Dùng thermocouple nối vào ngõ input của module analog của plc là lấy được áp ,vậy còn bù nhiệt cho nó thì sao hả bác,phải xử lý ra sao?từ áp đọc được trong ô nhớ plc , sau đó làm cách nào tính được nhiệt độ đang đo(công thức nào dzay)?mong cac bac chi giao
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Thermocouple xin chỉ giáo
Collapse
X
-
Nguyên văn bởi Hung_qn Xem bài viếtHi các bạn.
Trong công nghiệp sử dụng Cặp nhiệt điện ( thermocouple ) và nhiệt điện trở ( RTD )để đo nhiệt độ, Về cấu tạo chung các bạn có thể search trên mạng.
CHo mình hỏi nhé tại sao bạn lại cần chuyển t/h đo từ cảm biến nhiệt sang tín hiệu 4-20mA trong khi bạn lại đưa tín hiệu đó về PLC ( PLC có module chuyên dụng hoàn toàn đấu nối trực tiếp được ) ? Khoảng cách từ điểm đo nhiệt độ về PLC là bao xa ? khi sử dụng thiết bị chuyển tín hiệu đo từ cặp nhiệt điện hay nhiệt điện trở sang 4-20mA gọi là transmitter. Do đó chia ra làm hai loại : RTD Transmitter và Thermocouple Transmitter . Thông thường thì nếu phải truyền tín hiệu này đi xa hoặc môi trường có nhiễu người ta mới tính đến sử dụng nó.
ThânEragon
Comment
-
Cặp nhiệt ngẫu (thermocouple) và PT100 khác hẳn nhau và đều tuân theo chuẩn công nghiệp. Không loại nào cho đầu ra sẵn 4-20 mA cả. Người ta gắn thêm transmitter (dịch là biến dẫn ?) để chuyển đổi tín hiệu từ cảm biến thành 4-20 mA. Giá thành bộ chuyển đổi dao động từ vài chục (Tàu khựa, Đài Loan) cho tới gần ngàn USD (Siemens) tùy theo tính năng. Cũng có thể tự chế khá chính xác, nhưng sẽ mất khá nhiều công.
Bạn vui lòng tham khảo qua 2 luồng này để phân biệt giữa 2 loại rồi chọn lấy một loại để dùng
http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=14442
http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=104
Sau khi đã chọn xong thì thông báo để các thành viên khác và tôi đưa ra thiết kế bộ chuyển đổi.
Comment
-
Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viếtCặp nhiệt ngẫu (thermocouple) và PT100 khác hẳn nhau và đều tuân theo chuẩn công nghiệp. Không loại nào cho đầu ra sẵn 4-20 mA cả. Người ta gắn thêm transmitter (dịch là biến dẫn ?) để chuyển đổi tín hiệu từ cảm biến thành 4-20 mA. Giá thành bộ chuyển đổi dao động từ vài chục (Tàu khựa, Đài Loan) cho tới gần ngàn USD (Siemens) tùy theo tính năng. Cũng có thể tự chế khá chính xác, nhưng sẽ mất khá nhiều công.
Bạn vui lòng tham khảo qua 2 luồng này để phân biệt giữa 2 loại rồi chọn lấy một loại để dùng
http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=14442
http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=104
Sau khi đã chọn xong thì thông báo để các thành viên khác và tôi đưa ra thiết kế bộ chuyển đổi.Eragon
Comment
-
Nếu chỉ khuếch đại đơn thuần thì chưa đủ để đo nhiệt độ đâu. Cặp nhiệt bản chất là cảm biến sai lệch, ví dụ khi bạn đo được nhiệt độ là 50 oC thì đó KHÔNG phải nhiệt độ của điểm cần đo, mà là chênh lệch nhiệt độ giữa điểm cần đo và đầu mút của dây nối từ cảm biến vào bo mạch chuyển đổi - vì thế mới sinh ra vấn đề bù nhiệt. Cần phải đo nhiệt độ của bản thân cái bo chuyển đổi nữa.
Làm với cặp nhiệt dùng AD595 là dễ nhất, tuy nhiên vi mạch này khá đắt. Để rẻ hơn có thể dùng đám XTR101 hoặc XTR105 cũng rất tốt nhưng cảnh báo trước là phần cân chỉnh sẽ rất mất công. Mấy loại trên có thể mua tại HN, TpHCM tôi không dám chắc, nhưng hẳn là phong phú linh kiện hơn HN.
Comment
-
Nguyên văn bởi hoangnguyen Xem bài viếtThanks anh ve thong tin,2 luong nay e da xem roi, e da chon lam Thermo roi vi cai RTD ja cao qua ,Thermo em chon loai K co dien ap dau ra co do phan giai khoang 40Microvolt/độ C.Em đã làm bộ khuyếch đại điện áp với giá trị khuyếch đại khoảng 1060 lần để đưa vào module analog 8bit của PLC (Sm334).Em dùng bộ khuyếch đại với Opamp 4558. Mong các pro chỉ giáo thêm về phần đọc giá trị điện áp và tính toán. Còn việc dùng hàm Scale và Unscale thì em cũng chưa rõ lắm nếu được mong sự jup đỡ....
Cái bất tiện của TC là bác phải tính độ sai của chỗ nối từ TC vô máy của bác. Trong link dưới này có chỉ cho bác cách trừ "hao" (hình 3) và chống nhiễu (Eliminating Noise).
http://zone.ni.com/devzone/cda/tut/p/id/4237#toc1
TC loại K thì bác coi ở đây. Nó không hẳn là 40uV/C đâu.
http://srdata.nist.gov/its90/download/type_k.tab
Tớ không kiếm được trang tiếng Việt nào cả.
Comment
-
Tôi đồ là bạn dùng một trong hai thiết kế này
Hai cái trên tôi đã thử chỉnh tới bến nhưng không thành công, có lẽ một phần vì thiếu linh kiện nên phải thay thế loại gần tương đương. Những cái làm thành công hoặc dùng AD595, hoặc dùng PSoC.
Đúng như Paddy nói, đặc tính nhiệt độ - điện áp của cặp nhiệt điện rất không tuyến tính. Hằng số Xi-bếc 40 uV/oC của cặp nhiệt loại K hay bất kỳ loại nào chỉ có tính chất ước lượng. Để tính ra nhiệt độ từ điện áp, người ta dùng (1) bảng tra hoặc (2) đa thức bậc 2 hoặc cao hơn. Chính vì vậy những mạch bù lắp bằng linh kiện rời rạc không bao giờ chính xác trong cả dải rộng, dù linh kiện có tốt đến mấy, chỉnh có kỹ càng đến mấy. Để đo chính xác cần dùng vi mạch chuyên dụng có bù phi tuyến hoặc vi điều khiển.
Comment
-
XTR101 HN mua ở đâu bác?
Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viếtNếu chỉ khuếch đại đơn thuần thì chưa đủ để đo nhiệt độ đâu. Cặp nhiệt bản chất là cảm biến sai lệch, ví dụ khi bạn đo được nhiệt độ là 50 oC thì đó KHÔNG phải nhiệt độ của điểm cần đo, mà là chênh lệch nhiệt độ giữa điểm cần đo và đầu mút của dây nối từ cảm biến vào bo mạch chuyển đổi - vì thế mới sinh ra vấn đề bù nhiệt. Cần phải đo nhiệt độ của bản thân cái bo chuyển đổi nữa.
Làm với cặp nhiệt dùng AD595 là dễ nhất, tuy nhiên vi mạch này khá đắt. Để rẻ hơn có thể dùng đám XTR101 hoặc XTR105 cũng rất tốt nhưng cảnh báo trước là phần cân chỉnh sẽ rất mất công. Mấy loại trên có thể mua tại HN, TpHCM tôi không dám chắc, nhưng hẳn là phong phú linh kiện hơn HN.
Comment
-
Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viếtTôi đồ là bạn dùng một trong hai thiết kế này
Hai cái trên tôi đã thử chỉnh tới bến nhưng không thành công, có lẽ một phần vì thiếu linh kiện nên phải thay thế loại gần tương đương. Những cái làm thành công hoặc dùng AD595, hoặc dùng PSoC.
Đúng như Paddy nói, đặc tính nhiệt độ - điện áp của cặp nhiệt điện rất không tuyến tính. Hằng số Xi-bếc 40 uV/oC của cặp nhiệt loại K hay bất kỳ loại nào chỉ có tính chất ước lượng. Để tính ra nhiệt độ từ điện áp, người ta dùng (1) bảng tra hoặc (2) đa thức bậc 2 hoặc cao hơn. Chính vì vậy những mạch bù lắp bằng linh kiện rời rạc không bao giờ chính xác trong cả dải rộng, dù linh kiện có tốt đến mấy, chỉnh có kỹ càng đến mấy. Để đo chính xác cần dùng vi mạch chuyên dụng có bù phi tuyến hoặc vi điều khiển.
Comment
-
Không rõ trong PLC có module nào hỗ trợ Pt100 không? Nhưng Analog thì có.
Do đó, dùng 1 con MCU giao tiếp pt100, sau đó xuất ra điện áp theo đúng nhiệt độ đo.
Cái này hoàn toàn làm được 100%.
pt100(4-20ma) --MCU PIC/AVR chuyển tỷ lệ ra áp---Volt: 0--->5v
Nếu anh cần, trao đổi thêm tôi có thể giúp
Comment
-
Nguyên văn bởi MoHanDien Xem bài viếtKhông rõ trong PLC có module nào hỗ trợ Pt100 không? Nhưng Analog thì có.
Do đó, dùng 1 con MCU giao tiếp pt100, sau đó xuất ra điện áp theo đúng nhiệt độ đo.
Cái này hoàn toàn làm được 100%.
pt100(4-20ma) --MCU PIC/AVR chuyển tỷ lệ ra áp---Volt: 0--->5v
Nếu anh cần, trao đổi thêm tôi có thể giúp
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Kiểm tra biến ápbởi lamvu0677nhân tiện cho mình hỏi thêm về cái phần test hipot (cao áp),là để kiểm tra độ bền cách điện giưa các cuộn dây,mà thấy thông số test thường ở mức 4kvac,vậy nếu mấy con fail đó xài bình thường vẫn dduocj phải không ạ,vì điện mình làm gì lên tới mức đó
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
10-11-2024, 08:52 -
-
Trả lời cho Kiểm tra biến ápbởi lamvu0677máy đo số vòng thì cty có ,mà nó to quá,tưởng có máy nào gọn gọn bỏ túi được thì tiện hơn,vì đi lại nhiều...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
10-11-2024, 08:47 -
-
bởi tmcodonMình thấy diễn đàn có chuyên mục quảng cáo rồi mà. Bạn đóng góp để mở luồng riêng
-
Channel: Hướng dẫn sử dụng diễn đàn
09-11-2024, 13:36 -
-
bởi Nicole08Xin chào mọi người, tôi đã sử dụng Flashforge Inventor 2 được gần 5 năm và rất hài lòng với nó, nhưng tuần trước đã xảy ra sự cố. Có vẻ như động cơ bước đưa sợi in vào đầu nóng đã bị hỏng. Mọi thứ khác có vẻ ổn trên máy...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
09-11-2024, 12:55 -
Comment