Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[Thắc mắc cấu tạo biến dòng]

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • [Thắc mắc cấu tạo biến dòng]

    Em chào các bác,

    Có bác nào giải thích giúp em tại sao cấu tạo của biến dòng giống hệt biến áp mà cuộn thứ cấp của biến dòng xuất ra dòng điện, trong khi biến áp lại xuất ra điện áp không ạ,

    Em cảm ơn các bác.

  • #2
    Nguyên văn bởi thanhfdc
    Biến dòng - CT cấu tạo y như BA, chỉ có điều sơ cấp thường chỉ 1 vài vòng dây, phía thứ cấp luôn phải có trở tải. Thông qua tỷ số biến dòng sẽ có dòng điện chạy qua trở tải đó. Ở 2 đầu trở tải sẽ có điện áp theo công thức ĐL Ohm, và điện áp đó đc đưa vào so sánh để làm gì thì tùy ứng dụng.

    Biến dòng tuân theo tỷ số sơ - thứ như BA nhưng đại lượng chính mà người ta quan tâm là dòng chứ ko phải áp. Qua tải trở thì áp sẽ đc quy thành dòng để đưa vào so sánh. Vì áp lấy ra sẽ tỷ lệ với dòng bên sơ cấp.

    BA hở tải đc chứ CT ko cho phép hở tải. Vì khi dòng sơ cấp cao, điện áp ko tải thứ cấp CT sẽ lên rất cao có thể tới hàng KV, sẽ phá hủy cách điện của CT.

    Để điều chỉnh áp ra bên thứ cấp CT có thể điều chỉnh hệ số CT hoặc điều chỉnh điện trở tải giả để có áp ra tương ứng.

    Cái dòng của biến dòng sẽ chả làm đc gì nếu như ko có tải để quy đổi sang thành áp. Chính trở tải ở thứ cấp phục vụ cho mục đích quy đổi này và hạn chế tăng áp bên thứ cấp, bảo vệ CT
    Em cảm ơn bác vì câu trả lời rất đầy đủ về biến dòng.

    "Cái dòng của biến dòng sẽ chả làm đc gì nếu như ko có tải để quy đổi sang thành áp. Chính trở tải ở thứ cấp phục vụ cho mục đích quy đổi này và hạn chế tăng áp bên thứ cấp, bảo vệ CT " - Em thấy mấu chốt là chỗ này.

    Bác cho em hỏi một chút: Nếu em dòng 2 dây thứ cấp của biến dòng đi xa rồi mới nối vào trở để chuyển thành áp để phục vụ đo đạc thì nó có bị sụt áp trên dây dẫn đó không ạ? Và cũng tương tự vậy với biến áp, em nối tải ở xa cuộn thứ cấp thì có vấn đề gì không ạ?

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi thanhfdc
      Nên nối trở ở ngay chân CT rồi sau đó mới dẫn dây đi. Tùy thuộc vào trở kháng vào của mạch ở cuối dây mà sẽ có sụt áp nhiều - ít - hay có thể bỏ qua. Sụt áp nhiều thì có thể điều chỉnh lại R để có áp cuối như ý.

      Với BA thì cũng có vấn đề, tương tự như CT ở trên. Bạn coi như 2 cái dây là 2 cái điện trở tương đương, tải là 1 cái trở tương đương. Sụt áp tùy thuộc vào chênh lệch giữa điện trở dây và điện trở tải.
      Vang. Bác thanhfdc kiến thức tốt quá. Hỏi dài hỏi dai thành ra hỏi dại nhưng em hỏi bác thêm một câu nữa cho mở mang thêm về cái CT, giả dụ em nối dây đi xa rồi mới tạo áp rơi trên trở thì sẽ không bị sụt áp trên dây dẫn phải không ạ? Em cũng hỏi qua vài bác và đều nói là vậy vì nó là nguồn dòng, nên kể cả dây có điện trở thì dòng trên dây và dòng trên điện trở R đều bằng nhau hết.
      Theo bác thì có phải vậy không ạ?

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi thanhfdc
        Đương nhiên bạn có thể nối trở ở cuối dây để tránh sụt áp. Nhưng về vấn đề an toàn khi CT bị hở mạch thì nên mắc R ngay chân CT. Tùy vào cấu trúc mạch và yêu cầu của bạn mà chọn phương án phù hợp. Lấy mẫu để đo đạc, hiển thị sẽ cần yêu cầu cao hơn là lấy mẫu so sánh, vì nó ảnh hưởng đến dải đo. Trong khi so sánh thì chỉ cần 1 điểm trong cả dải.
        Vang. Em hiểu rồi anh ạ. Em cảm ơn anh nhiều!,

        Comment

        Về tác giả

        Collapse

        nacdanh90 Tìm hiểu thêm về nacdanh90

        Bài viết mới nhất

        Collapse

        Đang tải...
        X