hiện nay robot giao thông đã được phát triển ở các nước công nghệ phát triển như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan nhằm cảnh báo và tự động việc điều khiển giao thông, sự ra đời của robot cũng làm nhẹ một phần công việc cũng như giảm bệnh nghề nghiệp của cảnh sát giao thông (Khi cảnh sát giao thông ra đứng điều khiển giao thông ở ngoài đường thì rất dễ bị bệnh phổi do phải hít nhiều khói xe, ngoài ra điều kiện làm việc ngoài trời chịu nhiều nắng và gió khắc nghiệt).
Hình 4. Robot giao thông tại ngã tư đường thành phố Buôn Ma Thuột
Robot giao thông đang được trưng bày triễn lãm Techshow ở Tp. Buôn Ma Thuột, do đài truyền hình Việt Nam tổ chức. Techshow là một chương trình biễu diễn công nghệ của các trường đại học Việt Nam, song hành cùng cuộc thi Robocon 2010.
Robot giao thông được ứng dụng ở Việt Nam sẽ góp phần cải thiện tình hình giao thông ở các thành phố lớn (nếu phát triển một mạng robot giao thông sẽ dễ dàng kiểm soát tình hình giao thông cả toàn thành phố do có thể cập nhật thường xuyên tình trạng giao thông tại chỗ giao lộ). Đồng thời robot cũng góp phần cả thiện bộ mặt đất nước, góp phần tính hiện đại và tự động hoá cho đất nước.
Comment