Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhắc lại về kiến thức cơ bản

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhắc lại về kiến thức cơ bản

    Khi bắt tay vào để để điều khiển một cái tay máy, việc đầu tiên của bài toán đó là chọn trục tọa độ gắn lên trên các khớp. Việc chọn trục tọa độ nói thì đơn giản nhưng rất quan trọng vì nó ảnh hương đến toàn bộ bài toán về sau.
    Trong bài viết này, mình gửi đến các bạn 2 phương pháp chọn trục tọa độ. Phương pháp cơ bản như các bạn đã được học hay đọc trong sách giáo khoa, nó được gọi là phương pháp chuẩn. Khi đó, hệ trục tọa độ thứ i-1 được gắn trên trục của khớp thứ i.
    Phương pháp thứ 2 được biến đổi đi chút ít, hệ trục tọa độ thứ i được gắn trên khớp thứ i. Phương pháp này khá phổ biến ở Nhật.
    Như các bạn có thể thấy, ma trận A của phương pháp thứ 2 trông có vẻ đơn giản hơn phương pháp thứ nhất (phương pháp chuẩn), đặc biệt là cột thứ 4 không có biến xoay nào cả, chỉ có biến tịnh tiến.
    Cả 2 phương pháp này đều có thể giải ra kết quả nhưng con đường để giải ra kết quả cũng không đơn giản. Nó sẽ đơn giản hơn nếu bạn tìm đúng phương pháp chọn trục. (chỉ có điều là bạn sẽ phải thử cả 2 phương pháp, hơi mệt lúc đầu một tí).
    Attached Files
    Lai như lưu thuỷ hề, thệ như phong
    Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

  • #2
    mình cũng rất quan tâm bài toán tay máy, bạn có thể cung cấp cơ bản
    về các bước giải một bài toán tay máy 3, hoặc 4 bậc tự do, tất nhiên,
    bạn không cần giải, chỉ cần cung cấp một cách lý thuyết thôi.
    Từ đó, làm cơ sở để chúng ta thảo luận tiếp.
    Khá nhiều sách viết về những vấn đề này, nhưng trên diễn đàn chưa
    có một bài tổng hợp để làm cở sở thảo luận. Tôi nghĩ rằng bạn đang
    làm về vấn đề này, vậy bạn có thể viết một bài được không?
    Chân thành cảm ơn.
    Chúc vui.
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

    Comment


    • #3
      Việc viết một bài như cậu falleaf nói cũng là điều mà mình muốn làm. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi phải đọc thêm và tổng kết các phương pháp vì thế nó tốn khá nhiều thời gian. Hiện tại mình cũng chưa có đủ thời gian để đầu tư cho nó. Mong các bạn khác giúp mình nhé. Mình sẽ cố gắng viết trong chừng mực khả năng của mình.
      Lai như lưu thuỷ hề, thệ như phong
      Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

      Comment


      • #4
        Sách của Lê Hoài Quốc và Trịnh Chất có nêu rõ bài toán này. Tóm lại điều quan trọng nhất là phải biết sử dụng ma trận DH, nó vẫn kinh điển từ xưa đến nay.

        Dù bạn gắn hệ trục ở đâu, kết quả cuối cùng bạn cũng phải đưa ma trận DH vào, bởi vì chính nó là ma trận scale. trong tất cả các thuật toán máy tính về mô phỏng, ma trận DH vẫn luôn được sử dụng.

        Bạn nên đi theo hướng này hơn là hướng giải quyết bài toán tính toán. Vì hai phương pháp bạn nêu chỉ là hai phương pháp tiền xử lý.

        Chúc vui.
        Falleaf
        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

        Comment


        • #5
          Theo mình đọc được thì hình như ko có ma trận DH.
          DH ở đây viết tắt của Denavit - Hartenberg notation. Nó là một bảng đưa ra thông số của một tay máy hay nói cách khác nó đưa cho người tính toán một phương thức để mô tả các mối quan hệ động học trong một cái tay máy.
          Bảng D-H này có được sau khi đã gắn các trục tọa độ lên các khớp của tay máy. Chính vì thế, nếu việc gắn trục lên các khớp mà khác nhau thì nội dung của bảng D-H này cũng khác nhau. Cụ thể:
          -Ở phương pháp chuẩn bảng D-H có các cột:
          Link number alpha(i) a(i) d(i) theta(i)
          -Ở phương pháp còn lại:
          Link number alpha(i-1) a(i-1) d(i) theta(i)
          Rồi sau đó, từ bảng này tìm được ma trận A như phần đầu mình đã nói. Chính vì thế, bảng D-H này là một bước trung gian để tìm ra các ma trận A.

          He he.
          Lai như lưu thuỷ hề, thệ như phong
          Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

          Comment


          • #6
            các bác cho em hỏi em mới học thì phải đọc ở đâu các bác
            cái này khó lắm à
            em chả biết gì
            các bác đi trước cho em i' kien cái nha
            ki phát chơi:D

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi taongoclinh
              các bác cho em hỏi em mới học thì phải đọc ở đâu các bác
              cái này khó lắm à
              em chả biết gì
              các bác đi trước cho em i' kien cái nha

              Cậu mua báo Tự Động Hóa ngày nay, bắt đầu từ số tháng 5/2006. Thầy Phùng Quang có viết một số bài về việc tính toán điều khiển Robot công nghiệp đấy. Mỗi bài viết sẽ được đăng trên một kỳ báo. Đây là những bài rất cơ bản. Mình nghĩ cậu sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi của cậu.
              Lai như lưu thuỷ hề, thệ như phong
              Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

              Comment


              • #8
                Tớ mới chôm chỉa được quyển này
                "Hardware - ROBOTICS Designing the Mechanisms for Automated Machinery"
                Có ai có nhu cầu không?
                Tớ yousendit cho.
                Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực
                Soi cho tôi ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài

                Comment


                • #9
                  Bác thử share cho em, nghiên cứu xem thế nào.
                  thang120788@yahoo.com
                  Cảm ơn bác hé!

                  Comment


                  • #10
                    Let's enjoy.

                    http://www.yousendit.com/transfer.ph...8C4F9E11583AAF
                    Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực
                    Soi cho tôi ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài

                    Comment


                    • #11
                      Chào .

                      Các bạn vào đây thảo luận về Robotic .
                      Rất mong sự đóng góp của các bạn .
                      http://www.cadcamonline.com/forum/viewforum.php?f=18

                      Comment


                      • #12
                        Theo mình được biết thì trong phần Kinematics của Robot hiện có 2 trường phái cùng tồn tại. Hai trường phái này phân biệt nhau bởi cách gắn các trục lên các khớp.

                        - Trường phái DH cổ điển: được mô tả kĩ trong cuốn Robot Manipulator: Mathematics, Programming, and Control của Richard P. Paul.

                        - Trường phái DH sửa đổi: được mô tả kĩ trong cuốn Introduction to Robotics - Mechatronics and Control của John J. Craig.

                        Đối với những bạn mới học thì các bạn có thể theo trường phái nào cũng được và nên trung thành với trường phái đó. Nhưng chú ý là mỗi khi bạn định tham khảo một công thức về Kinematics từ một nguồn nào đó thì các bạn phải chú ý xem tác giả của công thức đó theo trường phái nào để tránh nhầm lẫn.

                        Mình còn nhớ hồi học môn Robotics ở ĐHBK có 2 thầy cô cùng dạy một lớp trong 1 kì. Thầy Tiến thì dạy theo quyển của Paul còn cô Thục Anh thì dạy theo quyển Foundation of Robotics - Analysis and Control của Tsuneo Yoshikawa (cùng trường phái với Craig). Lớp mình hồi đó may có một cậu phát hiện sự không trung khớp trong ma trận DH nên mới phân biệt được. Nếu không thì đi thi chắc trượt cả lớp.

                        Comment


                        • #13
                          Bác share thử coi em xin cảm ơn theo địa chỉ email này nha
                          thanhtrung936083@yahoo.com

                          Comment


                          • #14
                            Bác hoaibk54 share cho em với. em đang học về robot. kieuphong_bktdh@yahoo.com

                            Comment


                            • #15
                              Bác share lên diễn đàn cho mọi người cùng tìm hiểu nhé ?

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              Vo_Duy_Thanh Tìm hiểu thêm về Vo_Duy_Thanh

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X