Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cảm biến nhiệt độ Pt100

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cảm biến nhiệt độ Pt100

    Đọc hết khá nhiều luồng nói về cảm biến nhiệt độ Pt 100 nhưng em vẫn chưa tìm ra được những gì mà mình cần. Nên lập hẳn một chủ đề mới mong các bác giúp đỡ.
    Đầu tiên, tổng hợp các ý mà em đã hiểu về con Pt 100 lên đây:
    Về Pt 100:
    - Thực chất là một điện trở, điện trở của nó thay đổi tuyến tính theo nhiệt độ môi trường đo ( cũng có ý kiến trên diễn đàn là ko tuyến tính khi nhiệt độ cao dần(!?)). Như tên gọi của nó - Pt 100 tức là khi nó đặt trong môi trường có nhiệt độ là 0 độ C (nước đá) thì điện trở của nó là 100 ôm. Cứ tăng khoảng 1 độ C thì điện trở tăng lên khoảng 0.39 ôm. Bảng đặc tính của Pt 100 có thể xem ở đây: Positive Analog Feedback Compensates PT100 Transducer - Maxim
    - Việc Pt 100 có 3 dây hay 4 dây thì theo mod bqviet chẳng qua chỉ là thêm dây để bù sai số, thông thường e đi ra chợ xem thấy toàn loại 3 dây (một dây nối một đầu điện trở, 2 dây còn lại chập vào nhau nối vào đầu còn lại của điện trở Pt (!?))
    Về mạch điều khiển: Đọc qua các luồng nói về Pt 100 thì em thấy chủ yếu tín hiệu của nó được sử dụng để chuyển về VĐK hoặc PLC
    + Để đưa vào PLC: Cách có vẻ đơn giản nhất là sử dụng IC chuyên dụng XTR105 để chuyển thành tín hiệu chuẩn 4-20mA đưa vào module analog của PLC. Cách này có vẻ khá chính xác, dễ làm, và thường áp dụng trong công nghiệp (!?)... nhưng e ko dùng loại này
    + Đưa vào VĐK: Muốn đưa vào VĐK thì phải tạo ra điện áp (thường là 0-5V) rồi cho qua con ADC (tuỳ theo bài toán mà chọn độ phân giải khác nhau), ở đây em chri cần độ phân giải 8 bit nên chọn con quen thuộc là ADC0804, vì vậy cần làm mạch khuếch đại tín hiệu từ dạng không điện(Pt 100) thành đại lượng điện áp (0-5V). Thường có hai cách cơ bản để làm điều này :
    * Dùng cầu điện trở: Cách này e ko làm nên ko nói tới ở đây.
    * Dùng nguồn dòng: Có thể sử dụng con IC LM334 để tạo nguồn dòng, ở đây nên chọn nguồn dòng nhỏ (và thường thấy các bác khuyên chọn là 1mA)vì khi đó sẽ ko làm nóng Pt100 và khi đó sai số sẽ ít hơn.
    Mạch tạo nguồn dòng thì em làm như hình số 3 của datasheet http://www.ti.com/lit/ds/symlink/lm134.pdf và cũng theo datasheet thì chọn R1=133 ôm và R2-1,33K.
    Click image for larger version

Name:	nguon dong LM334.JPG
Views:	1
Size:	13.0 KB
ID:	1412327
    Khi đã có nguồn dòng rồi thì mắc nối tiếp nguồn dòng với một đầu của Pt100 (mắc vào đầu có hai dây), đầu còn lại của PT sẽ nối xuống mass. Và khi đó, điện áp trên dây còn lại của Pt 100 sẽ thay đổi tuyến tính theo nhiệt độ với công thức U=I.R
    Ví dụ: Khi nhiệt độ môi trường là 0 độ, thì điện áp đo trên chân này là bằng U= 1mA.100=100mA
    Click image for larger version

Name:	Nguon dong voi Pt100.JPG
Views:	1
Size:	14.7 KB
ID:	1412328
    Không biết những điều em nói ở trên có ổn không?
    Nếu là đúng thì tới phần thắc mắc của em như sau:
    - Đầu ra(chân C của PT 100) có điện áp từ 100mV tới 175,84mV (vì em cần đo trong dải 0-200độ), mà e cần chuyển thành 0V-5V để đưa vào con ADC, thì mạch khuếch trừ và mạch khuếch đại của nó ntn?
    Em xem trên diễn đàn mình có a làm mạch ntn, nhưng em không hiểu phần mạch trừ lắm. Các bác giải thích giùm em với.

    http://i1235.photobucket.com/albums/...k1haui/123.jpg

    Rất mong các bác nhiệt tình giúp đỡ.
    Cảm ơn các bác nhiều.
    Mua bán thiết bị điện công nghiệp tại Hà Nội, toàn quốc.
    http://diencongnghiep360.com/
    http://tudienhathe.vn/


  • #2
    bạn đọc cái này:
    http://www4.hcmut.edu.vn/~bmthanh/KT...ong4_Opamp.pdf

    Comment

    Về tác giả

    Collapse

    vietthanh123 Tìm hiểu thêm về vietthanh123

    Bài viết mới nhất

    Collapse

    Đang tải...
    X