Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cảm biến nhiệt độ Pt100 (còn gọi là nhiệt điện trở hoặc RTD)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • có ai biết sử dụng con xtr105 không bảo mình với.

    Comment


    • bạn chịu khó tải datasheet của nó về đọc xong rồi có gì thắc mắc lên đây hỏi mọi người sẽ dễ hơn đấy!

      mobile:01692500603

      Comment


      • to bác bqviet: Em đang thắc mắc với dòng chảy qua cảm biến RTD tính thế nào, bác có thể giúp em được không?
        Nguồn dòng cấp cho RTD là 0,8 mA nhưng còn các nhánh rẽ khác nữa, em không biết tính như thế nào cả, bác giúp em với nhé! thanks bác!

        mobile:01692500603

        Comment


        • Dù nó chạy theo nhiều ngả nhưng vẫn xung quanh 0,8 mA thôi. Cái transistor mắc thêm để phát hiện đứt dây không ảnh hương đáng kể tới dòng kích thích đâu. Đầu đo điện áp về cũng không ảnh hưởng.
          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

          Comment


          • Xem cấu trúc bên trong của XTR105 thì dòng chảy qua RTD cũng chỉ quanh 0,8mA, nhưng em muốn biết chính xác giá trị của nó để tính toán trong lập trình. Cụ thể thế này ạ:
            Thiết kế mạch sẽ là : cảm biến -> XTR105 -> RCV420 -> mcp3202( ADC ) -> vi điều khiển. MCP3202 là ADC 12bit, vi điều khiển dùng pic16f877A. Vi điều khiển sẽ đọc giá trị 12bit số của MCP, tính toán ta có điện áp tương ứng ở đầu vào MCP3202 -> Từ điện áp đầu vào ngược trở lại RCV420 sẽ có dòng tương ứng -> Dòng đầu vào của RCV420 chính là dòng ra XTR105. Dòng này trong datasheet được tính theo công thức : I0 = 4mA + Vin.( 40/RG) -> Vin
            Để tính được giá trị RTD tương ứng với nhiệt độ đo được cần biết được chính xác dòng chảy qua RTD: RTD = Vin/dòng qua RTD . ( giá trị RTD có thể tra bảng để có nhiệt độ tương ứng).
            Do đó nếu không biết dòng qua RTD thì vi điều khiển không thể tính toán giá trị nhiệt độ để hiển thị được!
            Last edited by digital; 03-06-2009, 09:51.

            mobile:01692500603

            Comment


            • Bạn phức tạp hóa vấn đề quá, có một số cách đơn giản hơn
              • PIC16F877A hoặc 887 có ADC 10 bít sẵn bên trong, thừa đủ cho ứng dụng này. Không cần dùng ADC ngoài.
              • Dùng RCV420 chỉ khi mạch dòng 4-20 mA có nhiều thiết bị đấu vào. Nếu chỉ có 1 mạch đo, dùng 1 điện trở 100 ohm để chuyển thành 0,4-2 VDC là đo được ngay; không cần RCV420.
              • Nếu bạn cần tín hiệu 4-20 mA để dùng cho PLC thì mới cần XTR105, còn nếu chỉ cần đo và hiển thị thì 1 vi mạch PSoC duy nhất cộng thêm 1 điện trở ngoài chính xác là làm được tất cả công việc của 4 con chíp bạn nêu; độ chính xác tới 0,5 oC; độ phân giải 0,1 oC. Phần cứng lúc này rẻ và đơn giản hơn nhiều. Có cái appnote của Cypress bàn về vấn đề này.
              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

              Comment


              • Ứng dụng của em cần đến 12bit ADC nên phải dùng ADC ngoài. Em cũng nghĩ đến việc dùng trở 100 ôm thay vì phải dùng tới RCV420 nhưng yêu cầu độ chính xác cao nên dùng IC sẽ tốt hơn. Còn góp ý của bác về vi mạch psoC, em chưa hiểu rõ về PSoC lắm em sẽ tìm hiểu thêm.

                mobile:01692500603

                Comment


                • Ngồi mãi mà ko biết tính dòng chảy qua RTD thế nào cả !!! Nó là bao nhiêu??? Help me, please!!!

                  mobile:01692500603

                  Comment


                  • cho em hỏi con cảm biến nhiệt trong CPU có làm đc ko

                    Comment


                    • các sư phụ cho tôi hỏi, tôi có mạch đo dùng con pt100 loại 4 chân nhưng giờ khó kiếm quá (chỉ có 3 chân thôi) thì trên dây nối sơ dồ cũ mĩnh đấu 4 dây làm sao vào loại 3 chân?
                      thanks!

                      Comment


                      • Như đã nói từ trước, Pt100 chỉ có 2 dây. Còn 2 dây, 3 dây, 4 dây là chỉ cách thức đấu từ Pt100 về mạch đo để tăng dần độ chính xác, loại bỏ điện trở rơi trên dây dẫn. Cái gọi là Pt100 3 dây, thì connector nơi để đấu 2 dây bản chất là chập vào nhau bằng đoạn đồng to đùng, đơn giản vậy thôi. 2 dây còn lại cũng chập vào nhau tương tự và bắt vít thật chắc vào cái connector kia (vốn chỉ dành cho 1 dây) => Thế là có cảm biến 4 dây chính xác.

                        Nếu nắm vững lý thuyết đo lường thì sẽ không còn lăn tăn gì về cảm biến 2, 3 hay 4 dây.
                        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                        Comment


                        • Các bác cho hỏi nếu trong mạch đo dùng RTD100 và xtr105 thì mối quan hệ giữa điên trở và điện áp như thế nào
                          Ai biết bảo dùm em cái em đọc datasheet mãi mà không hiểu

                          Comment


                          • Căn cứ theo hình 1 của datasheet thì XTR105 có 2 điện trở để chính: Rz để chỉnh điểm điểm không (zero), Rg để chỉnh dải đo (span). Ví dụ thông thường người ta chỉnh Rz để đầu ra là 4 mA khi nhiệt độ đặt lên cảm biến Pt100 là 0 oC; tiếp đó chỉnh Rg để dải đo là 16 mA (tức đầu ra là 20 mA = 4+16 khi nhiệt độ đặt lên cảm biến là 100 oC. Trong trường hợp cụ thể này, 4 mA là điểm zero còn 16 mA là dải span.

                            Rz và Rg đã có công thức tính trong datasheet, thực tế sẽ dùng biến trở chính xác để calibrate theo từng cảm biến và từng con chíp XTR105 cụ thể.

                            Đơn giản vậy thôi.
                            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                            Comment


                            • Nhưng mà công thức nó ghi là: I0= 4 mA+ Vin*(40/Rg)
                              thì em thắc mắc là Vin quan hệ với RTD như thế nào
                              Bảo dùm em cái????????

                              Comment


                              • chỉ cho em với!!!!!!!!!!!!!!!!!!
                                có phải Vin theo hình 1 được tính như thế này không
                                Vin=0.8mA*(RTD-Rz)
                                Ai biết làm ơn bảo em cái
                                Cảm ơn các anh em nhiều!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                ATYLA Tìm hiểu thêm về ATYLA

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X