Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thermocouple xin chỉ giáo

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Dùng thermocouple nối vào ngõ input của module analog của plc là lấy được áp ,vậy còn bù nhiệt cho nó thì sao hả bác,phải xử lý ra sao?từ áp đọc được trong ô nhớ plc , sau đó làm cách nào tính được nhiệt độ đang đo(công thức nào dzay)?mong cac bac chi giao

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi Hung_qn Xem bài viết
      Hi các bạn.

      Trong công nghiệp sử dụng Cặp nhiệt điện ( thermocouple ) và nhiệt điện trở ( RTD )để đo nhiệt độ, Về cấu tạo chung các bạn có thể search trên mạng.
      CHo mình hỏi nhé tại sao bạn lại cần chuyển t/h đo từ cảm biến nhiệt sang tín hiệu 4-20mA trong khi bạn lại đưa tín hiệu đó về PLC ( PLC có module chuyên dụng hoàn toàn đấu nối trực tiếp được ) ? Khoảng cách từ điểm đo nhiệt độ về PLC là bao xa ? khi sử dụng thiết bị chuyển tín hiệu đo từ cặp nhiệt điện hay nhiệt điện trở sang 4-20mA gọi là transmitter. Do đó chia ra làm hai loại : RTD Transmitter và Thermocouple Transmitter . Thông thường thì nếu phải truyền tín hiệu này đi xa hoặc môi trường có nhiễu người ta mới tính đến sử dụng nó.

      Thân
      ah! mình phải chuyển sang chuẩn dòng 4-20mA để đưa vào PLC vì Module anlalog mình đang có chỉ có độ phân giải là 8 bit với giá trị độ phân giải này mình sử dụng Thermocouple thì module analog sẽ không thể đọc được giá trị thay đổi của Thermo, do đó nếu có bộ Transmitter chuyển qua chuẩn công nghiệp dòng 4-20mA thì sẽ ok. Còn nếu không có Trans thì mình lại phải thêm cái mạch khuyếch đại điện áp ra của Thermo thì lại dùng Layout và orcad chán ghê mà nó lại không chuyên nghiệp
      Eragon

      Comment


      • #18
        Cặp nhiệt ngẫu (thermocouple) và PT100 khác hẳn nhau và đều tuân theo chuẩn công nghiệp. Không loại nào cho đầu ra sẵn 4-20 mA cả. Người ta gắn thêm transmitter (dịch là biến dẫn ?) để chuyển đổi tín hiệu từ cảm biến thành 4-20 mA. Giá thành bộ chuyển đổi dao động từ vài chục (Tàu khựa, Đài Loan) cho tới gần ngàn USD (Siemens) tùy theo tính năng. Cũng có thể tự chế khá chính xác, nhưng sẽ mất khá nhiều công.

        Bạn vui lòng tham khảo qua 2 luồng này để phân biệt giữa 2 loại rồi chọn lấy một loại để dùng
        http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=14442
        http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=104

        Sau khi đã chọn xong thì thông báo để các thành viên khác và tôi đưa ra thiết kế bộ chuyển đổi.
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
          Cặp nhiệt ngẫu (thermocouple) và PT100 khác hẳn nhau và đều tuân theo chuẩn công nghiệp. Không loại nào cho đầu ra sẵn 4-20 mA cả. Người ta gắn thêm transmitter (dịch là biến dẫn ?) để chuyển đổi tín hiệu từ cảm biến thành 4-20 mA. Giá thành bộ chuyển đổi dao động từ vài chục (Tàu khựa, Đài Loan) cho tới gần ngàn USD (Siemens) tùy theo tính năng. Cũng có thể tự chế khá chính xác, nhưng sẽ mất khá nhiều công.

          Bạn vui lòng tham khảo qua 2 luồng này để phân biệt giữa 2 loại rồi chọn lấy một loại để dùng
          http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=14442
          http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=104

          Sau khi đã chọn xong thì thông báo để các thành viên khác và tôi đưa ra thiết kế bộ chuyển đổi.
          Thanks anh ve thong tin,2 luong nay e da xem roi, e da chon lam Thermo roi vi cai RTD ja cao qua ,Thermo em chon loai K co dien ap dau ra co do phan giai khoang 40Microvolt/độ C.Em đã làm bộ khuyếch đại điện áp với giá trị khuyếch đại khoảng 1060 lần để đưa vào module analog 8bit của PLC (Sm334).Em dùng bộ khuyếch đại với Opamp 4558. Mong các pro chỉ giáo thêm về phần đọc giá trị điện áp và tính toán. Còn việc dùng hàm Scale và Unscale thì em cũng chưa rõ lắm nếu được mong sự jup đỡ....
          Eragon

          Comment


          • #20
            đa số các cặp nhiệt điện đều lấy chuẩn là 0 độ c ở 0v,sau khi phần cứng xong xuôi bạn nhúng cặp nhiệt điện vào nước đá đo ngõ ra( đã khuyếc đại lên)đúng kô 0v thì mạch hiển thị mới đúng(calip hơi bị mệt đó)

            Comment


            • #21
              Nếu chỉ khuếch đại đơn thuần thì chưa đủ để đo nhiệt độ đâu. Cặp nhiệt bản chất là cảm biến sai lệch, ví dụ khi bạn đo được nhiệt độ là 50 oC thì đó KHÔNG phải nhiệt độ của điểm cần đo, mà là chênh lệch nhiệt độ giữa điểm cần đo và đầu mút của dây nối từ cảm biến vào bo mạch chuyển đổi - vì thế mới sinh ra vấn đề bù nhiệt. Cần phải đo nhiệt độ của bản thân cái bo chuyển đổi nữa.

              Làm với cặp nhiệt dùng AD595 là dễ nhất, tuy nhiên vi mạch này khá đắt. Để rẻ hơn có thể dùng đám XTR101 hoặc XTR105 cũng rất tốt nhưng cảnh báo trước là phần cân chỉnh sẽ rất mất công. Mấy loại trên có thể mua tại HN, TpHCM tôi không dám chắc, nhưng hẳn là phong phú linh kiện hơn HN.
              Attached Files
              Last edited by bqviet; 29-10-2008, 16:02. Lý do: Sửa chính tả
              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi hoangnguyen Xem bài viết
                Thanks anh ve thong tin,2 luong nay e da xem roi, e da chon lam Thermo roi vi cai RTD ja cao qua ,Thermo em chon loai K co dien ap dau ra co do phan giai khoang 40Microvolt/độ C.Em đã làm bộ khuyếch đại điện áp với giá trị khuyếch đại khoảng 1060 lần để đưa vào module analog 8bit của PLC (Sm334).Em dùng bộ khuyếch đại với Opamp 4558. Mong các pro chỉ giáo thêm về phần đọc giá trị điện áp và tính toán. Còn việc dùng hàm Scale và Unscale thì em cũng chưa rõ lắm nếu được mong sự jup đỡ....

                Cái bất tiện của TC là bác phải tính độ sai của chỗ nối từ TC vô máy của bác. Trong link dưới này có chỉ cho bác cách trừ "hao" (hình 3) và chống nhiễu (Eliminating Noise).
                http://zone.ni.com/devzone/cda/tut/p/id/4237#toc1


                TC loại K thì bác coi ở đây. Nó không hẳn là 40uV/C đâu.
                http://srdata.nist.gov/its90/download/type_k.tab


                Tớ không kiếm được trang tiếng Việt nào cả.

                Comment


                • #23
                  cặp nhiệt điện đúng là hơi bị khó xài,tiểu đệ dùng lm335 để cân chính mà sai số lớn quá,sư sư huynh bqviet đã sử dụng cái này chưa, xin chí giáo đôi chút
                  thanks alot

                  Comment


                  • #24
                    Tôi đồ là bạn dùng một trong hai thiết kế này





                    Hai cái trên tôi đã thử chỉnh tới bến nhưng không thành công, có lẽ một phần vì thiếu linh kiện nên phải thay thế loại gần tương đương. Những cái làm thành công hoặc dùng AD595, hoặc dùng PSoC.

                    Đúng như Paddy nói, đặc tính nhiệt độ - điện áp của cặp nhiệt điện rất không tuyến tính. Hằng số Xi-bếc 40 uV/oC của cặp nhiệt loại K hay bất kỳ loại nào chỉ có tính chất ước lượng. Để tính ra nhiệt độ từ điện áp, người ta dùng (1) bảng tra hoặc (2) đa thức bậc 2 hoặc cao hơn. Chính vì vậy những mạch bù lắp bằng linh kiện rời rạc không bao giờ chính xác trong cả dải rộng, dù linh kiện có tốt đến mấy, chỉnh có kỹ càng đến mấy. Để đo chính xác cần dùng vi mạch chuyên dụng có bù phi tuyến hoặc vi điều khiển.
                    Attached Files
                    Last edited by bqviet; 23-04-2010, 00:06. Lý do: Sửa ảnh
                    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                    Comment


                    • #25
                      Nếu dùng TC khó khăn về khoảng bù nhiệt và đo nhiệt độ không chính xác lắm nếu không có các mạch chuyên dụng! Vậy mấy anh có thể cho em một phuơng pháp tốt nhất mà rẻ để có thể thực hiện được việc đọc nhiệt độ từ Lò Nhiệt về PLC để
                      ứng dụng với bộ điều khiển PID không ah!
                      Eragon

                      Comment


                      • #26
                        XTR101 HN mua ở đâu bác?

                        Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                        Nếu chỉ khuếch đại đơn thuần thì chưa đủ để đo nhiệt độ đâu. Cặp nhiệt bản chất là cảm biến sai lệch, ví dụ khi bạn đo được nhiệt độ là 50 oC thì đó KHÔNG phải nhiệt độ của điểm cần đo, mà là chênh lệch nhiệt độ giữa điểm cần đo và đầu mút của dây nối từ cảm biến vào bo mạch chuyển đổi - vì thế mới sinh ra vấn đề bù nhiệt. Cần phải đo nhiệt độ của bản thân cái bo chuyển đổi nữa.

                        Làm với cặp nhiệt dùng AD595 là dễ nhất, tuy nhiên vi mạch này khá đắt. Để rẻ hơn có thể dùng đám XTR101 hoặc XTR105 cũng rất tốt nhưng cảnh báo trước là phần cân chỉnh sẽ rất mất công. Mấy loại trên có thể mua tại HN, TpHCM tôi không dám chắc, nhưng hẳn là phong phú linh kiện hơn HN.
                        bác ơi con XTR101 ở Hà Nội thì mua ở đâu đc ạ??? e hỏi ở Hàn Thuyên và đội cấn thì họ ko có, chợ giời em hỏi một số hàng cũng ko có. Mà bác biết làm sao kiểm tra đc can nhiệt (thermocouple) nhiệt là loại K, J hay gì ko ? em hỏi chỗ mua can nhiệt ở chợ họ cũng ko biết . em đang cần để làm đồ án mà ko biết giờ kiếm đâu râ mấy con này đây hichic

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                          Tôi đồ là bạn dùng một trong hai thiết kế này





                          Hai cái trên tôi đã thử chỉnh tới bến nhưng không thành công, có lẽ một phần vì thiếu linh kiện nên phải thay thế loại gần tương đương. Những cái làm thành công hoặc dùng AD595, hoặc dùng PSoC.

                          Đúng như Paddy nói, đặc tính nhiệt độ - điện áp của cặp nhiệt điện rất không tuyến tính. Hằng số Xi-bếc 40 uV/oC của cặp nhiệt loại K hay bất kỳ loại nào chỉ có tính chất ước lượng. Để tính ra nhiệt độ từ điện áp, người ta dùng (1) bảng tra hoặc (2) đa thức bậc 2 hoặc cao hơn. Chính vì vậy những mạch bù lắp bằng linh kiện rời rạc không bao giờ chính xác trong cả dải rộng, dù linh kiện có tốt đến mấy, chỉnh có kỹ càng đến mấy. Để đo chính xác cần dùng vi mạch chuyên dụng có bù phi tuyến hoặc vi điều khiển.
                          Bác bqviet đã hiệu chỉnh được Thermocouple chưa? Tôi đang làm con của omega part 5SC-TT-K-36-36 dùng ADC của pic mà sai số lớn quá.

                          Comment


                          • #28
                            Không rõ trong PLC có module nào hỗ trợ Pt100 không? Nhưng Analog thì có.
                            Do đó, dùng 1 con MCU giao tiếp pt100, sau đó xuất ra điện áp theo đúng nhiệt độ đo.
                            Cái này hoàn toàn làm được 100%.
                            pt100(4-20ma) --MCU PIC/AVR chuyển tỷ lệ ra áp---Volt: 0--->5v

                            Nếu anh cần, trao đổi thêm tôi có thể giúp

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi MoHanDien Xem bài viết
                              Không rõ trong PLC có module nào hỗ trợ Pt100 không? Nhưng Analog thì có.
                              Do đó, dùng 1 con MCU giao tiếp pt100, sau đó xuất ra điện áp theo đúng nhiệt độ đo.
                              Cái này hoàn toàn làm được 100%.
                              pt100(4-20ma) --MCU PIC/AVR chuyển tỷ lệ ra áp---Volt: 0--->5v

                              Nếu anh cần, trao đổi thêm tôi có thể giúp
                              Cám ơn bạn, mình chỉ gặp khó khăn trong việc hiệu chỉnh con Thermocouple của Omega. Còn phần đọc ADC của PIC/AVR mình không gặp vấn đề gì. Bạn đã làm về con Thermocouple loại K chưa vậy?

                              Comment


                              • #30
                                anh oi hien gio em dang nghien cuu mot de tai nhu anh...vay anh cung cap gium em it tai kieu duoc khong ạ???hjhjhj

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hoangnguyen Do and Don't Tìm hiểu thêm về hoangnguyen

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X