Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đã có bản dịch tiếng Việt chủ đề thi Robocon 2012

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đã có bản dịch tiếng Việt chủ đề thi Robocon 2012

    Bản dịch bản quyền của TrungDigipro. Các bạn có thể sử dụng thoải mái nhưng nên ghi nguồn từ Phan Thái Trung.


    Luật thi đấu Robocon 2012, dịch bởi Phan Thái Trung 30/8/2011

    1 Setup
    1.1 Mỗi đội cần 1 Robot điều khiển, 1 robot tự động & 1 robot nhặt đồ
    1.2 Phần chuẩn bị trước khi bắt đầu là 1 phút
    1.3 Chỉ có 3 người được vào chuẩn bị. Nếu sau khi bắt đầu mà chưa chuẩn bị xong thì được tiếp tục chuẩn bị.

    2 Sân thi đấu và đồ vật
    2.1 Sân dài 13mx13m, bao quanh bởi hàng rào gỗ cao 10cm dày 5cm. Rào gỗ bắt vào sân bằng ốc vít. Sân chia đều cho 2 đội bởi một rào gỗ cao 10cm dày 5cm. Hai đội màu Đỏ và Xanh blue (hình 1-4)
    2.2 Sân có các phần Rô bốt điều khiển, Robot tự động, Vị trí start, Vị trí restart, Vùng tập kết, Vùng chung và Đảo. Ký hiệu A, C, M, L1, L2, L3, S1, S2, có thể in lên sân hoặc không.
    2.3 Vùng robot điều khiển & Vùng robot tự động
    2.3.1 Các đường thẳng rộng 3cm làm bằng đề can Matt được vẽ trên sàn của Vùng robot tự động. Mỗi cạnh của hình vuông bên trong đường kẻ rộng 47cm. Hàng rào gỗ cao 10x5cm phân chia 2 Vùng Robot Điều khiển và Vùng Robot Tự động (hình 2, 3).
    2.4 Điểm Bắt đầu
    2.4.1 Robot Điều khiển phải bắt đầu ở Điểm Bắt Đầu Robot Điều khiển (M).
    2.4.2 Robot Nhặt đồ đặt ở Điểm Bắt đầu Robot Nhặt đồ (C) và sẽ được Robot Điều khiển đến mang đi.
    2.4.3 Robot Tự động phải bắt đầu ở Điểm Bắt đầu Robot Tự động (A) (Hình 1).
    2.5 Vùng chung
    Vùng chung là hình chữ nhật cao 10cm, rộng 50cm dài 1,985m tô màu vàng. Hai lỗ sâu 1.2cm đường kính 45.2cm đặt trên mặt Vùng chung. Hai Giỏ đặt lên hai lỗ này trước khi game bắt đầu. Mỗi đội chỉ có thể lấy một Giỏ trong Vùng chung. (Hình 2, 13).
    2.6 Giỏ
    2.6.1 Hai Giỏ đặt riêng lên hai lỗ trong Vùng chung. Mỗi Giỏ gồm 3 phần; một Giỏ có đường kính 45cm và chiều cao 40cm làm bằng tấm HIPS (475) và lưới nhựa hoặc nylon (khung lưới dây thép), đế đường kính 45cm làm bằng tấm HIPS (475), trụ phi 8cm cao 38,8cm bằng ống PVC. Giỏ nặng 2,85kg. (Hình 8 & 11).
    2.7 Tháp Bun
    2.7.1 Tháp Bun đặt ở một đài vuông gọi là Đảo. Nó có 3 tầng. Chi tiết như sau:
    2.7.1.1 Số Bun ở mỗi tầng:
    2.7.1.1.1 Tầng đỉnh: 2 Bun ở đỉnh (1 cho Đội đỏ, 1 cho Đội Xanh).
    2.7.1.1.2 Tầng giữa: 6 Bun (3 cho Đội Xanh, 3 cho Đội Đỏ).
    2.7.1.1.3 Tầng dưới cùng: 8 Bun (4 cho Xanh, 4 cho Đỏ).
    2.7.1.2 Khối lượng
    2.7.1.2.1 Bun ở đỉnh: 105gm
    2.7.1.2.2 Bun ở giữa và dưới: 47gm.
    2.7.1.3 Kích thước
    2.7.1.3.1 Bun đỉnh: Phi 20cm, cao 15cm
    2.7.1.3.2 Bun giữa & dưới: Phi 15cm, cao 10cm.
    2.7.1.4 Đường kính các tầng
    2.7.1.4.1 Tầng Đỉnh: 50cm
    2.7.1.4.2 Tầng Giữa: 85cm
    2.7.1.4.3 Tầng Dưới cùng: 120cm.
    2.7.1.5 Chiều cao Tháp Bun
    2.7.1.5.1 Tháp cao tổng cộng 1,85m (tính từ cốt nền mặt Đảo).
    2.7.1.5.2 Chiều cao các tầng là:
    Tầng đỉnh: 1,5m
    Tầng giữa: 1m
    Tầng dưới cùng: 0,5m
    2.7.1.5.3 Đế Tháp Bun cao 49.7cm (tính từ cốt nền Đảo tới đáy Tầng dưới cùng).
    2.7.2 Vị trí của các miếng bánh được gắn thành hàng vòng tròn theo mỗi Tầng.
    2.7.3 Vị trí góc Bun khác nhau tuỳ mỗi tầng. (Theo hình 9, 10).
    2.8 Đảo
    2.8.1 Đảo là một bề mặt cao 40cm, rộng 3,03m dài 3,05m, chia đều cho 2 đội Xanh Đỏ. Mỗi phần là một nửa Tháp Bun và một hố ở góc, gọi là Vùng Giỏ, sâu 1,2cm đường kính 50cm. Mỗi Giỏ sẽ được đặt vào Vùng Giỏ trên Đảo bằng Robot điều khiển (Hình 2, 13).
    2.9 Vùng Tập kết
    2.9.1 Vùng Tập kết 1 (L1) đặt ở sàn Vùng Robot Điều khiển, gần chỗ Điểm Bắt đầu Robot Tự động, kích thước 1,965m x 1,52m (Hình 2).
    2.9.2 Vùng Tập kết 2 (L2) coi như bậc thang lên Đảo, là một bậc vuông cao 20cm rộng 1,5m, đặt bên cạnh Đảo. (Hình 13).
    2.9.3 Vùng Tập kết 3 (L3) đặt gần Đường hầm. Nó là một bậc chữ nhật cao 20cm, dài 1,55m rộng 1m. (Hình 2, 3, 13).
    2.10 Đường hầm & Hộp Đồng xu
    2.10.1 Đường hầm đặt ở Vùng Robot Điều khiển. Kích thước bên trong dài 2,04m, rộng 1,2m, chỗ cao nhất 1,6m. Trần Đường hầm hình vòm. (Hình 7).
    2.10.2 Một Hộp Đồng xu đặt bên cạnh Đường hầm. Khe thả Đồng xu rộng 10cm dài 40cm. (Hình 6).
    2.11 Đồng xu
    2.11.1 Đồng xu đặt trên Cây Đồng xu. Đồng xu đường kính 30cm, dày 2cm, nặng khoảng 170gm (hình 5).
    2.11.2 Đồng xu làm bằng vật liệu nhẹ được dán đề can 2 mặt. Hình in 2 mặt tuỳ thiết kế của mỗi đội. Nhà tổ chức sẽ in đề can cho mỗi đội, đại diện các đội phải gửi tệp thiết kế đến cho nhà tổ chức. Chi tiết sẽ cung cấp sau.
    2.12 Cây Đồng xu
    2.12.1 Cây Đồng xu đặt trên nền Vùng Robot Điều khiển. Gồm 3 phần: một khung, một trụ và đế. Khung hình cong làm bằng thép có một khe ở giữa.
    2.12.2 Chiều dày khung là 4cm, chiều rộng bên trong khung 2,2cm. Trụ làm bằng thép ống phi 4cm cao 74,2cm. Đế là miếng thép tròn phi 35cm dày 3mm (Hình 5).
    2.13 Cầu
    2.13.1 Cầu đặt ở Vùng Robot Tự động. Nó là hình thang 3D dài 3,5m, rộng 1,97m, cao 30cm. (Hình 13).
    2.14 Chướng ngại vật
    2.14.1 Chướng ngại vật bằng gỗ cao 10cm dày 5cm đặt ở cả Vùng Robot Điều khiển & Vùng Robot Tự động. Các rô bốt cần phải đi theo hình chữ chi để tránh chướng ngại vật.
    3 Trình tự game & các bước thi đấu
    3.1 Người điều khiển cưỡi lên Robot Điều khiển trước khi bắt đầu.
    3.2 Người điều khiển lái Robot Điều khiển từ Vị trí Bắt đầu Robot Điều khiển tới Cây Đồng xu.
    3.3 Robot Điều khiển nhặt Đồng xu ở Cây Đồng xu và mang nó đi.
    3.4 Người điều khiển lái Robot Điều khiển tới Đường hầm.
    3.5 Đến Đường hầm, Robot Điều khiển nhét Đồng xu vào Hộp Đồng xu. Robot Điều khiển không được chạm vào Hộp Đồng xu. Sau khi thả Đồng xu vào Hộp thì Robot Điều khiển mới được đi qua Đường hầm.
    3.6 Khi Đồng xu được thả hẳn vào Hộp và được trọng tài xác nhận, Robot Tự động có thể tự chạy hoặc được khởi động bằng “1 nút nhấn”. Robot Tự động có thể bắt đầu lấy Giỏ ở Vùng Chung và đặt nó vào bất kỳ chỗ nào ở Vùng Robot Điều khiển. Hoặc, Robot Tự động có thể thực hiện lúc sau, tuỳ vào chiến thuật của đội. Nhiệm vụ đặt Giỏ vào Vùng Robot Điều khiển được coi như “Hoàn thành” khi Giỏ được đặt vào Vùng Robot Điều khiển và tự đứng được trên đế của nó, không chạm vào bất kỳ Robot nào.
    3.7 Robot Tự động của mỗi đội chỉ được phép chạm vào một trong 2 Giỏ trong Vùng Chung, và một đội chỉ được phép lấy 1 Giỏ mà họ đã chạm vào trước đó và Giỏ vẫn chưa ai lấy.
    3.8 Robot Điều khiển đi qua Đường hầm và tiến đến Điểm Bắt đầu Robot Nhặt đồ.
    3.9 Robot Điều khiển nâng Robot Nhặt đồ lên tại Điểm Bắt đầu Robot Nhặt đồ.
    3.10 Robot Điều khiển mang Robot Nhặt đồ đi theo hình chữ chi tránh chướng ngại vật.
    3.11 Khi toàn bộ phần tiếp xúc của Robot Điều khiển nằm trong Vùng Tập kết 1, Robot Điều khiển có thể thả Robot Nhặt đồ xuống. Robot Điều khiển chỉ có thể bung ra qua phần không gian trên Vị trí Bắt đầu Robot Tự động trong quá trình thả Robot Nhặt đồ. Robot Nhặt đồ không được chạm vào sân trong quá trình thả tại Vùng Tập kết 1.
    3.12 Khi Robot Nhặt đồ rời hoàn toàn khỏi Robot Điều khiển và chuyển sang cho Robot Tự động, Robot Tự động có thể tự chạy hoặc được khởi động bởi thành viên đội tuyển bởi “một nút nhấn”. Không có hướng dẫn cụ thể làm thế nào Robot Tự động có thể nhặt Giỏ và mang Robot Nhặt đồ. Đội có thể mang cả hai vật cùng lúc.
    3.13 Robot Tự động mang Robot Nhặt đồ qua Cầu đến Vùng Tập kết Robot Nhặt đồ 2 hoặc 3.
    3.14 Sau khi chuyển Robot Nhặt đồ qua cho Robot Tự động, Robot Điều khiển được phép mang Giỏ đi khi nó đã được đặt ở Vùng Robot Điều khiển và đặt Giỏ vào Vùng Giỏ ở trên Đảo. Khi Giỏ đã được đặt vào Vùng Giỏ rồi thì không Robot nào được chạm vào nó nữa.
    3.15 Robot Tự động phải thả Robot Nhặt đồ vào Vùng Tập kết 2 hoặc Vùng Tập kết 3. Robot Nhặt đồ không được chạm vào sân trước khi được thả vào 2 Vùng tập kết này.
    3.16 Robot Nhặt đồ có thể rời Robot Tự động và bước lên bậc thang lên Đảo từ Vùng Tập kết 2, hoặc nó có thể được nâng lên Đảo bởi Robot Điều khiển tại Vùng Tập kết 3.
    3.17 Robot Nhặt đồ có thể bắt đầu hoạt động nhờ một nút nhấn do Robot Điều khiển hoặc Robot Tự động nhấn, hoặc tự chạy nếu gặp một tín hiệu nào đó (không phải là sóng radio) từ 2 Robot kia.
    3.18 Robot Nhặt đồ có thể nhận lệnh từ Robot Điều khiển khi Robot Điều khiển nhấc Robot Nhặt đồ lên và tiếp xúc vật lý với nhau. Khi tiếp xúc vật lý, hai Robot có thể được giao tiếp với nhau bằng các phương thức không phải sóng điện từ.
    3.19 Các Bun ở Tầng Giữa và Tầng Dưới cùng có thể được nhặt và thả vào Giỏ bởi Robot Nhặt đồ trong khi nó rời Robot Điều khiển và tự đứng trên Đảo. Bun được coi như đã “Nhặt” chỉ khi nó được thả hoàn toàn vào Giỏ. Bun bị rơi trên sân không được dùng nữa.
    3.20 Mỗi Robot Nhặt đồ của một đội chỉ được nhặt Bun bên phía Tháp của mình. Nếu lấn sang phía bên kia bị coi như Phạm quy.
    3.21 Robot Điều khiển có thể trực tiếp nhặt Bun ở Tầng Dưới cùng của Tháp trong phút cuối cùng, nghĩa là sau 2 phút chơi. Nó không được nhặt Bun ở hai tầng trên.
    3.22 Sau khi ít nhất 1 Bun từ mỗi Tầng Giữa và Tầng Dưới cùng được thả vào Giỏ, Bun ở Tầng Trên cùng có thể được nhặt bởi Robot Nhặt đồ trong khi Robot Nhặt đồ được nâng lên khỏi mặt sàn Đảo bởi Robot Điều khiển.
    3.23 Bun chỉ được tính khi nó được thả vào Giỏ của đội.
    3.24 Khi Robot Nhặt đồ thả Bun Trên cùng vào Giỏ sau khi đã thả ít nhất 1 Bun từ mỗi tầng dưới, trận đấu kết thúc. Đây được gọi là “Peng On Dai Gat”. Nếu không đội nào đạt được “Peng On Dai Gat” trong vòng 3 phút, đội chiến thắng là đội đạt nhiều điểm nhất.

  • #2
    3.1: Người điều khiển cưỡi lên Robot Điều khiển trước khi bắt đầu.

    3.2: Người điều khiển lái Robot Điều khiển từ Vị trí Bắt đầu Robot Điều khiển tới Cây Đồng xu.

    10.7.1: Robot bằng tay phải được điều khiển bởi thành viên trong đội và thành viên đó phải ngồi trên robot.

    6.2: Chân của người điều khiển không được chạm vào bề mặt của sân thi đấu.


    Nếu đề năm nay bằng phải ngồi lên robot bằng tay thì phần công suất và động cơ cho con bằng tay sẽ đau đầu lắm đây. Mong các bác bên điện tử công suất vào hỗ trợ!!!!!!!!!!

    Comment


    • #3
      Cưỡi lên robot cơ! robot chỉ sử dụng nhiên liệu điện thôi hay được sử dụng nhiên liệu gì khác không các bác (vd như xăng! hoặc ngồi lên đạp^^)

      Dùng điện acquy chua quá! cỡ chiếc xe đạp điện trở lên!

      Comment


      • #4
        Cưỡi lên robot! Sao mà nghe chua thế! Đã thế lại còn phải nâng thêm thằng robot tự động nữa à, phần mạch điều khiển cho robot bằng tay nghe chua cay nhỉ.
        Nhận làm mạch, ĐAMH sử dụng vđk Pic & AVR tại tp.HCM
        Liên hệ sđt: 0902.808.371

        Comment


        • #5
          đề năm nay liên quan đến công suất nhiều đây

          Comment


          • #6
            @lvhn: Luật cấm sử dụng năng lượng do người điều khiển tạo ra để robot hoạt động, như vậy là cấm đạp xe đạp rồi

            @manh89: Chắc đầu tư mua 2 chiếc xe đạp điện về gỡ lấy động cơ và mạch điều khiển, còn phần nguồn thì phải đầu tư pin lipo như LH rồi Năm nay khá tiền cho con bằng tay đây

            @@ Cần tìm thành viên nữ nhỏ con, nặng 40kg trở xuống, công việc chính là điều khiển robot

            Comment


            • #7
              Chỉ được sử dụng điện tối đa 24V, người điều khiển không được tác động sinh lực làm cho robot chạy ngoại trừ tác động lên bộ phận điều chỉnh lệnh. Robot nặng tối đa 25kg.

              Comment


              • #8
                @ckd08:đồng ý là mua xe đạp điện nhưng mà tốn kha khá đạn đấy
                ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT I

                Nợ cha một sự nghiệp - Nợ mẹ một nàng dâu

                Comment


                • #9

                  chú dịch ngắn quá,nếu ai muốn bản dịch đầy đủ hơn thì vào đây mà download nè:
                  chu de va luat thi robocon2012 tieng viet full



                  Nguyên văn bởi ckd08 Xem bài viết
                  3.1: Người điều khiển cưỡi lên Robot Điều khiển trước khi bắt đầu.

                  3.2: Người điều khiển lái Robot Điều khiển từ Vị trí Bắt đầu Robot Điều khiển tới Cây Đồng xu.

                  10.7.1: Robot bằng tay phải được điều khiển bởi thành viên trong đội và thành viên đó phải ngồi trên robot.

                  6.2: Chân của người điều khiển không được chạm vào bề mặt của sân thi đấu.


                  Nếu đề năm nay bằng phải ngồi lên robot bằng tay thì phần công suất và động cơ cho con bằng tay sẽ đau đầu lắm đây. Mong các bác bên điện tử công suất vào hỗ trợ!!!!!!!!!!

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi chuyen_pro Xem bài viết

                    chú dịch ngắn quá,nếu ai muốn bản dịch đầy đủ hơn thì vào đây mà download nè:
                    chu de va luat thi robocon2012 tieng viet full
                    Ờ chú sẽ tải về xem sao.

                    Comment


                    • #11
                      cai file ni dang gi mak tai ve doc ko dc,hic
                      Nguyên văn bởi chuyen_pro Xem bài viết

                      chú dịch ngắn quá,nếu ai muốn bản dịch đầy đủ hơn thì vào đây mà download nè:
                      chu de va luat thi robocon2012 tieng viet full

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi killit Xem bài viết
                        cai file ni dang gi mak tai ve doc ko dc,hic
                        Bản đấy viết bằng phông cũ, giọng văn cũng xì tin nữa, bạn dùng unikey mà chuyển phông.

                        Comment


                        • #13
                          năm nay robocon sẽ có nhiều thử thách cho các bạn sv đây,khởi động đi các bạn
                          Tư vấn thiết kế hệ thống điện-điện tử theo yêu cầu.
                          Tel: 0903 702 417. Email: web:

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          TrungDigiPRO Tìm hiểu thêm về TrungDigiPRO

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X