Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Cảm biến nhiệt độ Pt100 (còn gọi là nhiệt điện trở hoặc RTD)
Em đang làm bài tập thiết kê đo nhiệt độ dùng RTD vì vậy rất cần tài liệu hướng dẫn. Ai có tài liệu về RTD cho em xin với.(Cho em link down càng tốt).Thanks
Mình chỉ la amater thui!Cả nhà chỉ hộ mình xem dung PT100 với ADC 8 bit được không?Mình sợ sai số lớn và mạch khuyếch đại khoảng bao nhiêu lần??Mình dùng mạch cầu Wheastone tạo điện áp sao lệch đưa vào khuyếch đại mà! Nhờ Vinhdk45 chỉ giúp!!!!
các bác có bac nào giup em với. Em đang phải thiết kế bộ bảo vệ nhiệt độ cho bối dây đông cơ sử dụng pt100 nhưng không biết các thông số, kích thươc hình dạng của nó. Ai biết có thể chỉ cho em với.
nếu được thi gửi cho em vào địa chỉ : thank_to_you_more@yahoo.com
cảm ơn rất nhiều
Bài viết phục hồi lại của bạn Sensorman từ Thủng rác Đây là bài viết có giá trị duy nhất trong cả cái luồng cùng tên ở Thùng rác, vốn bị xóa do nhiều bài không dấu.
-----------------------------
Bạn qua box cảm biến nhiệt có rất nhiều thông tin chi tiết, chúc bạn thành công!
gợi ý:
Cảm biến: mua nhiệt điện trở PT100, mục đích thử nghiệm
mạch đo: dùng mạch cầu, hoặc nguồn dòng, để đơn giản nên dùng mạch nguồn dòng sử dụng IC nguồn dòng LM334( tham khảo ở box cảm biến nhiệt), IC này có bán sẳn.
mạch khuếch đại: dùng mạch lặp để bảo đảm I=constant cho mạch nguồn dòng, kết hợp với mạch khuếch đại đo lường vi sai ( đã có IC bán sẳn)
mạch ADC: ICL 7109, 12 bit, tuy nhiên bạn phải có thông tin về sai số thiết bị để chọn ADC hợp lí
Bộ vi xử lí: 89C51
hiển thị: Led 7 thanh
bàn phím: để cài đặt
mạch nạp cho vi xử lí
Phần mềm: có thể dùng C, hoặc Asembl để điều khiển tần số lấy mẫu (ADC), đọc dữ liệu từ ADC, viết tính toán chu kì hiển thị và xuất dữ liệu ra hiển thị, phần mềm tra bảng ( tuyến tính hóa từng đoạn nếu đặc tính cảm biến của bạn là phi tuyến, tuy nhiên Pt100 ở 0-100oC xem như là tuyến tính., phần mềm calibration ,... và 1 số chức năng khác!và phần mềm ACAD hoặc protel để thiết kế mạch in, mạch nguyên lí.
Tính toán lí thuyết:
trước khi đi vào chế tạo bạn cần tính toán lí và thiết kế hoàn chỉnh các mạch đo và VXL
ví dụ: cần chọn dòng hoặc áp qua cảm biến ứng với mạch cầu hoặc nguồn dòng, chọn ADC và tính toán hệ số khuyếch đại K, chọn mạch khuyếch đại, tính toán hệ số bù sai số ...
Kinh nghiệm thực hành:
1- bạn thiết kế riêng phần mạch đo, khuyếch đại và cảm biến, sau đó dùng đồng hồ vạn năng hoặc osiloscop để kiểm tra số liệu theo đúng như tính toán lí thuyết hay không và hiệu chỉnh
2- bạn thiết kế mạch ADC kết hợp với VXL, kiểm tra để bảo đảm ADC hoạt động đúng, vi xứli đúng
3- bạn cho số liệu giã vào ADC để cho ra hiển thị đúng ( kiểm tra thuật toán tra bảng hoặc hiển thị)
4- kết nối cảm biến + mạch đo + ADC + VXL , hiệu chỉnh
5- Đánh giá sai số!
Với cách tiếp cận đúng bạn sẻ là người đi đến chân lí, chúc bạn thành công!
thang cam bien nhiet do PT100 co the do nhiet do trong dai bao nhieu vay. em dang lam do an can do nhiet do trong dai tu 600 - 1000 do thi dung con nao?con nay co dc khong?
Ko tin vào chính mình
Tức là bạn đã thất bại một nửa trước khi bắt đầu.
Các bác ơi cho em hỏi các bác dùng thiết bị gì để đo nhiệt độ mẫu vậy? Và mua nó ở đâu? Em đang đo nhiệt độ dùng PT100 và EM 235, CPU224. Em lập hàm nhiệt độ theo điện áp bằng cách đo ở 2 điểm 0 độ C(đưa vào nước đá) và 100 độ C (đưa vào nước sôi) thế nhưng sai lệch khi đo nhiệt độ trong dải 0-100 độ C thì sai lệch rất lớn. Các bác giúp em với nhé!
Chào bác!
Tui cũng dùng PLC đề đo và xử lý bài toán nhiệt độ (nung lò), tôi dùng PLC của Mitsu. Tôi chưa dùng modun EM 235 + PLC Seimens nhưng theo tôi được biết thì vẫn đk tốt mà. Theo lý thuyết thì trong khoảng nào đó thì hàm điện trở - nhiệt độ là tuyến tính tuy nhiên thực tế thì ko phải vậy (nó hơi cong cong). Nếu sai lệch lớn thì tôi nghĩ bạn kiểm tra lại cảm biến (thay cảm biến khác), khai báo loại cảm biến (Pt100, J, K ...) vì mỗi loại cảm biến có dải đo khác nhau nên qua bộ ADC sẽ cho các giá trị min, max khác nhau, đồng thời kiểm tra lại dây nhợ (có bị nhiễu hay không)...
Theo kinh nghiệm của tôi, khi điều khiển nung ở một nhiệt độ nào đó thì tôi calib cảm biến quanh vùng đó.
Vài lời góp ý
Chào bác!
Tui cũng dùng PLC đề đo và xử lý bài toán nhiệt độ (nung lò), tôi dùng PLC của Mitsu. Tôi chưa dùng modun EM 235 + PLC Seimens nhưng theo tôi được biết thì vẫn đk tốt mà. Theo lý thuyết thì trong khoảng nào đó thì hàm điện trở - nhiệt độ là tuyến tính tuy nhiên thực tế thì ko phải vậy (nó hơi cong cong). Nếu sai lệch lớn thì tôi nghĩ bạn kiểm tra lại cảm biến (thay cảm biến khác), khai báo loại cảm biến (Pt100, J, K ...) vì mỗi loại cảm biến có dải đo khác nhau nên qua bộ ADC sẽ cho các giá trị min, max khác nhau, đồng thời kiểm tra lại dây nhợ (có bị nhiễu hay không)...
Theo kinh nghiệm của tôi, khi điều khiển nung ở một nhiệt độ nào đó thì tôi calib cảm biến quanh vùng đó.
Vài lời góp ý
Mình dùng một nguồn dòng không đổi là 20 mA để cấp cho PT100(loại 3 dây). Nhưng không hiểu sao khi nhiệt độ môi trường gần như không đổi thì nhiệt độ hiển thị khi đo được lại tăng dần đến 1 giá trị lớn hơn giá trị thực. Không biết có phải do mình cấp dòng cho PT100 làm nó nóng lên không, hay do quán tính nhiệt của PT100 nữa.
Bạn có thể nói cụ thể hơn bài toán điều khiển của bạn được ko ? Nếu có thể kèm theo hình vẽ sơ đồ đấu nối. Chứ chung chung như thế này thì tôi cũng ko rõ nên ko thể trả lời bạn được
Thông thường người ta khuyến cáo dòng cấp cho PT100 không quá 10 mA. Cấp dòng tới 20 mA thì nó tự nóng lên là phải rồi. Thực tế thường dùng dòng kích 1-3 mA.
Hôm trước tôi có gửi sơ đồ nguyên lý transmitter 4-20 mA cho PT100 bạn đã làm chưa ?
Có lẽ là đúng rồi em thử cấp lại nguồn dòng 1 mA và sai số đã nhỏ đi rất nhiều. Hôm trước anh gửi cho em sơ đồ nguyên lý tránmitter 4-20 mA rất hay nhưng có lẽ em sẽ sử dụng cho ứng dụng khác. Em dùng với module tương tự EM 235 nên tạo nguồn dòng 0-20 mA là đơn giản. Theo em tuy có thể coi điện áp tạo được từ PT100 trong khoảng 0-100 độ C là tuyến tính nhưng để chính xác hơn nữa thì phải sử dụng thuật toán. Thuật toán của em đòi hỏi phải viết vòng for và giải phương trình bậc 2. Với những ngôn ngữ khác hay Vi điều khiển thì em có thể viết được. Tuy nhiên với PLC-200 thì em chưa tìm ra cách viết. Anh có thể cho em lời khuyên ko?
Nhưng anh em nào còn đam mê sửa nguồn thì cứ cố gắng.
Tiền số đang có giá, mà nguồn cho bọn "trâu cày" toàn vài Kw.
Làm được vẫn sống tốt. Tôi thì nghỉ hưu rồi.
Hôm trước có ku em năn nỉ tôi sửa cho nó cái nguồn 12V/170Amp. Tôi bảo đi mua cái mới.
Ngày xưa, còn làm với bên viễn thông (giờ chẳng thèm làm vì công bèo).
Tôi sửa nguồn, tối thiểu phải đủ công cụ:
- Osciloscope.
- Logic Analyzer (để làm với chuẩn truyền thông)
- Đồng hồ đo dòng. Đồng hồ đo áp. Đồng...
Loa Tầu nó đáp ứng được tiếng VN, vì mấy câu hát kiểu "oăng oẳng như sủa" Nhật nó không có. Nó chỉ hát kiểu "đục đục chạc chạc" thôi.
Nếu thấy loa Tầu hay, thì gỡ cái mác SONY gắn vào là xong. Còn cái loa Nhật thì vứt luôn, chỉnh làm quái gì.
...
Mình đào mộ xíu, cho mình hỏi là pin của bác vẫn ok chứ? Mình vừa đóng khối pin 16 cell 40135 thì khi chạy điện áp nó sụt so với khi nghỉ như video mình dẫn link, vậy cho mình hỏi là dung lượng pin sẽ tính khi áp nghỉ hay áp đang hoạt động, và pin sụt áp như vậy là bình thường hay pin kém? ht...
Dạ hông dám làm thì chắc chắn sẽ mãi ko thể làm được đâu ạ. Nguồn xung dân dụng vài kw giờ rất nhìu ạ, sạc ô tô điện, máy hàn, lò vi sóng, âm ly... tùy chất lượng mà độ phức tạp sẽ khác nhau ạ. Và cái giá phải trả về kinh tế...
Comment