Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cảm biến nhiệt độ Pt100 (còn gọi là nhiệt điện trở hoặc RTD)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Pt 100

    mình cũng đang làm mạch đo nhiệt độ dùng pt 100 nhưng có một vấn đề là yêu cầu cảm biến đặt ở xa mạch điều khiển. Mình chưa biết làm như thế nào. Bạn nào biết xin chỉ giúp?

    Comment


    • Khi cảm biến đặt tương đối xa mạch thu, người ta sử dụng cấu hình 3 dây thay vì 2 dây thông thường. Tất cả cảm biến Pt100 tiêu chuẩn trên thị trường đều có chỗ đấu cho 3 dây. Chi tiết về mạch xử lý vui lòng xem lại các bài viết trước, nhất là datasheet gửi kèm để biết cách lắp mạch thu, chọn giá trị điện trở như thế nào.
      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

      Comment


      • Bạn có biết chỗ nào ở tp HCM bán con xtr105 ko ?

        Comment


        • Mua linh kiện vui lòng sang chuyên mục "Tìm mua linh kiện". Làm ơn đừng gây loãng luồng.
          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

          Comment


          • còn một vấn đề nữa mình muốn hỏi là muốn đo dải nhiệt độ âm với pt100 thì làm thế nào ?

            Comment


            • Thì vẫn mắc mạch như trong datasheet hướng dẫn, khác nhau duy nhất là lúc calibrate điểm zero phải dùng một chất nào đó tan chảy ở nhiệt độ âm: nước muối, thủy ngân ...

              Hoặc bỏ ra cỡ 5000 bảng Anh mua cái thermo-well chuyên dùng để calibrate.
              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

              Comment


              • Nguyên văn bởi nodiesun Xem bài viết
                Các bác ơi cho em hỏi các bác dùng thiết bị gì để đo nhiệt độ mẫu vậy? Và mua nó ở đâu? Em đang đo nhiệt độ dùng PT100 và EM 235, CPU224. Em lập hàm nhiệt độ theo điện áp bằng cách đo ở 2 điểm 0 độ C(đưa vào nước đá) và 100 độ C (đưa vào nước sôi) thế nhưng sai lệch khi đo nhiệt độ trong dải 0-100 độ C thì sai lệch rất lớn. Các bác giúp em với nhé!
                Chào nodiesun!
                Theo tôi, bạn đã dùng sai module để đọc tín hiệu của Pt100. Nếu bạn đã dùng PLC Siemens S7-200 rồi, muốn đọc Pt100 bạn phải dùng thêm module RTD EM231 (Mã đặt hàng: 6ES7231-7PB22-0XA0). Không đo điện áp trên chân cảm biến (nếu muốn kiểm tra bạn phải có đồng hồ đo độ chính xác cao chuyên dùng - Calibrator) mà bạn phải lập trình điều khiển trong PLC (do PLC đọc tín hiệu analog chuyển sang digital, bạn phải có kiến thức về lập trình các tín hiệu analog này - dùng hàm Scale và Unscale trong thư viện của chương trình Step 7 Micro/Win chứ không cần dùng hàm tính toán gì cả, tham khảo ở
                http://www.automation.siemens.com/WW...39&Language=en
                Lưu ý: đối với PLC Siemens, không quan tâm ngõ vào analog loại gì (0-20mA, 4-20mA, 0-5VDC, 0-10VDC...), mà bạn đấu dây đúng, và cài đặt trong Hardware Configuration (cho S7-300/400).
                Về phương pháp hiệu chuẩn, bạn có thể tham khảo tài liệu DLVN 20-1998 để biết thêm.
                Nói chung bạn không thể tin tưởng vào nước đá đang tan = 0.0 C và nước sôi = 100.0 C; bạn phải dùng biện pháp so sánh với một cái nhiệt kế khác (tạm gọi là chuẩn, có nghĩa là sai số đã biết trước - khi so sánh với nhiệt kế chuẩn của trung tâm đo lường); giữ ổn định nhiệt độ trong một khoảng thời gian tối thiểu, đánh giá sai số.
                Còn nếu đã xác định được sai số, bạn có thể lập trình trong PLC để bù trừ sai lệch này.
                Theo kinh nghiệm của tôi, dùng PLC/Temperature Controller để đọc Pt100 có sai số rất thấp (<1 C đối với Pt100 Class B, <0.5 C đối với Pt100 Class A).
                Chúc bạn thành công.

                Comment


                • Nguyên văn bởi Kel'Thuzads Xem bài viết
                  Chào các bác. Em mới mượn được một con cảm biến PT100. Nhưng về chẳng biết làm thế nào để sử dụng cả. Cảm biến khá xịn Made in Germany cơ đấy. Ở ngoài em thấy có 3 đầu nối ra là + và - . Còn một đầu còn lại chả thấy ghi gì hết. Em đã tháo ra nhưng cũng chỉ thấy được vậy thôi nhưng nó có nhiều đầu hơn và đã được nối sẵn bên trong rồi. Nhưng em chả biết đấu thế nào cả. Sợ nó hỏng thì đền chết. Vì thế mạo muội post lên hỏi các bác.
                  Em định sử dụng nó với module EM235.
                  Em định đấu thế này các bác xem có được không nhé:
                  - Em se cấp nguồn vào đầu + còn đầu - em nối tới đầu vào dòng của EM235. Nhưng như thế này thì dòng điện nó sẽ biến đổi thế nào khi thay đổi nhiệt độ???
                  - Cách hai em sẽ tạo nguồn dòng để cấp vào chân +, chân - nối đất. Còn chân số 3 em sẽ nối vào đầu vào áp của EM235. Nếu dùng cách này thì áp vào sẽ thay đổi như thế nào? được tính nhu thế nào?
                  Các bác giúp em với nhé
                  Thank các bác nhiều.
                  Chào Kel'Thuzads!
                  Bạn có thể kiểm tra thêm loại đầu dò của bạn có phải là Pt100 hay không: đo điện trở ở nhiệt độ môi trường khoảng 101 Ohm. Nếu gần bằng 0 Ohm thì nó là Thermo-Couple. Nếu là giá trị khác: một là Pt100 có Transmitter, hai là Pt100 hỏng.
                  Theo tôi Pt100 mà bạn có là loại có Transmitter, ngõ ra 4-20 mA; có nghĩa là tự nó đã chuyển tín hiệu điện trở thành dòng điện 4-20mA (4mA tương đương với giá trị nhiệt độ đo nhỏ nhất, 20mA tương ứng với nhiệt độ đo lớn nhất), cái này bạn phải xem giá trị đã cài đặt của Transmitter (Span range) (thường giá trị này ghi trên Pt100).
                  Loại có Transmitter được cấp nguồn 10-30VDC, tín hiệu dòng điện trên nó như trên đã nói. Bạn có thể vừa đo, vừa cấp nguồn cho nó bằng các bộ hiệu chuẩn (Calibrator như CA71 của YOKOGAWA chẳng hạn).
                  Chân thứ 3 là chân nối đất (dùng để chống nhiểu) đấy bạn ạ.
                  Nếu bạn dùng module Siemens EM235 (6ES7235-0KD22-0XA0) thì hoàn toàn có thể đọc được (bạn tham khảo thêm bài viết của tôi).
                  Ngoài ra, đây là loại cảm biến thụ động nên nếu bạn dùng bộ điều khiển nhiệt độ của Omron/Delta/Autonics.. sẽ không dùng được tín hiệu Transmitter mà phải đọc trực tiếp tín hiệu điện trở của nó (nếu 2/3/4 dây của Pt100 được đưa ra ngoài).
                  Chúc bạn thành công.

                  Comment


                  • Trông cái "đầu bò" (in-head transmitter) của bộ cảm biến nhiệt độ có giống cái sau không?

                    http://www.itsirl.com/sem104p.htm

                    Trong hình có hai cái, một phía trong có 2 connectors/terminals ghi +/- và đường nối chúng có hình gấp khúc và có chấm ở giữa, trên nhãn có ghi SEM104TC = nghĩa là cái transmitter dùng cho thermocouple, còn cái kia có ba connectors/terminals có hình con điện trở và trên nhãn ghi SEM104P là dùng cho RTD (PT100-3 wire).

                    Trên cảm biến nhiệt độ + transmitter có ghi nhãn, tra Google có thể sẽ tìm ra datasheet và manual của nó. Nếu không biết chính xác thì phải tìm hướng dẫn sử dụng (các đồ của tây của Nhật dù là sợi chỉ cái kim đa số đều có manual kèm theo!). Như loại trên thì khi sử dụng sẽ nối với một nguồn 10-30VDC và cần mắc hai terminals đầu ra nối tiếp với nguồn và nối tiếp với một con điện trở. Dòng đo được thông thường là 4-20mA tương ứng với thang nhiệt độ mà cảm biến đo được (thường là 0-100oC).

                    Để đo nhiệt độ của các loại vật chất có nhiệt độ cao và có thể ăn mòn người ta có thể dùng loại thiết bị đo nhiệt độ sử dụng nguyên lý bức xạ (radiation) gọi là pyrometer (non-contact thermometers), sử dụng phương pháp này không cần tiếp xúc trực tiếp. Thông thường có hai loại pyrometer (cảm biến nhiệt độ bức xạ): một loại quang học - optical pyrometer (cảm biến nhiệt độ bức xạ quang học) và loại kia là infrared pyrometer (cảm biến nhiệt độ bức xạ hồng ngoại).

                    HA

                    Comment


                    • mình đang làm đồ án cần làm 1 cái nguồn dòng sử dụng LM334.mình đã đọc một số bài trên forum có sơ đồ nguyên lí nhưng link die hết rồi!bạn nào có thể post lại cho mình sơ đồ nguyên lí làm 1 nguồn dòng không đổi sử dụng LM334 nha!cảm ơn rất nhiều.

                      Comment


                      • ban co the cho minh` xin 1 mach pt 100 dc k

                        Comment


                        • Các báo có bác nào biết cách kiểm tra Pt100 bat ky . Xem nó đo nhiệt độ chính sác kô các bác. Ma co bac nào biết cách baot dưỡng may con pt100 ko a

                          Comment


                          • Các bác chỉ em với

                            Comment


                            • Kiểm tra Pt100

                              Dùng đồng hồ vạn năng, để ở thang đo điện trở. Ở nhiệt độ phòng, điện trở của Pt100 vào khoảng 110 tới 115 ôm; nếu đo đúng như vậy chứng tỏ Pt100 còn sống. Nếu có điều kiện, nhưng Pt100 vào nước đá đang tan, điện trở phải là 100 ôm, nhúng vào nước đang sôi, điện trở đâu đó ở giữa 138 tới 140 ôm; như vậy là Pt100 hoạt động đúng, có thể coi là còn tốt.
                              Last edited by bqviet; 23-03-2010, 16:54. Lý do: Sửa chính tả
                              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                                Dùng đồng hồ vạn năng, để ở thang đo điện trở. Ở nhiệt độ phòng, điện trở của Pt100 vào khoảng 110 tới 115 oC; nếu đo đúng như vậy chứng tỏ Pt100 còn sống. Nếu có điều kiện, nhưng Pt100 vào nước đá đang tan, điện trở phải là 100 ôm, nhúng vào nước đang sôi, điện trở đâu đó ở giữa 138 tới 140 oC; như vậy là Pt100 hoạt động đúng, có thể coi là còn tốt.
                                Ku em chán "ôm" rồi nên chuyển sang "overclock" (OC) đấy mà.
                                Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                ATYLA Tìm hiểu thêm về ATYLA

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X