Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc về transitor mắc dalington, mong các anh giúp đỡ !

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thắc mắc về transitor mắc dalington, mong các anh giúp đỡ !

    Em muốn hỏi về nguyên lí hoạt động và công dụng của 2 transistor mắc dalington !?
    Last edited by opendoor2507; 25-05-2007, 11:51. Lý do: đã sai chính tả lại còn viết to
    |

  • #2
    toi la con robot bug dung dalington

    No la hai con ho tro nhau nhu voi nuoc to mat song son voi voi be

    Comment


    • #3
      Bác này viết Tiếng Việt không có dấu nên không hiểu gì hết vầy kìa?

      Comment


      • #4
        Giải đáp thắc mắc về Darlington!

        Nguyên văn bởi hoangbinh007 Xem bài viết
        Em muốn hỏi về nguyên kí hoạt động và công dụng của 2 transistor mắc dalington !?
        Việc mắc 2 transitor theo sơ đồ darlington có tác dụng nâng cao hệ số khuếch đại dòng điện. Giả sử Transistor 1 có hệ số khuếch đại dòng là: h1 và Transistor 2 có hệ số khuếch đại dòng là h2 thì hệ số khuếch đại dòng sau khi mắc Darlington là : h1*h2.
        Bạn chú ý là có 4 kiểu mắc darlington như sau:
        1. PNP kéo PNP
        2. PNP kéo NPN
        3. NPN kéo PNP
        4. NPN kéo NPN.
        Tuy nhiên trong thực tế, các nhà sản xuất thường đóng gói ở hai kiểu: cặp PNP-PNP và cặp NPN-NPN.

        Comment


        • #5
          Chào bác freewheel.
          Bác làm ơn nói rõ hơn về một số loại transistor darlington đóng gói sẵn được không? Em chỉ biết mua 2 con về ghép darlington chứ không biết có loại được ghép sẵn.
          Cảm ơn bác.
          Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ,
          Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn ..

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi HPECOM Xem bài viết
            Chào bác freewheel.
            Bác làm ơn nói rõ hơn về một số loại transistor darlington đóng gói sẵn được không? Em chỉ biết mua 2 con về ghép darlington chứ không biết có loại được ghép sẵn.
            Cảm ơn bác.
            Như là mấy con ULN2003, 04 hoặc 2803, 04 đó.
            AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
            Xem thêm tại Online Store ---> Click here
            Mob: 0982.083.106

            Comment


            • #7
              Bạn có thể ghép con A564 và 1 con H1061 (PNP - NPN). Hoặc 1 con H1061 và 1 con 2N3055 (NPN - NPN).

              Comment


              • #8
                @VNArmy,

                Bro có thể giúp em một tí về con ULN2003 dc không ạ. Chả là thế này, mạch của em đòi hỏi dòng cỡ 5-6A. Con ULN2003 có 7 cặp transistor darlington, mỗi cặp chịu được dòng max là 500mA. Em định dùng 2 con ULN2003. Đọc trong datasheet thấy nó bảo có thể tăng dòng lên bằng cách mắc song song đầu ra của các cặp transistor darlington. Song em không bít cụ thể cách mắc song song đó như thế nào. Mong bro đã từng sử dụng nó chỉ bảo giùm.

                Em xin cảm ơn lắm lắm.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi smartthought Xem bài viết
                  @VNArmy,

                  Bro có thể giúp em một tí về con ULN2003 dc không ạ. Chả là thế này, mạch của em đòi hỏi dòng cỡ 5-6A. Con ULN2003 có 7 cặp transistor darlington, mỗi cặp chịu được dòng max là 500mA. Em định dùng 2 con ULN2003. Đọc trong datasheet thấy nó bảo có thể tăng dòng lên bằng cách mắc song song đầu ra của các cặp transistor darlington. Song em không bít cụ thể cách mắc song song đó như thế nào. Mong bro đã từng sử dụng nó chỉ bảo giùm.

                  Em xin cảm ơn lắm lắm.
                  Sao bạn lại sử dụng IC để cấp dòng như vậy, theo mình thì không nên đâu vì dùng IC cấp dòng lớn như vậy sẽ không bền. Vấn đề ghép như vậy cũng rất đơn giản thôi, để an toàn thì bạn cách li từng cập darlington bằng doide, bạn mắc doide vào từng chân E của từng cập darlington là OK. Còn nếu như
                  để có được dòng lớn đến 7A và an toàn bạn nên lắp mạch riêng bằng BJT thì thích hợp hơn.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi Co_processor Xem bài viết
                    Sao bạn lại sử dụng IC để cấp dòng như vậy, theo mình thì không nên đâu vì dùng IC cấp dòng lớn như vậy sẽ không bền. Vấn đề ghép như vậy cũng rất đơn giản thôi, để an toàn thì bạn cách li từng cập darlington bằng doide, bạn mắc doide vào từng chân E của từng cập darlington là OK. Còn nếu như
                    để có được dòng lớn đến 7A và an toàn bạn nên lắp mạch riêng bằng BJT thì thích hợp hơn.
                    Phải rùi! Cứ lắp "đôi dê" vào chân E nó là có kết quả ngay!
                    Còn xem mạch của E nó có tính ổn áp, dòng hay chỉ là SW?
                    Nếu là SW thì cần gì phải "darling...ton"?
                    Nếu cần ổn, còn nhiều vấn đề để bàn, cũng chưa chắc "darling...ton" đã là nhất! Thậm chí dùng họ 78xx cũng có cách cho ra dòng 6-7A!
                    Last edited by nhathung1101; 06-08-2007, 00:18.
                    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                      Phải rùi! Cứ lắp "đôi dê" vào chân E nó là có kết quả ngay!
                      Còn xem mạch của E nó có tính ổn áp, dòng hay chỉ là SW?
                      Nếu là SW thì cần gì phải "darling...ton"?
                      Nếu cần ổn, còn nhiều vấn đề để bàn, cũng chưa chắc "darling...ton" đã là nhất! Thậm chí dùng họ 78xx cũng có cách cho ra dòng 6-7A!
                      Tôi biết chú là nhất trong forum này mà nên tôi không bàn cãi. Chú xem lại nick "smartthought" đã hỏi gì trong luồng này vậy? Tôi chỉ một vài ý cùng smartthought để bạn có hướng giải quyết công việc của bạn ấy thôi. Tôi thấy smartthought có đưa ra vấn đề ghép darlington nên thấy mình có chút khinh nghiệm chia sẽ cùng smartthought.
                      Thế chú vào forum làm gì vậy khà.

                      Comment


                      • #12
                        Co_processor thân mến!
                        Người post bài hôm trước là ba tôi đó (Cũng là người thầy đầu tiên của tôi). Ông tuy già rồi nhưng tính vốn tếu táo, hay chọc người, đến tôi nhiều khi còn tức nổ đom đóm… Nếu có gì không phải, tôi xin thay mặt ba tôi xin lỗi bạn… Đừng giận nghe!

                        Nhưng trong bài của bạn cũng có chút nhầm lẫn thì phải? Chuyện viết nhầm diode thành doide thì tôi không nói, mà tôi muốn hỏi bạn muốn lắp cách ly từng cặp darlington là như thế nào? Con IC ULN200x này trong mạch đẳng hiệu của nó là Emiter chung cơ mà (chân 8)? Nếu bạn smartthought muốn lắp song song các cặp darlington trong IC này, chỉ cần nối tắt chân 1,2,3,4,5,6,7 cho đường IN; 10,11,12,13,14,15,16 cho đường out là được chứ gì? Và như vậy IC có thể chịu được 3,5 A (7x500mA).
                        Hì hì, mấy hôm đi làm xa, không ngờ ở nhà ổng quậy quá! Để tối nay tôi cho ổng một trận… say bí tỉ…
                        Thân!
                        Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                        Comment


                        • #13
                          Cảm ơn nhathung1101 và Co_processor đã dành thời gian xem xét vấn đề của smartthought và đưa ra những góp ý giá trị. smartthought hôm nay có việc bận phải làm trước, lần post tới ST sẽ up lên sơ đồ mạch đc mô phỏng bởi matlab, qua đó ST hy vọng nhathung1101 và Co_processor sẽ có cái nhìn trực quan hơn và dễ dàng có những giải pháp cụ thể giúp đỡ ST (newbie).

                          Cảm ơn tất cả.

                          Comment


                          • #14
                            Chào các bro,
                            Sau đây Smartthought xin đưa ra sơ đồ mạch của mình và những khúc mắc gặp phải:



                            (nếu ảnh hơi nhỏ và mờ, các bro có thể zoom+ sẽ khá hơn)
                            ST xin nói sơ qua về yêu cầu của bài toán:
                            Điện áp đầu vào U_vao = 5Vac
                            Dòng đầu ra I_ra bằng 0 nếu U_vao = +/- 5V, và bằng 5A nếu U_vao = 0
                            Nguồn Ecc = 12Vdc/60W
                            Mạch xây dựng gồm 3 khâu: Khâu khuếch đại áp, khâu trừ, khâu biến đổi áp - dòng. Riêng khâu biến đổi áp - dòng, dòng ra tải sẽ nằm trong dải 0 - 5A, trong khi con Opamp nghe đâu chỉ chịu được dòng cỡ mA. Thực hiện mô phỏng thì chạy ngon, song nếu lắp thực tế không biết có ổn không?? (mong chỉ giáo điểm này).
                            Smartthought cũng đưa ra giải pháp B cho tình huống này là tăng điện trở R lên (khâu biến đổi áp - dòng), để kéo dòng đầu ra xuống cho phù hợp với Opamp, sau đó lắp thêm khâu khuếch đại dòng (dùng ULN2003 mắc song song các đầu ra, hoặc cặp transistor mắc darlington) để kích dòng lên cỡ A đáp ứng yêu cầu bài toán.
                            Tuy nhiên tất cả chỉ là lý thuyết, chưa lắp thực tế. Mong các bro trên diễn đàn có kinh nghiệm trong thực tiễn giúp cho một tay!

                            Comment


                            • #15
                              Nếu dùng ULN20xx mình thấy không ổn, vì họ IC này vốn thiết kế cho các mạch SW với open collector (Collector thường hở).
                              Nếu dùng Transitor mắc darlington thì bạn lại phải quan tâm điện áp rơi trên mối B-E (0,7V loại Si, 0,3V loại Ge). Với 2 Transitor loại Si mắc darlington, ta mất 1,4V, điện áp ra chỉ còn 10,6V.
                              Về Opamp tầng cuối, bạn có thể chọn dùng LM12. IC này có thể cấp dòng ra đến 10A. Hoặc dùng L165 kết hợp với Transitor để khuếch đại dòng (ảnh đính kèm). L165 ( hoặc L465) có thể cấp trực tiếp 3A nếu tản nhiệt tốt.
                              Attached Files
                              Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              hoangbinh007 Tìm hiểu thêm về hoangbinh007

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X