Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cảm biến phát hiện góc....

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cảm biến phát hiện góc....

    ... Phát hiện ra độ nghiêng của thiết bị so với bề mặt trái đất. Chính xác đến cỡ 1 - 2 độ.
    Mình có nghe đến Compass Sensor 3D không biết ứng dụng vào đây được không. Bạn nào có kinh nghiệm cho ý kiến nhé. Thank you.
    Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

  • #2
    Cũng là một cách

    Dùng một ống thủy tinh 2 đầu gắn 2 cực(gần giống cái cầu chì). Ở trong là một dung dịch phù hợp. Gắn ống thủy tinh này phương song song với thiết bị. Để đạt độ chính xác thì nên làm ống dài.
    Khi thiết bị nghiêng, ống sẽ nghiêng theo, dung dịch trong ống sẽ tạo một góc nghiêng nào đó. Do hiện tượng này thì điện trở giữa 2 cực sẽ thay đổi theo một hàm phi tuyến nào đó(tự chứng minh). Anh đo sự thay đổi này và nội suy ra góc nghiêng.

    Comment


    • #3
      He he.... Em có một cách đơn giản cực kì. chỉ tốn một ống nước nhỏ bằng ngón tay ut và vài giọt nước.

      Comment


      • #4
        Nếu đổi điện trở chắc ống không phải là thủy tinh rồi.
        Theo hướng suy nghĩ này thì có thể đặt một con lắc vuông góc với thành treo. Thanh treo gắn với encoder tuyệt đối. Con lắc phải đủ quán tính để tránh giao động lớn do rung. Dùng encoder để do độ lệch giữa con lắc và thanh treo.
        Cách này có thể dùng đc trong vài trường hợp nhưng với bài toán của anh thì không ổn lắm vì cách này có độ trễ lớn mà anh đặt trên xe thường rất rung. Có cách nào chống rung kô.
        Con quay hồi chuyển có dùng ở đây đc kô nhỉ. ???
        Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi qmk
          Con quay hồi chuyển có dùng ở đây đc kô nhỉ. ???
          Con quay hổi chuyển thì em còn chưa biết khái niệm.. anh nói rõ hơn cho em biết với? có lẽ anh F biết nhiều về cái này.
          Nguyên văn bởi qmk
          Nếu đổi điện trở chắc ống không phải là thủy tinh rồi.
          Anh sợ vỡ hay sợ lý do khác?
          Chú ý: lựa chọn dung dịch phù hợp, thì chính nó cũng là một mạch lọc tín hiệu rất tốt.

          Comment


          • #6
            cảm biến D6B của OMRON hình như làm được việc này rất tốt. Anh qmk lên http://ecb.omron.com.sg/product/product.htm tham khảo nhé
            Chúc thành công
            AFH

            Comment


            • #7
              Cái này hỏi mấy bác phòng không không quân thì có câu trả lời ngay! Hôm trước có 1 bác bên ấy nói cho em qua về một project của họ dùng Compass Sensor 3D, máy bay thì thiếu gì thứ này!
              PNLab
              Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
              Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
              Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
              more...www.pnlabvn.com

              Comment


              • #8
                Sơn xoăn, cái sensor D6B đấy đầu ra ON-OFF mà, dùng được đâu..
                Sắp tới bọn tôi có dự định nhập một số chip đo góc nghiêng của VTI Technology..Dòng STA61T..Ai có nhu cầu nhập cùng thì tham khảo xem có dùng được không rồi liên hệ nhé..
                http://www.vti.fi/productsen/productsen_2_1_3_3.html
                Gà..

                Comment


                • #9
                  Rằng hay thì rất là hay nhưng mà giá thì
                  Bạn nhập với gia bao nhiêu thế.
                  Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                  Comment


                  • #10
                    To Sphinx: Mình biết cái compass 3D rồi đấy cũng là một giải pháp giá cao.
                    Nhưng nó bị ảnh hưởng bởi kim loại khá ghê. Mình đã dùng compass 2D rồi ảnh hưởng là đáng kể. Có ai có kinh nghiệm trong khắc phục ảnh hưởng của môi trường đến compass bán dẫn kô.
                    Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi qmk
                      Nếu đổi điện trở chắc ống không phải là thủy tinh rồi.
                      Theo hướng suy nghĩ này thì có thể đặt một con lắc vuông góc với thành treo. Thanh treo gắn với encoder tuyệt đối. Con lắc phải đủ quán tính để tránh giao động lớn do rung. Dùng encoder để do độ lệch giữa con lắc và thanh treo.
                      Cách này có thể dùng đc trong vài trường hợp nhưng với bài toán của anh thì không ổn lắm vì cách này có độ trễ lớn mà anh đặt trên xe thường rất rung. Có cách nào chống rung kô.
                      Con quay hồi chuyển có dùng ở đây đc kô nhỉ. ???
                      Nguyên tắc này là nguyên tắc cũ trong ngành tàu thủy. Hiện nay có lẽ không còn được sử dụng. Các tàu hiện nay thường dùng INS rồi. Những vấn đề về INS đã được viết thành sách. Trong Matlab có cả một bộ Tool về INS dùng trong máy bay, coi nó mô phỏng thì thôi hết muốn nghiên cứu về INS, vì cái gì nó cũng làm hết rồi.

                      Con quay hồi chuyển, gyroscope. qmk có thể xem một đoạn phim trên picvietnam về con quay, lượm ở đâu trên How does it work hay sao đó. Mà không biết còn để trên đó không hay xóa rồi, có thể tìm lại.

                      Để hôm nào trang bị công cụ chiếu phim trên picvietnam, làm các bài giảng sống động bằng các đoạn phim .. hhihi.. ý kiến hay!! (hic, 7am rồi, còn thức, nên đầu hơi tưng tưng.. )

                      Để phát hiện nghiêng và ổn định, thì dùng cục bi để trong cái ống là tốt nhất như kiểu bé Trang nói. Để xác định góc nghiêng để điều khiển thì dùng INS hoặc cái encoder (nếu có tiền ăn rồi đi nghiên cứu thì làm cái INU). Còn để chống rung động, ví dụ như đặt một cái camera trên máy bay hoặc tàu, dù nó có nghiêng ngửa thế nào thì camera cũng không bị ảnh hưởng (vẫn ghi hình được rõ) thì dùng hệ cơ bù thế năng, khử dao động của hệ. Cái này F đang học một anh sắp tốt nghiệp về, có lẽ cái này hấp dẫn để trang bị cho VTV3 đi ô tô, vừa đi vừa quay, hoặc cho mấy bác quay phim đám cưới... chạy xe máy theo xe hoa...

                      Chắc dạo này bác qmk đi làm máy bay hay xe tăng gì đó, cho nên hỏi toàn về mấy cái này.

                      Quên nữa, mấy cái hệ mà có liên quan đến oto, rồi máy bay, mọi người nói cái la bàn 3 trục đó, thì nó dùng để xác định vị trí đầu, chứ khi chạy rồi thì nó chẳng dùng đâu. Và dùng cái đó mắc tiền và rất khó dùng vì nó đã là la bàn thì nó bị ảnh hưởng tử rất lớn.

                      Vài bữa nữa F post một cuốn sách về các loại cảm biến, sẽ thông báo mọi người sau.

                      Chúc vui
                      Falleaf
                      Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                      58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                      mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                      Comment


                      • #12
                        Giá cao nếu nhìn ở góc độ chíp, nhìn ở góc độ chế thêm một chút có con cảm biến xài thì vẫn còn rẻ chán..
                        Gà..

                        Comment


                        • #13
                          Em thấy vấn đề này không đơn giản đâu! Các tàu thủy của VN hiện nay đều dùng loại la bàn đặc chủng tới 20kUSD (loại của nhật), mấy cái compacs sensor rất dễ bị nhiễu kim loại và động cơ!
                          PNLab
                          Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
                          Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
                          Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
                          more...www.pnlabvn.com

                          Comment


                          • #14
                            Với một cảm biến phát hiện góc và một phương pháp đo tốc độ động cơ, bác qmk có thể ghi lại quãng đường 3D của một cái xe đang di chuyển, bác định làm gì thế
                            PNLab
                            Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
                            Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
                            Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
                            more...www.pnlabvn.com

                            Comment


                            • #15
                              Không phải đo tốc độ động cơ mà cần một phương pháp đo không dùng encoder (kô tiếp xúc)
                              Đây là 2 bài toán khác nhau.
                              Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              qmk Tìm hiểu thêm về qmk

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X