Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chế tạo nam châm điện

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    bác nào bít cách tao 1 nam châm điên nhỏ khoảng 1 lon bia với dòng diện ac hoac dc mà <220V với lực hút mạnh nhất, lực hút phải tối đa, cực mạnh, hết công suất luôn, bác nào bít chì em với. em đang cần. Xin cảm ơn.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi giaosucan Xem bài viết
      Mình có một dự án nhỏ liên quan đến việc chế tạo robot lấy bóng bia.
      Ý tưởng là con robot hoạt di chuyển theo 2 phương X,Y ép sát dưới bàn bóng và được gắn nam châm ở để hút quả bóng. (Quả bóng có nam châm ở bên trong ). Ở đây nam châm được sử dụng là nam châm điện. Tuy nhiên, mình đang bí về việc chế tạo ra được cục nam châm đủ mạnh để có thể hút nổi quả bóng như hình dưới.


      Các bạn có ý tưởng hay giải pháp gì xin tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn.
      Cái này không thực tế lắm ! Bạn dùng loại điện nào để cấp cho nam châm ? Bạn hãy dùng 1 tấm gỗ mỏng, một cục nam châm,và 1 cái nam châm điện mà test thử mà xem.
      Nếu là điện 1 chiều không đổi thì cục nam châm bị kéo lê trên mặy gỗ
      Nếu là 1 chiều biến thiên thì cục nam châm vừa bị kéo vừa nhảy tưng tưng lên.Còn nếu là xoay chiều thì cục nam châm sẽ trình diễn một màn múa trên mặt gỗ.

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi robotech Xem bài viết
        Anh giáoucan có thể cho biết thêm 1 vài chi tiết liên quan được không?bóng bia là bóng để làm gì?
        tôi chưa hình dung được sự hoạt động của robot lấy bóng bia như thế nào?
        kích thước và trọng lượng của quả bóng khoảng bao nhiêu,Robot di chuyển để làm quả bóng di chuyển theo lộ trình tính trước hay chỉ dùng để hút quả bóng nào định hút thôi?chiều dày của cái bàn là bao nhiêu. Thanks
        có lẽ là trái bóng bi-a đó mà, phải ko nhỉ

        Comment


        • #19
          tấm gỗ ở đây là cái bàn bi-a. Nam châm được gắn trực tiếp lên robot nên chỉ có nam châm kéo quả bóng chứ quả bóng ko kéo nổi nam châm.
          SHARE KHO PHIM LỚN

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi giaosucan Xem bài viết
            tấm gỗ ở đây là cái bàn bi-a. Nam châm được gắn trực tiếp lên robot nên chỉ có nam châm kéo quả bóng chứ quả bóng ko kéo nổi nam châm.
            Góp chút ý.
            Quả bóng có nam châm. Vì vậy bác cho nam châm của bác quay quay thử xem. Như thế nó vừa hút vừa đẩy, không chừng có hiệu quả hơn là chỉ hút hay chỉ đẩy. Mà bàn bi-a dầy như thế thì hiệu quả thế nào có thử mới biết nhỉ!
            Chúc vui.

            Comment


            • #21
              Thì ra giaosucan định làm 1 con robot chơi Bi_a vớI ngườI,chắc là để luyện tay nghê chơi bi_a tham dự Olympic.
              Như vậy chỉ có 1trái bóng bi_a là có nam châm thôi,còn 2 trái bóng còn lại hoặc các trái bóng khác thì không thể có nam châm,nếu không cả ba trái bóng sẽ hút nhau loạn xà ngâu.
              VớI bề dày của mặt bàn và trọng lượng của trái bi_a như vậy thì khó mà thu gọn cục nam châm điện được ,hơn nữa,nếu đủ sức hút để di chuyển trái bóng thì trái bóng sẽ bị kéo lết và ma sát vớI mặt bàn có vảI bọc,như vậy các cú xoáy bóng,nhồI bóng sẽ không thực hiện được.
              Nếu giaosucan có điều kiện thực hiện,thử thay đổI cấu trúc của trái bóng có nam châm tù 2 cực N_S thành 1trái bóng có nhiều từ cực N_S phân bố đều và xen kẽ trên bề mặt trái bóng,bên dướI mặt bàn là một ma trân nam châm điện,có khoảng cách phân bố các vị trí thích hợp vớI cực của nam châm vĩnh cửu của trái bóng bên trên,di chuyển trái bóng bên trên bằng cách dùng vđk thay đổI các cực tính nam châm điện bên dưới ,như vậy trái bóng sẽ lăn mà không bị kéo ma sat vớI mặt bàn,do sự lăn của bóng nhờ ở phốI hợp cả lực hút và lực đẩy nên hiệu quả hơn là chỉ dùng lực hút đơn,

              có thể rút ngắn khoảng các giữa các nam châm điện và trái bóng bằng cách khoan những lỗ tròn sâu vào trong gỗ,chừa 1 khoảng bề mỏng mặt bàn và đặt các nam châm điện vào,vớI khảng cách vài mm thì việc chế tạo 1 nam châm mạnh không thành vấn đề mà là sự bố trí các cực nam châm như thế nào cho phù hợp và hiệu quả để có` thể lập trình VĐK cho bóng lăn,bóng xoáy…
              VớI 1 cục nam châm tròn như 2 đồng xu ghép lạI gắn trong trái bóng nặng như trái bóng bi_a,một nam châm điện 12 vdc cũng dư sức đẩy cho trái bóng này lăn qua 1 phía khi vị trí cục nam châm ở trên cách cực nam châm điện ở dướI vài mm,và khi bóng lăn thì cục nam châm khác ở phía trên theo bề mặt của trái bóng lạI được hút xuống bởI cưc kế tiêp của nam châm điện…

              Comment


              • #22
                Còn một giảI pháp khác nữa,nếu giaosucan đã làm con robot rồI thì chỉ cần thay đổI cấu trúc của trái banh như sau:
                Trái banh bi_a gồm 2 phần:
                1/ quả cầu nam châm nằm bên trong là 1 cục nam châm vĩnh cửu loạI mạnh,hình cầu hoặc cũng có thể là hình khốI lập phương,,có 2 cực,và kết nốI vớI quả cầu bên ngoài bằng trục xoay có bạc đạn,sẽ có 1 cực nam châm nửa bán cầu bên trong luôn hướng xuống mặt bàn cho dù quả cầu bên ngoài lăn đi
                2/ tay máy robot gắn một nam châm cũng thuộc loạI mạnh,hình trụ ,hay hình dĩa như nam châm của các loa công suất lớn,có thể là nam châm vĩnh cửu,không cần dùng nam châm điện
                Hai nam châm vĩnh cửu loạI đất hiếm hoặc loạI Neodimium đủ sức hút nhau, lảm trái bóng lăn ở khoảng cách 10 cm, vì trong trường hợp này sự ma sát trên mặt bàn rất nhỏ,trái bóng lăn tròn chứ không bị hút kéo lê trên mặt bàn
                Còn nếu muốn có lực hút mạnh hơn nữa ,có thể giảm khoảng các giữa trái bóng và nam châm bên dướI bằng cách thay một phần bề dày của gỗ mặt bàn bằng cách dùng các trục tròn sắt đặt cách đều nhau trong những lỗ khoan âm vào dướI mặt bàn,các từ lực nam châm gắn trên cácnh tay robot ,được truyền qua ma trận các thanh sắt tròn này ,dĩ nhiên là sẽ mạnh hơn rất nhiều.

                Comment


                • #23
                  thank bạn. Việc làm ma trận nam châm điện với cái bàn bi-a to như thế có vẻ tốn kém nhỉ. Mình ở Việt nam có người đãchế được nam châm điện để làm phanh xe ( nam châm rất mạnh )
                  http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Phanh-xe-.../40211443/188/
                  nước ngoài cũng chế được nam châm khá mạnh.
                  http://scientificsonline.com/product.asp_Q_pn_E_3060435

                  Ko biết họ dùng công nghệ nào nhỉ
                  SHARE KHO PHIM LỚN

                  Comment


                  • #24
                    nam châm điện dùng điện 1 chiều , về căn bản thì chỉ gồm các yếu tố

                    1/ mạch từ Lõi nam châm điện dùng vật liệu có độ từ thẩm lớn (thường là sắt nguyên chất , ủ nhiệt , để nguộI dần) dùng sắt non mạnh hơn thép.(có thể hiện tai có nhiều chất hoặc hợp chất có độ từ thẩm mạnh hơn, điều này tôi chưa tìm hiểu )

                    2/ hình dạng và cấu trúc của mạch từ,mạch từ càng ngắn,càng mạnh,(có thể tăng số cặp cực để tốI ưu mạch lõi từ .
                    ví dụ :đầu từ cực có hình cônic cụt thì tập trung nhiều dường sức hơn, v..v..
                    hoặc các nam châm điện dùng cẩu hàng thường có 8 hoặc 6 cực bố trí đều trên một mặt phẳng,khi hút 1 cái dĩa sắt tròn có bề dày thích hợp (dĩa này có cái móc để treo hàng),sẽ tạo thành một mạch lõi từ kín.

                    3/ tỷ lệ thuận với dòng điện chạy qua cuộn dây và số vòng dây ( Ampe*vòng)

                    4/ Nhiệt độ khi sử dụng,càng thấp càng tốt

                    5/ tùy thuộc trạng thái khi làm việc,(khoảng cách giữa nam châm và vật bị hút.càng gần càng mạnh ,tỷ lệ nghịch với bình phựơng khoảng cách)
                    ví dụ 1 nam châm điện dùng để hút 1 quả bóng sắt để ở xa 10 cm vớI lực đo được chỉ là vài trăm gram tớI vài kg ,nhưng cũng nam châm này ,nếu đẵ hút dính 1 cái dĩa sắt tròn có kich thước thích hợp ,phẳng thì phảI cần một lực vài chục kg hoặc tớI vài ngàn kg (tuỳ theo loạI lớn nhỏ và hình dạng thiết kế) mớI tách nó ra được.vì lúc này mạch từ coi như kín.có sức hút rất mạnh.

                    6/ cách xử dụng nguồn điện sao cho hợp lý tùy trường hợp : Điện AC,DC hay xung điện.

                    Để làm các nam châm điện mạnh ,không ngoài các công thức cơ bản về điện-từ-lực ,kết hợp vớI sự nghiên cứu vế khốI lượng,hình dáng và chất liệu dùng làm lõi mach từ và chất liệu dùng cho cuộn dây điện cũng như sự bố trí các cuộn dây này sao cho thích hợp.

                    bạn có thể tham khảo thêm
                    1 đường link chế tạo 1 nam châm điện cực mạnh có từ trường tớI 20 Tesla,. cuộn dây là sự kết hợp các dĩa đồng dẹp,có cả hệ thống giảm nhiệt độ bằng nước

                    http://www.hfml.ru.nl/20t-magnet.html

                    Comment


                    • #25
                      Bạn phải dựa vào lí thuyết tính toán sơ bộ lực hút và khoảng cách mới chế tạo được chứ!

                      Còn nếu muốn mua sẵn thì mình cho bạn 1 ý tưởng, nhưng không biết có phù hợp với ứng dụng của bạn không:

                      Đi mua bàn từ dùng gá sản phẩm dùng cho máy gia công cơ khí (hay thấy ở máy mài)

                      Sau này thành vua Bi-a nhớ đừng quên tôi!

                      Comment


                      • #26
                        Đã có nam châm điện thì cần nam châm bên trong Bi-a làm gì? Đang cực N nó hút lăn sang cực S thì nó lại đẩy. Hay là bác thử nghiên cứu công nghệ nano làm một hệ thống bên trong quả bóng tự dò cực tính của từ trường rồi tính toán thay đổi theo
                        Đùa chút thôi theo tôi bác chỉ cần nhồi cục sắt vào quả bóng là được rồi. Sắt càng non càng hút mạnh. Vấn đề bóng "không lăn chỉ lê" cũng nan giải đấy, tôi cũng đoán già đoán non vậy thôi chứ biết đâu nhét sắt vào, nó không phân cực, lên bóng sẽ lăn thì sao? Nam châm cũng đâu có gì to tát đâu nhỉ. Lấy tôn ghép lõi biến áp đấy, chữ i thôi, to nhỏ bằng nao thử khắc biết. Cuốn dây cũng mò thôi, to nhỏ, ít, nhiều mò dần, ưng ý thì thôi. Đồng với sắt giờ ế đầy, tiếc xiền mua mới thì ra hàng ve chai mua mấy cái biến áp cũ rỡ ra mà sài.
                        Tôi có bộ nam châm điện tự chế để bổ xung từ trường cho tô vít bắng cuộn dây cuốn trên cái ống nhựa, bình thường không sao chứ khi để tô vít vào hút cũng ghê lắm. Tôi phải bịt một đầu ống vào chứ để thông cắm điện cái là nó hút đánh chụt, cuộn dây dồn về cán tô vít luôn.
                        Last edited by Driverless; 05-02-2009, 20:57.

                        Comment


                        • #27
                          Bác driveless có thể post cái Nam Châm điện của Bác lên coi thử đc hok? Tớ thấy mê cái NCĐ của bác roài đó!!!

                          Comment


                          • #28
                            Chào các bro, mình cũng đang cần mua 1 cái nam châm điện nhỏ (cỡ bằng 2 ngón tay thôi), mình ở Đà Nẵng, tìm qoài chẳng thấy chỗ nào bán, bro nào biết giúp mình với ....Thanks

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi nhatnamtu Xem bài viết
                              có lẽ là trái bóng bi-a đó mà, phải ko nhỉ
                              Đúng rồi,tác giả lại viết quá gần làm phát sinh loại bóng mới khó hiểu thật.Ra là bóng bi-a

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi boytigon21 Xem bài viết
                                Bác driveless có thể post cái Nam Châm điện của Bác lên coi thử đc hok? Tớ thấy mê cái NCĐ của bác roài đó!!!
                                Ok điện thoại đang ngoài quán để sửa (mình vọc mãi mà không đc đành đưa cổ đi cắt), lấy về cái quay phim luôn cho anh em thấy nó hút ntn.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                giaosucan Tìm hiểu thêm về giaosucan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X