Cấp cứu, có ai biết gì về cảm biến pH ko, chỉ cho em voi, em dang cần mà ko biết gì?
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Có ai biết gì về cảm biến pH
Collapse
X
-
'ph' sensor? nó có khác với 'ph' meter không nhỉ?.
cấu tạo của 'ph' meter gồm có:
1. 1 điện cực cảm nhận 'ph', cho tín hiệu điện áp ra tỉ lệ với độ thay đổi 'ph'.
2. 1 điện cực chuẩn ở đó điện áp ra luôn là hằng số.
3. 1 đồng hồ hiển thị giá trị 'ph' (hiển thị dưới dạng số hoặc analog - đơn vị milivol).
4. 1 số loại meter có thêm một bộ bù nhiệt tự động - là 1 thiết bị cảm biến nhiệt giúp cho thang đo phù hợp với ảnh hưởng của những sự thay đổi về nhiệt độ.
bác vào đây đọc tiếp he:
http://www.sensorex.com/support/educ...education.htmlLast edited by ToanThang88; 07-08-2006, 23:43.
-
Các cảm biến pH thừong là cảm biến thủy tinh. Nó gồm 1 bầu thủy tình, bên trong có chứa 1 bầu khác, và có các điện cực như bạn ToanThang nói. Trên vách của bầu thủy tinh có một lỗ nhỏ có dúc một chất xốp, sao cho các ion qua được, nhưng các hóa chất bên trong bầu không thẩm thấu ra ngoài được.
Điện thế xuất hiện trên các điện cực tỷ lệ tuyến tính với độ pH. Ở điều kiện chuẩn, với pH 7, hiệu điện thế giữa 2 cực là 0V.độ dốc là 59.17 mV / pH,
Độ tuyến tính đạt 99% trong tầm đo từ 4 đến 12 pH, giảm xuống còn 96% trong khoảng từ 0 đến 4 pH, 97% ở tầm đo từ 12 đến 13pH, và 92% trong tầm đo từ 13 đến 14 pH.
Điện thế này có nội trở nguồn rất lớn. Do đó mạch khuếch đại hoặc đo lường nó phải là mạch có tổ trở vào rất cao. Thường người ta dùng các Op Amp JFet hoặc MosFET.
Do điện thế này sẽ thay đổi chút ít theo nhiệt độ, nên trong cảm biến pH thường có đặt thêm một cảm biến nhiệt độ để đo lường và bù trừ. Cảm biến nhiệt độ thường là loại Pt 100 hoặc Pt 1000. Hệ số nhiệt là -0,033pH / độ C.
Cảm biến này có giá trị là 100 ohm (1000 ohm đối với Pt 1000) ở 0 độ C. Trị số này sẽ tăng cứ mỗi độ C là 0,385 Ohm (3,85 ohm đối với Pt 1000) cho mỗi độ C.
Comment
-
Để tiện cho việc tính toán, QT đưa lên bảng thông số của cảm biến pH: Điện thế ra (mV) theo pH và nhiệt độ.
pH 15°C 25°C 50°C 80°C
0 396 410 444 486
1 340 351 381 416
2 283 293 317 347
3 226 234 254 277
4 170 176 190 208
5 113.2 117.1 127.0 138.7
6 56.6 58.6 63.5 69.4
7 0 0 0 0
8 -56.6 -58.6 -63.5 -69.
9 -113.2 -117.1 -127 -138
10 -170 -176 -190 -208
11 -226 -234 -254 -277
12 -283 -293 -317 -347
13 -340 -351 -381 -416
14 -396 -410 -444 -486
Các bạn lưu ý là khi cảm biến hoạt động sau 1 thời gian, trị số trên sẽ thay đổi. Cụ thể là thay đổi độ dốc, và điểm 0.
Và đây là bảng trị số của Pt 100 và Pt1000
Temperature Pt-100 Pt-1000
Resistance Resistance
0°C 100.00 ohms 1000 ohms
10°C 103.90 ohms 1039 ohms
20°C 107.79 ohms 1078 ohms
25°C 109.62 ohms 1096 ohms
30°C 111.67 ohms 1117 ohms
40°C 115.54 ohms 1155 ohms
50°C 119.40 ohms 1194 ohms
60°C 123.24 ohms 1232 ohms
70°C 127.07 ohms 1271 ohms
80°C 130.89 ohms 1309 ohms
90°C 134.70 ohms 1347 ohms
100°C 138.50 ohms 1385 ohms
Comment
-
Giai thich nguyen ly PH
HI!
Quả thực nếu bạn mới tìm hiểu về cảm biến PH thì đọc các thông tin trên sẽ khó hình dung ra được. Mình cũng muốn gửi file hoặc post hình vẽ lên nhưng mạng cứ lổi lên lổi xuống nên không thực hiện được. Các thông tin đều rất bổ ích. Mình sẻ bổ sung thêm 1 chút để bạn hình dung rỏ hơn.
Về ý nghĩa của PH mình không nhắc lại nửa. Mình chỉ bổ sung thêm 1 chút về nguyên lý.
Mình giả sử mình quy bài toán này về đo nồng độ của 1 dung dịch chẳng hạn. Vậy nếu bạn có 1 dung dịch có nồng độ C, bạn đặt vào trong đó 1 điện cực bằng kim loại thì giữa điện cực và dung dịch sẻ xuất hiện 1 điện thế cực. và điện thế cực này sẻ thay đổi nếu bạn thay đổi kim loại làm điện cực hoặc thay đổi nồng độ dung dịch. Kết luận điện thế cực này phụ thuộc vào bản chất kim loại làm điện cực và nồng độ dung dịch.
Như vậy nếu đo điện thế cực của 1 điện cực kim loại xác định thì sẻ đo được nồng độ. Tuy nhiên thực tế bạn không thể đo trực tiếp điện thế cực này. Vì vậy người ta đo gián tiếp bằng cách như sau:
trong bình bạn đặt 2 điện cực. Trong đó 1 điện cực chuẩn ví dụ như điện cực Hydro và điện thế cực này là không đổi và được chọn như là mốc không. Điện cực thứ 2 là điện cực so sánh, điện cực này sẻ có điện thế cực thay đổi theo nồng độ dung dịch. như vậy điện thế giửa 2 điện cực chúng ta đo được chính bằng tổng 2 điện thế cực của 2 điện cực. trong đó điện thế cực của Hydro là không đổi vì vậy Ura= Vdtcsosanh(C:nong do)+Vchuan(const). Vậy đo Ura -> nồng độ. Từ bài toán này chúng ta quy về đo PH liên quan đến độ hoạt độ aH+. và PH=-lgaH+. tuy nhiên điện thế cực có thay đổi theo nhiệt độ do vậy bạn cần một cảm biến có thể pt100 để đo nhiệt độ dung dịch để từ đấy tính được điện thế cực chuẩn.Last edited by sensorman; 07-11-2006, 10:09.
Comment
-
Không ngờ mình lại có đất trong diễn đàn này. Các bác muốn tìm hiểu về "pH sensor" thì phải gặp ai chuyên về điện hóa. Mình là người làm về lĩnh vực đó đây.
Để nói về nguyên lý đo pH có lẽ các bác cũng không cần hiểu sâu về nó làm gì. Mình tóm gọn lại như sau: một điện cực pH (Hóa và Lý vốn là hai môn khắc tinh của nhau. Dân hóa học không quen gọi là sensor pH) là một bầu thủy tinh có hai lớp cực kỳ mỏng: lớp trong và lớp ngoài. Bên trong người ta cho vào đó dung dịch HCl 1M (có thể tùy hãng chế tạo mà người ta cho các nồng độ khác nhau). Lớp thủy tinh này có cấu trúc rất đặc biệt nó không cho ion H+ có thể chui ra khỏi màng cũng như cho phép ion H+ từ môi trường bên ngoài chui vào bên trong đó như một bác đã hiểu nhầm, do đó nồng độ ion HCl bên trong luôn được giữ cố định. Do sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữa lớp màng bên trong và lớp màng bên ngoài sẽ làm xuất hiện một thế điện cực. Vì hoạt độ ion H+ bên trong không đồi nên thế điện cực này sẽ thay đồi phụ thuộc vào hoạt độ ion H+ bên ngoài môi trường. Thế điện cực này đúng như bác sensorman nói là không thể đo được trực tiếp mà phải đo gián tiếp nó với một điện cực khác gọi là điện cực quy chiếu có thế được giữ cố định (trong cái reference half cell như hình vẽ sau):
Nói tóm lại sensor pH có hai chân: một chân chính là điện cực của màng thủy tinh nhạy với ion H+, một chân là điện cực so sánh.
Bằng cách đo hiệu thế này, và cân chỉnh giống như bác quocthai nói là biết được pH
Có bác nào quan tâm có thể email cho mình, mình sẽ gửi tặng một bài về điện cực pH
Comment
-
Nguyên văn bởi minhtruc Xem bài viếtKhông ngờ mình lại có đất trong diễn đàn này. Các bác muốn tìm hiểu về "pH sensor" thì phải gặp ai chuyên về điện hóa. Mình là người làm về lĩnh vực đó đây.
Để nói về nguyên lý đo pH có lẽ các bác cũng không cần hiểu sâu về nó làm gì. Mình tóm gọn lại như sau: một điện cực pH (Hóa và Lý vốn là hai môn khắc tinh của nhau. Dân hóa học không quen gọi là sensor pH) là một bầu thủy tinh có hai lớp cực kỳ mỏng: lớp trong và lớp ngoài. Bên trong người ta cho vào đó dung dịch HCl 1M (có thể tùy hãng chế tạo mà người ta cho các nồng độ khác nhau). Lớp thủy tinh này có cấu trúc rất đặc biệt nó không cho ion H+ có thể chui ra khỏi màng cũng như cho phép ion H+ từ môi trường bên ngoài chui vào bên trong đó như một bác đã hiểu nhầm, do đó nồng độ ion HCl bên trong luôn được giữ cố định. Do sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữa lớp màng bên trong và lớp màng bên ngoài sẽ làm xuất hiện một thế điện cực. Vì hoạt độ ion H+ bên trong không đồi nên thế điện cực này sẽ thay đồi phụ thuộc vào hoạt độ ion H+ bên ngoài môi trường. Thế điện cực này đúng như bác sensorman nói là không thể đo được trực tiếp mà phải đo gián tiếp nó với một điện cực khác gọi là điện cực quy chiếu có thế được giữ cố định (trong cái reference half cell như hình vẽ sau):
Nói tóm lại sensor pH có hai chân: một chân chính là điện cực của màng thủy tinh nhạy với ion H+, một chân là điện cực so sánh.
Bằng cách đo hiệu thế này, và cân chỉnh giống như bác quocthai nói là biết được pH
Có bác nào quan tâm có thể email cho mình, mình sẽ gửi tặng một bài về điện cực pH
Comment
-
Help me please
Cho em hỏi điên cực pH bị vỡ còn cách nào sửa không, hảng METTLER - TOLEDO(Switzerland) bằng thủy tinh, bị vỡ cả 2 màng. nản thiêt
Nguyên văn bởi minhtruc Xem bài viếtKhông ngờ mình lại có đất trong diễn đàn này. Các bác muốn tìm hiểu về "pH sensor" thì phải gặp ai chuyên về điện hóa. Mình là người làm về lĩnh vực đó đây.
Để nói về nguyên lý đo pH có lẽ các bác cũng không cần hiểu sâu về nó làm gì. Mình tóm gọn lại như sau: một điện cực pH (Hóa và Lý vốn là hai môn khắc tinh của nhau. Dân hóa học không quen gọi là sensor pH) là một bầu thủy tinh có hai lớp cực kỳ mỏng: lớp trong và lớp ngoài. Bên trong người ta cho vào đó dung dịch HCl 1M (có thể tùy hãng chế tạo mà người ta cho các nồng độ khác nhau). Lớp thủy tinh này có cấu trúc rất đặc biệt nó không cho ion H+ có thể chui ra khỏi màng cũng như cho phép ion H+ từ môi trường bên ngoài chui vào bên trong đó như một bác đã hiểu nhầm, do đó nồng độ ion HCl bên trong luôn được giữ cố định. Do sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữa lớp màng bên trong và lớp màng bên ngoài sẽ làm xuất hiện một thế điện cực. Vì hoạt độ ion H+ bên trong không đồi nên thế điện cực này sẽ thay đồi phụ thuộc vào hoạt độ ion H+ bên ngoài môi trường. Thế điện cực này đúng như bác sensorman nói là không thể đo được trực tiếp mà phải đo gián tiếp nó với một điện cực khác gọi là điện cực quy chiếu có thế được giữ cố định (trong cái reference half cell như hình vẽ sau):
Nói tóm lại sensor pH có hai chân: một chân chính là điện cực của màng thủy tinh nhạy với ion H+, một chân là điện cực so sánh.
Bằng cách đo hiệu thế này, và cân chỉnh giống như bác quocthai nói là biết được pH
Có bác nào quan tâm có thể email cho mình, mình sẽ gửi tặng một bài về điện cực pH
Comment
-
Mình đang học môn cảm biến, và đang làm một seminar về FET pH sensor , minh đọc một số tài liệu thì thấy người ta giải thích nguyên lý cảm biến dòng điện đo pH trong đó có đường đặc trưng vôn- ampe, mình ko hiểu duong dac trung này có liên quan gì ở đây, có bạn nào có thể giúp minh ko ?
Comment
-
Các bác cho em hỏi về cảm biến PH một chút. E vừa mua một cảm biến này pH Electrode, HI 1217D | HANNA Instruments . Nhưng e thấy nó có tận 5 chân kết nối, giờ e ko biết phải làm sao. liệu có phải cấp nguồn cho nó không và cái cảm biến nhiệt độ của nó là loại nào. e loay hoay mãi mà không biết dùng thế nào. bác nào dùng rồi giúp e với. Cám ơn các bác trước.
Comment
-
Nguyên văn bởi chungcb86 Xem bài viếtCác bác cho em hỏi về cảm biến PH một chút. E vừa mua một cảm biến này pH Electrode, HI 1217D | HANNA Instruments . Nhưng e thấy nó có tận 5 chân kết nối, giờ e ko biết phải làm sao. liệu có phải cấp nguồn cho nó không và cái cảm biến nhiệt độ của nó là loại nào. e loay hoay mãi mà không biết dùng thế nào. bác nào dùng rồi giúp e với. Cám ơn các bác trước.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi DiennuocAQHuyện Gia Lâm, Hà Nội, là khu vực đang phát triển nhanh với nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ sửa chữa điện dân dụng, điện tử và thiết bị gia dụng. Trong số đó, dịch vụ sửa tivi tại nhà của Thiên Phú đã nổi lên như một lựa chọn đáng tin cậy, đáp ứng...
-
Channel: Tâm tình dân kỹ thuật
hôm nay, 12:30 -
-
bởi nhathung1101Với servo Yaskawa thì dùng phần mềm Wide field 3. Dùng được hay không thì động não đi....
-
Channel: Điện tử công nghiệp
Hôm qua, 00:35 -
-
bởi bqvietServo cuối cùng vẫn chỉ là điều chỉnh tốc độ và đọc phản hồi vị trí
Qua cổng song song LPT cổ
https://www.electronicsforu.com/elec...eed-controller
Qua cổng USB - xem thêm đám FT232RL-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:56 -
-
bởi thiennam0703Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:32 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi bacthoMình cũng bị như vậy mà chưa biết ở đâu
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 21:00 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi nhathung1101Câu trả lời là không dùng được.
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
21-11-2024, 16:20 -
-
Comment on Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi Memem
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi MememMọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
bởi mantruongepuNhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
20-11-2024, 14:40 -
-
bởi TherulCảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
-
Channel: từ PIC tới dsPIC
20-11-2024, 07:20 -
Comment